[Điểm nóng TTCK tuần 02/12 08/12] Chứng khoán Việt Nam và thế giới trầm lắng
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần lễ giao dịch trầm lắng khi hầu hết những nỗ lực đều thất bại vào cuối những phiên giao dịch gần cuối tuần…
1.TTCK Việt Nam tiệm cận ngưỡng hỗ trợ mạnh 960 điểm
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường giao dịch trầm lắng. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa dừng ở mức 963.56 điểm và HNX-Index chốt phiên ở 102.5 điểm.
Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây
VN-Index đã có một tuần mở cửa đầu tuần với sắc xanh nhưng đà tăng đã không giữ vững được và bị giảm nhẹ trong những phiên giao dịch cuối tuần.
Theo các chuyên gia VDSC, VN-Index tiếp tục thể hiện sự lưỡng lự quanh mức tham chiếu với nến Star sau phiên hạ nhiệt. Đà giảm của chỉ báo kỹ thuật MACD tiếp tục được hãm và lưỡng lự tại mức -10, RSI cũng lưỡng lự trên mức 30.
Điều này cho thấy VN-Index vẫn đang trong nhịp chỉnh nhẹ và lưỡng lự sau phiên tăng mạnh tạo nhịp hồi phục kỹ thuật, đồng thời vẫn chưa đủ dấu hiệu để nhận định nhịp hồi phục kỹ thuật này đã kết thúc. Chỉ số vẫn có khả năng dần hồi phục trở lại sau nhịp điều chỉnh hiện tại.
Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều có sự giảm về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần hơn so với tuần trước. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức trung bình, tương ứng đạt 94.702 hợp đồng.
Video đang HOT
2. TTCK Thế giới có 1 tuần giao dịch trầm lắng
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm trong tuần khi báo cáo tăng trưởng việc làm tốt không bù đắp được những tín hiệu đáng lo ngại về thương mại. Vào đầu tuần, quyết định áp thuế quan với thép và nhôm đối với Brazil và Argentina gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Động thái này báo hiệu sự trở lại với lập trường thương mại cứng rắn hơn của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, bức tranh kinh tế lại trở nên bừng sáng vào cuối tuần, khi số lượng đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã giảm xuống còn 203.000, gần mức thấp nhất trong năm thập kỷ. Kết thúc tuần, chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 28.015 điểm (giảm 0,33%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.656 điểm (giảm 0,18%), và chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 3.145 điểm (tăng 0,06%).
Chứng khoán châu Âu đã giảm nhẹ trong tuần do tình hình thương mại toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu được giải quyết dứt điểm. Thị trường đã bị ảnh hưởng tiêu cực khi có thông tin rằng thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể bị trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đóng cửa ở 7.239 điểm (giảm 1,46%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 13.166 điểm (giảm 0,74%), và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.871 điểm (giảm 0,66%).
Đồng bảng Anh tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng so với đồng đô la Mỹ và đồng euro, đánh dấu mức cao nhất dưới thời Thủ tướng Boris Johnson. Sự phục hồi của đồng Bảng Anh diễn ra khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Đảng Bảo thủ cầm quyền đang duy trì vị trí dẫn đầu trước cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản không có nhiều thay đổi trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 23.354 điểm (giảm 0,15%). Đồng Yên đã mạnh hơn tuần trước và đóng cửa ở mức 108,67 Yên/đô la Mỹ. Trong tuần, thị trường Nhật Bản nhận được thông tin hỗ trợ từ thủ tướng Shinzo Abe, khi ông tiết lộ về gói kích thích tài chính trị giá 13 nghìn tỷ Yên (khoảng 120 tỷ đô la) để thúc đẩy nền kinh tế do tăng thuế, xuất khẩu giảm và thiên tai.
Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đã tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều coi mức tăng này là không chắc chắn do các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc, Brexit và căng thẳng ở Trung Đông, tất cả đã góp phần vào sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu.
Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm trở lại sau ba tuần giảm liên tiếp, khi các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan rằng các gói kích thích kinh tế sẽ giúp Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mặc dù căng thẳng thương mại với Mỹ và Trung Quốc chưa được giải quyết. Trong tuần, chỉ số Shanghai Composite Index đóng cửa ở 2.912 điểm (tăng 1,4%), chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 26.498 điểm (tăng 0.09%).
Dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 bất ngờ trở lại tăng trưởng lần đầu tiên sau 7 tháng. Theo các chuyên gia, điều này đang cho thấy tác động tích cực của các gói kích thích kinh tế và nới lỏng tiền tệ của Bắc Kinh có thể giảm bớt ảnh hưởng xấu từ chiến tranh thương mại.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
[Điểm nóng TTCK tuần 19/08 25/08] Chứng khoán Việt Nam nỗ lực hồi phục, chứng khoán thế giới giảm điểm ngoại trừ châu Âu
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số VN-Index đã nỗ lực hồi phục giữa sóng gió thị trường thế giới...
1. TTCK Việt Nam nỗ lực đảo chiều tăng điểm giữa sóng gió thị trường thế giới
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số VN-Index đã nỗ lực hồi phục. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa tăng lên ngưỡng ở 992,45 điểm ( 1,27%) và HNX-Index chốt phiên ở 103,25 điểm, ( 0,88%) so với tuần liền trước đó.
Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây
VN-Index đã có một tuần hồi phục so với tuần liền kề trước đó. Cùng với sự khởi sắc của nhóm ngân hàng chung, các Bluechips như FPT, REE, VIC, PNJ, MWG,...cũng đồng loạt hồi phục giúp đà tăng thị trường được củng cố vững chắc. Nhóm dầu khí với những ngôi sao sáng như PVD, PVS.. đều đồng loạt hồi phục đi kèm với nhóm cổ phiếu họ Vin cũng khởi sắc không kém.
Theo các chuyên gia VDSC, nhịp hồi phục của VN-Index vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Do đó, có khả năng VN-Index sẽ được hỗ trợ tại vùng 985-990 điểm và hồi phục trở lại để tiếp tục kiểm tra vùng tâm lý 1000 điểm., Quý nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ dấu hiệu xu hướng được khẳng định.
Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều có sự đồng thuận tăng "tích cực" về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần hơn so với tuần trước. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức trung bình khá, tương ứng đạt 70.224 hợp đồng.
2. TTCK Thế giới tiếp tục tuần giảm điểm ngoại trừ châu Âu
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục chịu tổn thất tuần thứ tư liên tiếp do sự leo thang chiến tranh thương mại vào cuối tuần làm suy yếu sự lạc quan của thị trường về những con số tích cực được chủ tịch Fed đưa ra. Khối lượng giao dịch yếu trong cả tuần. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 25.628 điểm (giảm 1%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 7.751 điểm (giảm 1,82%) và chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.847 điểm (giảm 1,42%).
Vào ngày thứ Sáu, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thêm thuế với 75 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Ngay lập tức, Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ nâng mức thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thêm 5%. Trong khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo lên nấc thang mới thì tín hiệu cảnh báo lại một lần nữa lại xuất hiện ở đường cong lợi suất trái phiếu. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên vào thứ Hai nhưng sau đó tiếp tục giảm mạnh trong tuần và khiến đường cong lợi suất đảo ngược một lần nữa vào thứ Năm.
Hầu hết các thị trường lớn ở châu Âu đều tăng điểm trong tuần nhưng vẫn chịu áp lực sau khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.094 điểm (giảm 0,32%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 11.611 điểm (tăng 0,42%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.326 điểm (tăng 0,49%).
Trong cuộc họp diễn ra vào hôm thứ Năm, ECB tiếp tục ra những tín hiệu tăng cường gói kích thích kinh tế để giải quyết tình trạng tăng trưởng chậm trong khu vực. Trong khi đó có thêm dấu hiệu cho thấy Đức đang bước vào suy thoái khi chỉ số quản lý mua hàng cho thấy số lượng đơn đặt hàng tại các nhà máy và công ty dịch vụ giảm với tốc độ nhanh nhất trong sáu năm qua và có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng điểm trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 20.710 điểm (tăng 1,43%). Vào cuối phiên giao dịch thứ Sáu, đồng yên vẫn đứng vững ở mức 106 yên/đô la Mỹ, ít thay đổi so với tuần trước. Thông tin mới công bố cho thấy thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng lên 127 tỷ yên vào cuối tháng 7.
Xuất khẩu đã giảm trong tháng thứ tám liên tiếp bởi ảnh hưởng của căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu. Lượng hàng xuất khẩu đến Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đã giảm 9,3%. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Reuters, nỗi lo suy thoái kinh tế và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các nhà quản lý doanh nghiệp trở nên ngần ngại hơn trong việc chi thưởng cho nhân viên.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm trong tuần khi báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp tích cực và thay đổi trong chính sách tiền tệ khiến tâm lý nhà đầu tư tích cực hơn và bù đắp những lo ngại liên quan đến thương mại với Mỹ. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.897 điểm (tăng 2,62%). Chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 27.179 điểm (tăng 1,73%).
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố một số thay đổi đối với lãi suất cơ bản cho vay (LPR), mà từ đó sẽ trở thành tỷ lệ tham chiếu chính cho các khoản vay mới. Đây là động thái cải cách mang tính dài hạn vì hệ thống lãi suất của Trung Quốc sẽ linh hoạt hơn theo thị trường.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Công ty chứng khoán ngoại "nhập cuộc" mạnh mẽ Bức tranh cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán có sự khác biệt lớn trong năm 2019 khi các công ty chứng khoán vốn ngoại mở rộng hoạt động, sử dụng lợi thế vốn, kinh nghiệm để gia tăng thị phần. Mirea Asset đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 5.455 tỷ đồng, giữ vị trí quán quân về...