Điểm mặt vũ khí hiện đại nhất của PK-KQ Việt Nam
Tiêm kích Su-27/30, tên lửa phòng không S-300PMU-1, các hệ thống radar cảnh giới Nebo-UE, Vostok-E…là những vũ khí hiện đại nhất của Phòng không – Không quân Việt Nam.
Sau 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngày nay trang bị của Quân chủng Phòng không – Không quân (Quân đội Nhân dân Việt Nam) ngày càng mạnh mẽ hơn với nhiều vũ khí khí tài hiện đại hàng đầu thế giới góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nguồn: Thanh Niên
Trong lực lượng không quân, hiện nay chúng ta có hơn 30 chiếc tiêm kích đa năng hiện đại Su-27/30. Trong ảnh là tiêm kích đa năng Su-27SK – chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam được nhập khẩu từ giữa những năm 1990. Su-27SK có thể mang khối lượng vũ khí lớn tới 8 tấn gồm tên lửa không đối không tầm ngắn – trung và vũ khí tấn công mặt đất không điều khiển.
Không quân ta hiện có 24 chiếc Su-30MK/MK2 – biến thể cải tiến mạnh mẽ với 2 chỗ ngồi từ mẫu Su-27. Ngoài ra, trong năm nay chúng ta đã ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 và sẽ nhận chuyển giao vào năm tới, nâng tổng số tiêm kích Su-30 lên 36 chiếc.
Su-30MK2 được xem là chiến đấu cơ mạnh nhất, hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hôm nay. Nó có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ tấn công đối không, đối đất, đối hải bằng bom, tên lửa chính xác cao, tầm xa. Đặc biệt, trong tác chiến đối hải, Su-30MK2 mang được tên lửa không đối hạm siêu thanh Kh-31A cho phép đánh chìm tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung trên biển.
Đối với lực lượng phòng không, bên cạnh các hệ thống tên lửa S-75, S-125 hệ cũ, hôm nay chúng ta đã có tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 hiện đại hàng đầu thế giới. S-300PMU-1 có thể hạ mục tiêu đường không (máy bay, tên lửa) ở độ cao 27km, tầm bắn xa tối đa đến 150km.
Hệ thống S-300PMU-1 có những “mắt thần” điều khiển hỗ trợ hiện đại gồm đài radar chiếu xạ và điều khiển 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của hệ thống S-300PMU-1 có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.
Không làm nhiệm vụ diệt mục tiêu nhưng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không canh trời Tổ quốc Việt Nam là các hệ thống radar cảnh giới, báo động sớm. Trong những năm qua, lực lượng radar được đầu tư bổ sung thêm nhiều trang bị mới trong đó có hệ thống radar cảnh giới 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới 36D6 nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Với mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) 0,1m2 thì radar có thể bắt: mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện không dưới 27km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 42km; mục tiêu bay ở độ cao 1.000-6.000m, phạm vi phát hiện không dưới 80km. Còn với mục tiêu có RCS 1m2 thì: mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện 31km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 46km; mục tiêu bay ở độ cao trên 1.000m, phạm vi phát hiện từ 110-115km và mục tiêu bay ở độ cao 6.000- 18.000m, phạm phát hiện từ 147-175km.
Video đang HOT
Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.
Theo Báo Đất Việt
Top 5 không quân hàng đầu Đông Nam Á
Các quốc gia Đông Nam Á đang đầu tư rất mạnh cho không quân. Gần như tất cả máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 4 đều có mặt trong biên chế các nước khu vực.
Trang mạng Global Fire Power xếp hạng 5 lực lượng không quân mạnh nhất khu vực.
Number-5: Indonesia
Vào những năm 1960, Indonesia từng là lực lượng không quân đầu tiên và hùng mạnh nhất của Đông Nam Á. Vào thời điểm đó với sự trợ giúp của Liên Xô, Không quân Indonesia là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á được tiếp nhận các máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó như: MiG-15, MiG-17, MiG-19 và MiG-21.
Su-27SK và Su-30MK là những tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Indonesia tuy nhiên những tiêm kích này lại không được trang bị vũ khí. Trong ảnh Su-27, Su-30 của Indonesia cùng với F/A-18 của Australia trong một cuộc tập trận.
Tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự năm 1965, quá trình biên chế của Không quân Indonesia bị thay đổi hoàn toàn. Những máy bay của Liên Xô bị bán tháo ra nước ngoài thay vào đó là các máy bay của Mỹ.
Những chiếc F-5, F-86 đã được đưa đến để thay thế cho những chiếc MiG của Liên Xô. Đến cuối năm 1980 gần như toàn bộ máy bay của Liên Xô đã bị loại bỏ và không còn được sử dụng nữa. Vào năm 1986, Indonesia bắt đầu lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng bằng việc mua 12 chiếc F-16A/B từ Mỹ.
Kế hoạch ban đầu là mua 60 chiếc nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến chương trình bị chấm dứt hoàn toàn. Đến năm 1999 Indonesia xảy ra biến cố chính trị và họ phải chịu lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ. Trong bối cảnh đó, Jakarta lại tìm đến Moscow để tăng cường sức mạnh.
Indonesia đã lên kế hoạch mua 24 chiếc Su-30MKK từ Nga nhưng kế hoạch vẫn chưa thực hiện được do khó khăn về kinh tế. Đến năm 2003 Indonesia chỉ nhận từ Nga 2 chiếc Su-27 và 2 chiếc Su-30MK và hợp đồng này không kèm theo bất kỳ vũ khí nào.
Tuy khá nghèo nàn về trang bị nhưng Indonesia lại là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu. Trong ảnh máy bay vận tải đa năng CN-235 do Indonesia hợp tác sản xuất cùng với Tây Ban Nha.
Đến năm 2005 Không quân Indonesia lâm vào cuộc khủng hoảng lực lượng thực sự khi có đến 80% trong tổng số 110 chiếc máy bay của họ không thể hoạt động do thiếu phụ tùng thay thế. Tệ hại hơn, 2 chiếc Su-27 và 2 chiếc Su-30 không tương thích với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc sẵn có.
Hiện tại, Không quân Indonesia chỉ có 4 loại tên lửa chủ lực là tên lửa chống tàu AS-1 Kennel tuy nhiên nó chỉ được sử dụng cho Tu-16. Tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và tên lửa không đối không tầm ngắn AA-2 Atoll.
Không quân Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua các loại tên lửa hàng không hiện đại từ Nga như R-73, R-77, R-37, tên lửa tấn công mặt đất Kh-29, Kh-31 thậm chí là còn đề nghị mua cả tên lửa không đối không tầm siêu xa K-100 nhưng tất cả chỉ mới là kế hoạch và không có gì cụ thể.
Dự án sản xuất tiêm kích thế hệ 5 đầy tham vọng của Indonesia và Hàn Quốc có nguy cơ bị đóng cửa khi Seoul đình chỉ dự án.
Trong bối cảnh khủng hoảng lực lượng nghiêm trọng Bộ Quốc phòng Indonesia đã lên một kế hoạch cực kỳ tham vọng nhằm đưa họ trở lại "ngôi vua". Kế hoạch mua đến 180 chiếc Su-27 và Su-30 để thành lập 10 phi đội chiến đấu. Tháng 4/2011, Indonesia xác nhận sẽ mua 16 chiếc máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ T-50 của Hàn Quốc. Tháng 12/2011, Indonesia xác nhận mua 6 chiếc Su-30MK2 của Nga công tác giao hàng sẽ được thực hiện trong năm 2013.
Tuy bị đánh giá khá thấp về mặt trang bị nhưng Indonesia lại là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu. Công ty Indonesia Aerospace đã hợp tác cùng với CASA của Tây Ban Nha để sản xuất máy bay vận tải đa năng CN-235. Hiện tại có 3 chiếc đang phục vụ trong Không quân Indonesia.
Indonesia Aerospace có rất nhiều tham vọng trong việc đưa nước này trở thành quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu khu vực. Một trong những dự án để cụ thể hóa điều này là hợp tác cùng với Hàn Quốc để phát triển tiêm kích thế hệ 5 trong chương trình KF-X/IF-X. Số lượng sản xuất máy bay của dự án này lên đến 250 chiếc trong đó Không quân Indonesia sẽ nhận 50 chiếc số còn lại sẽ bàn giao cho Không quân Hàn Quốc.
Kinh phí ban đầu của dự án lên đến 5 tỷ USD. Tuy nhiên vào tháng 3/2013 Hàn Quốc tuyên bố đình chỉ dự án do kinh phí quá cao. Tuy vậy, Indonesia tuyên bố họ vẫn tiếp tục theo đuổi dự án cho dù Hàn Quốc có tham gia hay không. Cuộc thập tự chinh để quay lại vị trí số 1 Đông Nam Á của Không quân Indonesia vẫn còn quá dài và đầy chông gai.
Number-4: Thái Lan
Không quân Hoàng gia Thái Lan là lực lượng không quân đầu tiên của châu Á được thành lập vào năm 1913. Tính đến nay Không quân Hoàng gia Thái Lan có tổng quân số 45.000 người, 58 máy bay huấn luyện, 158 máy bay chiến đấu các loại, 10 máy bay trinh sát cùng 33 chiếc trực thăng.
JAS-39 Gripen là những tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Hoàng gia Thái Lan. Tiêm kích này được đánh giá rất cao trong vai trò bảo vệ không phận.
Tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Hoàng gia Thái Lan là JAS-39 Gripen. 3 chiếc đầu tiên trong hợp đồng 6 chiếc đã được chuyển giao. JAS-39 Gripen được đánh giá là loại tiêm kích bảo vệ không phận xuất sắc hàng đầu thế giới hiện nay.
Theo kế hoạch Không quân Hoàng gia Thái Lan sẽ mua 12 chiếc JAS-39 Gripen cùng 2 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không SAAB-340 Erieye.
Ngoài ra , không quân nước này còn sở hữu 56 chiếc tiêm kích F-16A/B block 25/30. Đây là những chiếc F-16 thuộc thế hệ đầu đã khá lạc hậu so với những tiêm kích mới trong khu vực, 27 chiếc tiêm kích F-5E/F.
Không quân Thái Lan là lực đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về số lượng máy bay vận tải C-130, có 12 chiếc đang hoạt động cùng một số máy bay vận tải kiêm chở khách hạng VIP dành cho các quan chức quân đội do châu Âu sản xuất.
Thái Lan là lực lượng không quân thứ 2 ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong ảnh máy bay AWACS SAAB-340 Erieye của Không quân Hoàng gia Thái Lan.
Loại tên lửa không đối không chủ lực của Không quân Thái Lan là tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, IRIS-T tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor của châu Âu cũng được lên kế hoạch tích hợp cho JAS-39 của Thái Lan.
Vũ khí không đối đất lực của họ là tên lửa AGM-65 Maverick cùng một số bom thông minh họ Paveway. Thái Lan cũng đã lên kế hoạch trang bị tên lửa chống tàu RBS-15F cho tiêm kích JAS-39. Khả năng tấn công mặt đất của Không quân Hoàng gia Thái Lan không được đánh giá cao số lượng vũ khí dành cho nhiệm vụ này không nhiều và không đa dạng.
Theo Infonet
Chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam cùng tàu TQ tuần tra Biển Đông Biên đội tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 vừa thực hiện chuyến tuần tra liên hợp với biên đội tàu của Hải quân Trung Quốc trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là chuyến tuần tra lần thứ 15 kể từ khi 2 nước ký thỏa thuận tuần tra liên hợp trên biển nhưng là...