Điểm mặt những tựa game dựa trên các sự kiện kì quái nhưng có thật
Như người xưa đã nói, nghệ thuật phản chiếu cuộc sống. Đáng tiếc thay, cuộc sống thật không phải lúc nào cũng tràn ngập ánh nắng và màu hồng.
Bởi vậy nên hình ảnh phản chiếu của nghệ thuật do đó cũng có những “gia vị” cực kì đậm đà từ sự thật đen tối, bí ẩn của cuộc sống thực tế. Từ những tựa game lột tả những chấn động tâm lí có thật của nhà phát triển cho tới những cuộc hành trình khám phá các vụ án mạng man rợ, ác nghiệt đã từng thực sự diễn ra…. Và những tựa game dưới đây đã chứng minh một điều, thực tế đôi khi còn kì quái hơn cả viễn tượng.
Cùng nhau, chúng ta hãy cùng điểm lại những tựa được dựa trên các sự kiện ma quái có thật như vậy nhé.
1/ KHOLAT
Những điều bí ẩn của cuộc sống thật còn đáng sợ hơn cả những hiện tượng được vẽ lên bởi trí tưởng tượng của con người. Đặc biệt là khi chúng không được lí giải dù đã hàng thập kỉ trôi qua. Dựa trên sự kiện Đèo Dyatlov, xảy ra vào tháng 1 năm 1959 là một trong những sự kiện như vậy. Trong đó 9 nhà leo núi chuyên nghiệp đến từ Viện Bách khoa Ural bị phát hiện chết một cách bí ẩn với căn lều bị rách toạc ra do những vết cắt vội vã từ bên trong, những thi thể với các vết thương vật lộn kì quái không rõ nguồn gốc cùng lượng phóng xạ cao bất thường được tìm thấy trên các thi thể còn sót lại…
Tất cả làm nên một điều bí ẩn thu hút hàng loạt nhà khám phá, tay leo núi cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp đến căn đèo này cho tới ngày nay để tìm hiểu, trải nghiệm phần nào sự kinh hoàng mà các nhà leo núi nọ từng trải qua.
Và một trong những trải nghiệm hấp dẫn nhất, thực nhất mà những người tò mò có thể trải nghiệm là tựa game Kholat ra mắt vào năm 2015. Không chỉ lột tả chân thực lại cảm giác bất lực, tuyệt vọng khi bị lạc lối giữa những ngọn núi đầy tuyết và buộc phải chiến đấu để sinh tồn trước sự đe dọa của thiên nhiên bằng hơi thở của một tựa game kinh dị sinh tồn. Mà với sự tự do của một tựa game, Kholat còn mang đến những góc nhìn, cách lí giải mới lạ và đầy sáng tạo mang tính siêu nhiên xoay quanh sự kiện kì lạ này, đựa người chơi đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác bằng lối dẫn chuyện cuốn hút.
2/ THAT DRAGON, CANCER
Thông thường, thế giới game mang đến cho chúng ta những câu chuyện lạ lùng nhất, những cuộc phiêu lưu sống động nhất và nếu là cuộc sống thực thì cũng phải là những lát cắt lạ kì dưới những góc nhìn sáng tạo, mới mẻ nhất.
Thế nhưng cái dù mang đến một sự kiện quá đội quen thuộc xoay quanh một căn bệnh chúng ta vốn đã nghe rất nhiều, ung thư; That Dragon, Cancer vẫn làm cuốn hút không biết bao nhiêu game thủ. Dù gameplay không quá hoành tráng, đồ họa không quá lung linh và thậm chí thời lượng chơi cũng chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ. Nhưng That Dragon, Cancer vẫn khiến người chơi phải “nuốt trọn” từng giây từng phút ngắn ngủi thời lượng chơi của nó. Được làm nên bởi Ryan và Amy Green, cũng là hai nhân vật chính trong game với nội dung xoay quanh vòng đời sinh, lão, bênh, tử quá đỗi ngắn ngủi của con trai hai người, cậu bé Joel không may bị mắc bệnh ung thư từ bé.
Xuyên suốt thời lượng chơi của That Dragon, Cancer; người chơi sẽ được làm rõ từng mảng của mảnh ghép xúc động đến “thắt tim” cuộc đời gia đình nhà Green qua lối kể chuyện nhẹ nhàng, đậm chất tường thuật như đang xóa nhòa ranh giới giữa đời thực và ảo mộng. Một góc nhìn cận cảnh vô cùng hiếm hoi về những cảm xúc, câu chuyện đời thực của con người.
3/ THE CAT LADY
Giống như câu chuyện của That Dragon, Cancer. The Cat Lady có một câu chuyện buồn đau mà ngay từ màn mở đầu đã biết được kết thúc với cái chết của nhân vật chính được định trước ngay trong đoạn mở đầu.
Tuy nhiên, nếu That Dragon, Cancer mang đến một âm hưởng trầm buồn nhưng cảm động, nhẹ nhàng, sâu lắng. Thì The Cat Lady, dù cũng là một câu chuyện buồn nhưng mang đến những cảm giác, xúc cảm khác biệt hoàn toàn khi chơi do sự nặng nề nhuốm màu sắc u uất, kinh dị của nó. Ngay từ đoạn mở đầu, chúng ta đã phải chứng kiến nhân vật chính Susan Ashford dộng vào họng cả lọ thuốc ngủ rồi, và câu chuyện của Susan, một người bị quật quã vì bệnh trầm cảm bắt đầu được từ từ kể lại.
Dù nặng nề là thế nhưng những cảm giác mà game mang lại thì lại rất đỗi chân thực. Ấy là bởi Remigiusz Michalewski, nhà làm ra The Cat Lady cũng từng là một y tá làm việc tại bệnh viện Exter, và đứa con tinh thần The Cat Lady được tạo ra bởi chính những câu chuyện từ gia đình, bạn bè và cả những người bệnh nhân của Michalewski.
Với niềm cảm hứng bất tận đầy tính thực là những câu chuyện đời thực đó đó, bằng phong cách nghệ thuật Creepy đầy đáng sợ, môi trường ngầu, nhàu, đen tối và máu me. The Cat Lady vẽ lên một bức tranh siêu thực đầy ám ảnh về cơn ác mộng mà những bệnh nhân trầm cảm phải trải qua hằng ngày, tới nỗi dần đẩy họ tới những nỗ lực tự tước đi mạng sống của mình.
4/ L.A. NOIRE
Đặt trong bối cảnh Los Angeles thập niên 1940, đẹp đẽ, hào nhoáng nhưng cũng đầy rẫy tội phạm và sự tha hó – Thật chẳng lạ gì khi tuyệt tác giải đố, phiêu lưu này của Rockstar được lấy cảm hứng trực tiếp từ đời sống thực. Các vụ án trong game được các nhà làm game lấy trực tiếp từ những tình tiết có thực trong các vụ án mạng kinh khủng nhất từng xảy ra. Và rồi đẩy ngay game thủ vào vị trí sát cận nhất của những sự kiện đó trong vai trò người thám tử phải điều tra, khám nghiệm hiện trường nhằm điều tra ra chân tướng tên sát nhân hàng loạt đã tước đi mạng sống của Elizabeth Short vào năm 1943. Những tình tiết giống vụ án “Dahlia đen” đến lạ thường.
Ngày nay, game thế giới mở không còn xa lạ gì với game thủ nữa, nếu không muốn nói là nhiều như nấm mọc sau mưa với những thế giới rộng lớn ẩn chứa đủ thứ, đủ kiểu tìm tòi, khám phá, xây dựng… để khiến game thủ phải đắm chìm hàng giờ hàng giờ liền vào chúng. Nhưng The Town of Light vụt xuất hiện như một lời nhắc nhở, rằng đôi khi “ít hơn lại là nhiều hơn”, và những gì cần để lôi cuốn game thủ nhiều khi không phải là một thế giới quá rộng lớn với quá nhiều hoạt động. Mà chỉ cần một bối cảnh tử tế là đủ để làm game thủ sợ khiếp vía mà… chơi không dứt rồi. Chân thực và đáng sợ đến từng chi tiết, The Town of Light xây dựng nên trên thế giới game phiên bản hoàn chỉnh của Ospedale Psichiatrico di Volterra – Tức bệnh viện tâm thần Volterra, nước Ý và từ đó, Reneé phải đối mặt với quá khứ bị làm dụng, bạo hành của cô trong chuyến hành trình trở về ngôi nhà xưa, giờ là một Viện tâm thần bị bỏ hoang. Và dù nhà phát triển luôn nhất mực từ chối xếp The Town of Light vào thể loại game kinh dị, mà thay vào đó gọi nó là một tựa game “tâm lý giật gân”. Thế nhưng cái sự kinh dị của nó thì lại làm game thủ không khỏi đẩy cảm xúc game thủ đến mức… sợ hãi thay vì giật gân, hồi hộp đơn thuần.
Ấy là bởi chuyến hành trình của Reneé không phải là một câu chuyện tưởng tưởng, bối cảnh của game được dựng nên chân thực cho đời thật không chỉ để cho đẹp. Mà để tạo dựng được nền móng chân thực cho game, team LKA đã phải thu thập, tìm tòi những tài liệu, thống kê, những bức thư có thật về các cựu bệnh nhân của bệnh viên Volterra, chịu sự dày vò của các nhân viên bệnh viện… với mục tiêu là tái tạo chân thực là một trong những bí mật đen tối nhất của nước Ý.
Và như đội ngũ phát triển đã nói trong cuộc phỏng vấn với báo Rock Paper Shotgun, “…để mọi người biết về những điều mà ngày thường chẳng ai thực sự nói đến bao giờ.”
6/ 1979 REVOLUTION: BLACK FRIDAY
Cách mạng Iran là một trong những sự kiện lịch sử lớn và quan trọng nhất của thế kỉ 20, kéo theo cả một giai đoạn bất ổn dân sự, khủng hoảng con tin và cuối cùng là sự lật đổ nhà vua Shah, Mohammad Reza Pahlavi. Và bắt tay vào chơi tựa game 1979 Revolution: Black Friday của Navid Khonsari, bạn sẽ bước chân vào chính đôi giày của nhà nhiếp ảnh gia Reza Shirazi để khám phá các giai đoạn của sự kiện mang tính lịch sử này.
Vì là một tựa game lấy đề tài lịch sử, 1979 Revolution: Black Friday nghiên cứu rất kĩ lưỡng và cẩn thận những lời phỏng vấn từ các chiến binh cách mạng, nhân chứng, người bị thương tật, cầm tù vào giai đoạn này. Để khắc họa chân thực bức tranh lịch sử, 1979 Revoluion không ngại ngần đặc tả những nỗi kinh hoàng, những điều kinh dị khi con người ta phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị luôn nhăm nhe đàn áp dân lành. Và cũng không gò ép người chơi phải đưa ra những lựa chọn “đúng đắn” để đi đến cái kết game. Mỗi bước chân bạn đi, mỗi lựa chọn bạn đưa ra đều thuần túy dựa trên cái gốc tích chân thực của đạo đức con người chứ không cố gắng anh hùng hóa, mô tả một chiều những sự kiện lịch sử được lột tả trong game. Qua đó, tựa game của Khonsari như muốn truyền tải rằng, trong chiến loạn, không lựa chọn nào là hoàn ảo và sự tha hóa chính trị, xung đột, đổ máu không chỉ là điều có thể xảy ra, mà là điều không thể tránh khỏi.
7/ THE SIMS
Với lối chơi tự do, tùy biến theo cách chơi của mỗi game thủ khác nhau, hẳn nhiều bạn vẫn đang thắc mắc tại sao The Sims lại xuất hiện trong danh sách này. Thế nhưng đâu tự nhiên nhà làm game thiên tài, Will Wright lại có thể làm ra một tựa game mô phỏng cuộc sống con người thú vị như thế này? Bởi dù cuộc sống đời thường nghe có vẻ… bình thường, nhưng mỗi người có một cuộc đời, một cuộc sống khác nhau mà. Làm sao để một tựa game có thể khắc họa các khía cạnh đó một cách trọn vẹn nhất có thể?
Thế nên để xây dựng nên thế giới của The Sims, Will Wright đã lấy cmả hứng từ nhiều nguồn khác nhau, ngay cả từ những cộng đồng game thủ gạo cội nữa đấy. Hiển nhiên là ông cũng đọc hàng đống sách về hành vi, cuộc sống đời thườn gcủa con người rồi, ví dụ như A Pattern Language – Hình mẫu ngôn ngữ của Christopher Alexander này, hay cả A Theory on Human Motivation – Giả thuyết về động lực con người nữa. Thế nhưng phải tới vụ đại hỏa hoạn Oakland-Berkeley khiến gia đình ông phải chyển nhà, bắt đầu cuộc sống mới hoàn toàn, Will Wright mới thực sự có ý tưởng thôi thúc về việc làm ra tựa game sắp tới.
Trong cuộc phỏng vấn với Berkeleyside, Wright giải thích rằng: “Ông tự hỏi rằng tại sao chúng ta cần tất cả những thứ chúng ta có, và làm sao để có thể mua hết được chúng. Vì sao chúng ta cần x tới y tới z? Tại sao chúng a nghĩ rằng những thứ như vậy có thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn?” Tự vấn về sự liên quan giữa hạnh phúc với sự sở hữu vật chất, Wright đã lấy đó làm niềm cảm hứng để tạo ra The Sims, qua đó truyền tải “quan niệm về hạnh phúc” của ông qua sự lựa chọn của mỗi người. cho phép các Sims khác nhau được quyền chọn và ý thức xem điều gì làm thỏa mãn cuộc sống của chúng và qua đó tạo nên sự hạnh phúc.
Và đó là danh sách những tựa game hay nhưng dựa trên các sự kiện có thực đầy kì quái, ngẫu nhiên của Game4V, còn danh sách của các bạn thì sao? Hãy chia sẻ trong phần comment nhé
Theo Game4V
Hospice: Tựa game đang khiến biết bao người cạn nước mắt vì cốt truyện game quá đau lòng
Chính sự đơn giản và ngắn gọn, súc tích của Hospice đã khiến nó kịp đem tới cho người chơi một cảm giác đau đớn đến thắt lòng
Một cách dễ hiểu, Hospice là một tựa game indie có phong cách phiêu lưu, và nó nói về sự ra đi của những người bạn yêu thương nhất. Được phát triển bởi Miko Charbonneau, tựa game xoay quanh câu chuyện của những con người đang phải cố gắng chăm sóc cho người thân, những người cao tuổi chẳng may bị tai biến mạch máu não. Bản thân cốt truyện của tựa game này cũng được dựa trên đời thực, khi bà nội của nhà làm game indie này cũng đã bị tai biến cách đây chưa lâu.
Cô chia sẻ trong những dòng chữ đầu tiên khi game bắt đầu: "Tôi đã trở thành một trong số hơn 700.000 gia đình phải sống chung với lũ, phải chịu đựng những khó khăn và thử thách khi người thân gặp phải cảnh liệt giường. Nó giống như việc bị mắc vào một cái bẫy không có lối thoát, không biết người thân của mình sẽ hồi phục một cách thần kỳ để trở về cuộc sống thường ngày, hay đơn giản sẽ từ giã cõi đời, bỏ lại con cháu dù đã cố gắng hết sức."
Bản thân tựa game cũng không dài. Bạn sẽ nói chuyện với bà mẹ trong xe trên đường đến bệnh viện thăm bà: "Mẹ có cảm giác bà sẽ nghe thấy giọng của con và tỉnh giấc". Khi đến nơi, bạn được nói chuyện với bà nội, người đang liệt giường với một đống thiết bị hỗ trợ xung quanh. Bạn nghe được tiếng thở khò khè của người bà yêu dấu, và có những lựa chọn nói chuyện với người thân cho đến khi bạn cảm thấy muốn rời khỏi căn phòng ngột ngạt này, game sẽ kết thúc.
Chính sự đơn giản và ngắn gọn, súc tích của game đã khiến nó kịp đem tới cho người chơi một cảm giác đau đớn đến thắt lòng. Dù nhân vật được vẽ trong game kia không phải ruột thịt gì với chính bản thân người ngồi trước màn hình máy tính, nhưng ngay cả những game thủ cứng rắn nhất cũng thấu hiểu được cảm giác của nhân vật chính, không nỡ từ giã người thân của mình. Hy vọng, tuyệt vọng, nỗ lực, tất cả đều có trong vài chục phút đồng hồ bạn thưởng thức trò chơi ngắn này.
Nó không khác gì một phiên bản đơn giản hơn của That Dragon, Cancer, một tựa game khác cũng khiến cho cả làng game xúc động với câu chuyện của gia đình khi cậu con trai 2 tuổi bị chẩn đoán ung thư. Bản thân That Dragon, Cancer cũng đã giành được rất nhiều giải thưởng lớn vào năm ngoái. Đó là câu chuyện có thật của cậu bé Joel Green. Cậu bé bị chẩn đoán ung thư ngay khi mới vừa tròn 1 tuổi. Và That Dragon, Cancer là tác phẩm của cha mẹ Joel, Ryan và Amy Green phát triển, mô tả lại những khó khăn và những đau khổ trong khi họ phải đối mặt với sự thật không thể nào chối bỏ: Con trai họ sắp từ giã cõi trần.
Theo GameK
That Dragon, Cancer - Tựa game có nội dung cảm động nhất năm 2016 đã có phiên bản iOS That Dragon, Cancer - tựa game có nội dung cảm động nhất năm 2016 đã có một phiên bản dành riêng cho các thiết bị di động hệ điều hành Android. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên That Dragon, Cancer - tựa game có nội dung cảm động nhất năm 2016 đã từng được chúng tôi giới thiệu vào khoảng đầu năm...