Điểm những nhóm ngành cổ phiếu chịu tác động từ căng thẳng Nga – Ukraine
Giới phân tích nhận định căng thẳng Nga-Ucraine tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có những ảnh hưởng gián tiếp đến một số nhóm ngành do giá dầu tăng cao.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, căng thẳng Nga – Ukraine không thực sự ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi tính liên thông, giao thương của kinh tế Việt Nam với các quốc gia trên là không lớn, do đó các tác động tiêu cực về cơ bản chỉ là về mặt tâm lý chung của nhà đầu tư, chứ không rõ nét những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới các ngành nghề cụ thể.
Còn ảnh hưởng tiêu cực về gián tiếp thì chủ yếu là thông qua giá dầu thế giới tăng cao sẽ làm cho giá nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam tăng theo. Các ngành nghề kinh doanh có sử dụng những mặt hàng này làm nguyên liêu đầu vào sẽ chịu chi phí cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các ngành như: vận tải hảng hóa, hành khách, logistics.
Nhìn rộng ra thì giá xăng, dầu nhập khẩu quá cao cũng phần nào ảnh hưởng tới lạm phát trong nước. “Tuy nhiên tôi cho rằng những ảnh hưởng từ sự kiện xung đột Nga và Ukraine sẽ chỉ là ngắn hạn, về dài hạn tình hình sẽ cải thiện khi xung đột hạ nhiệt”, ông Ngọc nói.
Theo ông Ngọc, nhìn ở mặt tích cực tới nhóm ngành thì sự kiện này đã tác động trực tiếp tới giá dầu, khiến mặt hàng này tăng giá mạnh thời gian qua và gián tiếp tác động tích cực tới các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ giá dầu tăng cao, đó là nhóm cổ phiếu ngành dầu khí, phân bón, hóa chất.
Thực tế, nhóm dầu khí đã thể hiện tích cực nhất trong tuần qua (từ 21- 25/2) với mức tăng 7,1% giá trị vốn hóa. Có thể kể đến BSR tăng 4,2%, PLX tăng 4,3%, PVT tăng 6,1%, OIL tăng 10,6%, PVD tăng 10,9%, PVS tăng 16,6%, PVC tăng tới 31,6%, PVB tăng 24,3%…
Theo số liệu của Dow Jones Market Data, giá dầu Brent tăng gần 5% trong tuần qua do căng thẳng Nga-Ukraine. Cụ thể, Khép lại cuối tuần 25/2, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư ở mức 91,59 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc giao là 97,93 USD/thùng; lần lượt tăng 1,5% và 4,7% trong tuần qua.
Video đang HOT
Dù vậy ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam cho rằng, nền tảng giá dầu cao ổn định từ nhu cầu tăng khi kinh tế thế giới hồi phục mới thực sự đem lại lợi ích lớn đối với các nhóm ngành này, còn những xung đột chính trị chỉ là nhất thời và có thể sớm qua đi.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Duy Định, chuyên viên chăm sóc khách hàng cao cấp Công ty Chứng khoán MB – MBS nêu quan điểm, xung đột xảy ra ở khu vực nhỏ nên chỉ có ảnh hưởng lên giá dầu trong ngắn hạn, sau đó sẽ điều chỉnh giảm về mức hợp lý hơn. Vì vậy, nhà đầu tư mua sớm được cổ phiếu dầu khí là lợi thế. Những nhà đầu tư chưa mua cổ phiếu dầu khí nên chờ những phiên điều chỉnh để mua vào.
Ông Định cũng cho rằng, những thông tin xung quanh diễn biến căng thẳng Nga và Ukraine khiến thị trường giảm cũng là cơ hội để nhà đầu tư mua vào các cổ phiếu dòng thép, ngân hàng.
“Căng thẳng Nga và Ukraine càng cho thấy, Việt Nam hiện nay là điểm đến an toàn về chính trị để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư”, ông Định nói.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích của Yuanta Việt Nam, nhóm ngành dầu khí sẽ hưởng lợi trực tiếp từ căng thẳng Nga – Ukraine. Giá dầu tăng sẽ thúc đẩy hoạt động khôi phục sản xuất dầu, như vậy những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất dầu khí sẽ được hưởng lợi.
Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu tăng, chi phí logistics cũng sẽ tăng cao, các doanh nghiệp dệt may, thủy sản sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực, “bào mòn” lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này.
Dưới góc nhìn của Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, ông Huỳnh Minh Tuấn, nhận định căng thẳng Nga- Ukraine khiến giá nguyên vật liệu và giá năng lượng tăng lên, qua đó tác động tới lạm phát và đi kèm với lãi suất cùng chính sách thắt chặt tiền tệ.
Theo đó, những doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trong cơ cấu, chi phí giá thành sản phẩm sẽ khiến biên lợi nhuận bị thu hẹp. Có thể kể đến nhóm vận tải trong trường hợp này.
Bên cạnh đó, việc lãi suất và chi phí vốn tăng lên thì những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao cũng sẽ bị giảm lợi nhuận. Có thể kể đến những doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản thường sử dụng đòn bẩy rất cao. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trên thị trường chứng khoán sử dụng đòn bảy tài chính cao có thể bị giảm lãi.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam, cho rằng, ảnh hưởng của cuộc chiến tại Ukraine đến thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là về mặt tâm lý làm nhiều nhà đầu tư lo lắng thái quá và bán tháo cổ phiếu trong phiên 24/2 tạo áp lực lên thị trường, trong khi thực tế để đo lường mức độ tác động trực tiếp của sự kiện này tới chính trị và kinh tế Việt Nam là không đáng kể.
Đó là lý do vì sao dòng tiền lớn gần như ngay lập tức đổ vào thị trường bắt đáy những cổ phiếu tốt giảm giá sâu, điều này đã giúp VN-Index hồi phục khá tích cực ngay trong phiên chiều ngày 24/2 và tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch 25/2.
Trong ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ còn thận trọng trước sự phức tạp của sự kiện trên. Tuy nhiên, về dài hạn thì nhiều khả năng sự kiê.n này sẽ ít tác động tới thị trường Việt Nam khi căng thẳng hạ nhiệt và các bên tiến tới các thỏa thuận hòa bình.
Khóc ngất vì bán vàng cưới để "chơi" chứng khoán, nay vàng lên 67 triệu đồng/lượng còn cổ phiếu âm 40%
Vừa trước Tết, Linh bán vàng giá 61 triệu đồng/lượng để theo bạn bè "all in" vào cổ phiếu với hi vọng quà cưới sẽ được x2, x3 trong nay mai.
Một câu chuyện hoàn toàn có thật mà người viết được chứng kiến tận mắt.
Phương Linh, một cô gái vừa tròn 25 tuổi, quê ở Phú Thọ. Cô kết hôn năm ngoái cùng người yêu từ thời đại học. Mới đi làm được 3 năm nên tài sản tích luỹ của Linh và chồng chưa nhiều. Trước khi cưới, Linh nghe bạn bè kể chuyện thắng lớn nhờ đầu tư chứng khoán. Linh cũng học theo, nhưng vì không có nhiều tiền, cô chỉ mua được vài trăm cổ phiếu mỗi mã. Cũng có lúc được, lúc không, nhưng phần lớn là lãi. Song vì vốn mỏng nên tổng tiền lãi cũng chẳng thấm vào đâu.
Cưới xong, tiền mừng cưới của hai vợ chồng Linh không nhiều, nhưng số vàng được nhận từ người thân, bạn bè lại... nhiều không tưởng, vì ở quê của cô có tục lệ tặng vàng khi kết hôn. Tổng cộng từ nhẫn, vòng tay cho đến vòng cổ, thậm chí là vàng miếng, Linh được hơn 4 cây (tương đương 4 lượng).
Có chút "máu" đầu tư nên Linh đã bàn với ông xã mình bán đi để đầu tư chứng khoán. "Vàng để mãi cũng chỉ quanh giá này thôi, em thấy mình bán đi mua cổ phiếu lại ăn hơn, có khi x2, x3 ấy chứ", Linh thủ thỉ với chồng.
Chồng Linh nghe cũng thấy... hợp lý. Thế là cuối năm 2021, hai vợ chồng Linh quyết định mang vàng đi bán, lúc đó giá quanh 61 triệu đồng/lượng. Bán hết vàng, Linh được xấp xỉ 200 triệu đồng, vì vàng phần lớn là trang sức giá chỉ hơn 50 triệu đồng/lượng. Linh bàn với chồng để dành 200 triệu đồng đổ vào chứng khoán.
Đầu năm 2022, nghe cô bạn đồng nghiệp thân thiết - vốn là một người thắng lớn trong năm 2021 với tài khoản x3 và mua được căn chung cư hoành tráng ở Thanh Xuân - Linh "all in" vào cổ phiếu H.., giá lúc đó hơn 9.000 đồng/cổ phiếu với kỳ vọng cổ phiếu này sẽ sớm lên 2X, tức là cô sẽ lãi gấp đôi.
Sau 2 phiên, cổ phiếu của Linh đã lên đến 10.000 đồng. Linh vui lắm, cứ một lúc lại mở bảng điện tử ra tủm tỉm một mình, còn đòi khao chè các bạn đồng nghiệp.
Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Khi cổ phiếu của Linh còn chưa về tài khoản thì xảy ra phiên bán tháo ngày 10/1. Cổ phiếu của Linh nằm sàn. Ngỡ chỉ sàn 1 phiên, hay 2 phiên, Linh sau đó bàn với chồng mang nốt tiền còn giữ để "bình quân giá xuống". Ai ngờ, bình quân xong, cổ phiếu của Linh vẫn cứ nằm sàn la liệt. Cô đành ngậm ngùi "ôm" cổ phiếu từ đó tới nay. "Rồi ai cũng về bờ, mình tin như vậy", Linh tâm sự và thể hiện quyết tâm không cắt lỗ.
Chiều nay 24/2, theo dõi thông tin thấy giá vàng tăng vọt lên 67 triệu đồng/lượng, Linh - vốn còn đang điều trị F0 tại nhà đã rất mệt, càng thêm mệt và buồn hơn, không thiết tha gì ăn uống. Gọi điện cho người viết, Linh ủ rũ "trời ơi, tin được không, em bán vàng 61 giờ vàng lên 67, em mua cổ phiếu giá gần 10 giờ còn 5.9, trả vàng lại cho em, em không cầm cổ nữa đâu....".
Dự kiến sẽ hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến tham gia đối với dự thảo Nghị định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư hướng dẫn Nghị định. Khách hàng giao dịch tại Hội sở Vietcombank. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Phó Thống...