Điểm mặt thủ phạm gây suy thận
Suy thận là một loại bệnh nguy hiểm cho người mắc phải do đó cần biết cách để phòng trách và điều trị.
Suy thận là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động toàn cơ thể. Suy thận có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp; hoặc diễn tiến từ từ, tức suy thận mạn.
Nhiều bi kịch khi thận suy
Lọc sạch máu là chức năng quan trọng nhất của thận. Thức ăn, thuốc… sau khi đưa vào cơ thể được hấp thụ và chuyển hoá. Cặn bã từ quá trình chuyển hoá này sẽ được thải qua thận; khi thận suy, chất cặn bã không được đào thải sẽ ứ trệ trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn điều chỉnh lượng nước cho cơ thể: khi lượng nước nhập vào nhiều, thận sẽ tăng đào thải (tiểu nhiều); khi cơ thể thiếu nước, thận sẽ tăng tái hấp thu nước (tiểu ít lại). Khi thận suy, quá trình điều hoà nước bị rối loạn, sẽ xảy ra tình trạng thừa nước (phù). Thận cũng là nơi điều chỉnh các ion quan trọng như ion natri, kali giúp cơ thể có một tình trạng ổn định về các ion này. Khi thận suy, cơ thể sẽ ứ đọng ion natri, kali gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thận còn tham gia tạo máu: thận sản xuất ra hormon erythropoetin, giúp cơ thể tạo máu (hồng cầu). Khi thận suy, cơ thể thiếu hormon này và sẽ có biểu hiện thiếu máu (da xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, buồn nôn…); tham gia điều hoà ổn định huyết áp: huyết áp trong cơ thể được giữ ở mức ổn định, an toàn nhờ sự phối hợp nhiều hệ cơ quan trong đó có thận; khi suy thận, cơ thể thường bị ứ trệ muối, nước… gây tăng huyết áp. Thận còn tham gia vào quá trình điều hoà canxi, phosphat; khi suy thận, cơ thể người bệnh sẽ thiếu canxi gây biến chứng xương và thừa phospho.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Trái cây, rau quả tươi là những thức ăn có lợi cho thận. (Ảnh minh họa)
Tác nhân gây suy thận thường gặp
Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh… Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.
Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.
Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… Việc sử dụng các thuốc này cần được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn.
Một số bệnh thận – niệu: sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận… là các bệnh thường gặp ở Việt Nam. Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn. Các bệnh lý cầu thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.
Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Thí dụ: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.
Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.
Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ… vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.
Một số đặc điểm về thay đổi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường…
Tuổi cao: đây không phải là bệnh.
Làm sao để ngừa suy thận?
Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận). Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu. Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận). Không uống nhiều rượu. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt…; củ hành, tiêu, chanh, gừng…)
Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.
Theo VNE
Suy thận: hiểu rõ để điều trị đúng
Nhiều bệnh nhân đi khám Đông y thường nhầm lẫn khi nghe chẩn đoán bị "suy thận". Từ đó, họ hoang mang và có thể dẫn đến những sai lầm nguy hại đến sức khỏe.
Theo Đông y, thận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bao gồm nhiều chức năng như: tàng tinh (vai trò tuyến nội tiết), chủ thể dịch (tạo và bài tiết nước tiểu), chủ cốt tủy (chức năng hệ xương khớp), chủ nạp khí (chức năng sinh dục), chủ tiên thiên (chức năng sinh trưởng, phát dục, duy trì nòi giống).
Với Tây y, thận có hai chức năng chính là điều hòa cân bằng nước, điện giải trong cơ thể, điều hòa áp suất thẩm thấu, thể tích dịch ngoại bào; bài xuất các sản phẩm chuyển hóa và các chất lạ ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, thận có chức năng nội tiết (bài tiết các hormon để tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sản sinh ra hồng cầu, góp phần chuyển hóa canxi, phốt pho trong cơ thể).
Bệnh lý tạng thận theo Tây y gồm: viêm cầu thận cấp - mạn, bệnh thận kẻ, lao thận, hội chứng thận hư, sỏi thận, suy thận...
Còn bệnh lý tạng thận theo Đông y gồm: thận âm hư, thận khí hư, thận dương hư. Nếu bị thận âm hư sẽ có các triệu chứng như: mệt mỏi, đau lưng, chóng mặt, ù tai, miệng khô, họng đau, lòng bàn tay bàn chân nóng, hâm hấp sốt về chiều, lưỡi đỏ, có thể di tinh. Khi bị thận dương hư thì có triệu chứng: lạnh, sợ lạnh, mỏi lưng, đêm hay tiểu tiện, phù thủng, tiêu lỏng lúc sáng sớm.
Khi suy thận cấp, tùy thuộc nguyên nhân có thể diễn biến rất nhanh, dẫn tới vô niệu hoặc có thể thải ít nước tiểu rồi vô niệu trong một-hai ngày hoặc một-hai tuần, gây ra các biểu hiện: lượng nước tiểu 1,5mg/dl. Với suy thận mạn, bệnh diễn tiến mạn tính qua nhiều năm tháng, có thể chia thành bốn giai đoạn trên mức lọc cầu thận. Giai đoạn 1, 2: chỉ biểu hiện nhẹ và vừa, triệu chứng lâm sàng không rõ như chán ăn, thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức hai bên hố lưng. Giai đoạn 3: bệnh đã nặng, chán ăn, buồn nôn, nôn, nấc cục, xuất huyết tiêu hóa, xanh xao, tăng huyết áp, đau đầu, phù nề mi mắt, ngứa, nặng hơn là khó thở, lơ mơ, co giật, hôn mê. Giai đoạn 4 là suy thận nặng.
PGS-TS Nguyễn Thị Bay - giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, do không hiểu hoặc không được giải thích rõ, nhiều bệnh nhân cho rằng mình bị suy thận. Từ đó hoang mang và tìm đủ mọi cách chữa trị. Không ít trường hợp bệnh nhẹ lại thành bệnh nặng do tự ý áp dụng những bài thuốc theo kiểu truyền miệng. Suy thận là bệnh danh của Tây y. Từ ngữ Đông y đúng để chẩn đoán phải là: thận âm hư (hoặc thận âm suy), thận dương hư (thận dương suy). Ví dụ: khi huyết áp>140/90, kèm đau căng nặng đầu, chóng mặt, ù tai, khát nước, tiểu đêm, đổ mồ hôi trộm, táo bón... có thể chẩn đoán là tăng huyết áp hoặc thận âm hư. Viêm phế quản mạn với biểu hiện ho, khạc đàm, khó thở, mệt mỏi, người lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, đau mỏi lưng, tiểu đêm, đi phân lỏng, phù thủng... có thể chẩn đoán viêm phế quản mạn hoặc thận dương hư. Hoặc đái tháo đường có biến chứng suy thận như: đường huyết lúc đói>7mmol/L, creatinin>1,5mg/dl, người lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, đau mỏi lưng, tiểu đêm, đi phân lỏng, suy nhược sinh dục... có thể chẩn đoán là đái tháo đường có biến chứng suy thận hoặc thận dương hư.
PGS-TS Bay cho biết thêm, suy thận theo Đông y là rối loạn chức năng, theo Tây y là bệnh thực thể. Khi chẩn đoán, cần phải được xác định là bệnh thực thể gì, bên cạnh đó cần tham khảo các rối loạn chức năng để xác định nguyên nhân. Điều trị suy thận có thể kết hợp cả Đông và Tây y nhưng cần chú ý, trong suy thận, dùng các thuốc Đông y phải cẩn trọng vì các thành phần hợp chất trong chén thuốc sắc chưa thể kiểm soát, có thể làm tình trạng suy thận nhẹ hoặc vừa trở thành nặng.
Theo PNO
Chăm sóc thận Khi thận có vấn đề, chạy thận nhân tạo sẽ là nỗi ám ảnh đáng sợ đối với bất cứ ai. Đó là lý do khiến chúng ta không thể không quan tâm đến thận. Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để giúp thận hoạt động tốt - Ảnh: Shutterstock Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ...