Điểm mặt những tựa game dành cho kính thực tế ảo hay nhất
Nếu bạn đang có nhu cầu bỏ chục triệu mua kính thực tế ảo về chơi game, thì đây là những cái tên bạn cần thử qua ngay sau khi sở hữu chiếc kính “xịn”
Lấy một ví dụ về việc bạn chỉ cần ý tưởng vô cùng đơn giản là đã có thể làm thành một tựa game, đó là cho phép người chơi vào vai một chú đại bàng kiêu hãnh, vỗ cánh trên bầu trời đầy tự do. Eagle Flight là một tựa game như vậy, và chính bản thân concept cực kỳ đơn giản đã khiến không ít người coi Eagle Flight giống như một bản demo khoe khoang sức mạnh của chiếc kính thực tế ảo Oculus Rift chứ không phải một tựa game đích thực.
Dĩ nhiên bên cạnh việc làm một đôi cánh bay lượn trên bầu trời, bạn còn có thể… đua đại bàng hoặc tham gia một vài mini game nho nhỏ như thi săn mồi cùng những người chơi khác.
Trong Esper 2, bạn sẽ phải giải quyết những câu đố bằng khả năng điều khiển đồ vật, hay còn được biết đến với cái tên telekinetic. Chính bản thân đồ họa có phần tươi sáng và chủ đề đơn giản sẽ khiến game thủ không bị mệt mỏi vì phải dán mắt vào chiếc kính thực tế ảo hàng giờ đồng hồ liền.
Esper 2 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 28/03 tới đây.
Dead & Buried
Thông thường một điều gây khá nhiều rắc rối khi chơi game thực tế ảo chính là việc bạn thường không thể di chuyển nhiều do phải kiểm soát góc nhìn của bản thân thông qua chiếc kính. Nhưng Dead & Buried lại là một tựa game tương đối mới lạ. Trong game bạn sẽ vào vai một gã cao bồi zombie, sử dụng bộ điều khiển Oculus Touch để bắn những khẩu revolver mà game cho bạn sở hữu trong game, đồng thời vẫn phải di chuyển từ chỗ nấp này sang chỗ nấp khác. Bạn có thể chơi game với đồng đội và cover cho họ trong những màn chơi đối đầu với những người chơi khác.
Video đang HOT
Game dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2017 tới.
Chronos
Đây là một game hành động góc nhìn thứ ba với đầy đủ tố chất của một phiên bản Dark Souls dành cho kính thực tế ảo. Game rất khó, và bạn sẽ phải cố gắng hết sức để không bị những con quái vật trong những đường hầm tăm tối rùng rợn hạ gục.
Chronos cũng sẽ ra mắt đúng vào thời điểm Oculus Rift được bán ra thị trường vào ngày 28/03 tới.
The Climb
Đơn giản như chính cái tên của nó, trong The Climb, bạn sẽ vào vai một vận động viên leo núi tự do. Chiếc kính thực tế ảo sẽ đóng vai trò như một góc nhìn đầy cuốn hút, cùng lúc lột tả được vẻ đẹp của tự nhiên lẫn sự nguy hiểm của bộ môn thể thao nơi bạn chỉ cần sảy chân đúng 1 nhịp, hậu quả tai hại sẽ xảy ra.
Một điều cần ghi nhớ, nếu bạn sợ độ cao, hãy thử nghiệm những trò chơi khác, chứ không phải tựa game do chính Crytek phát triển.
Edge of Nowhere
Insomniac, studio vốn đã quá nổi tiếng với Ratchet & Clank, và series Resistance cũng đóng góp công sức để tạo ra một tựa game thực tế ảo vô cùng ấn tượng mang tên Edge of Nowhere. Bước chân vào một vùng đất hoang lạnh, mọi chuyện chuyển biến rất nhanh từ một chuyến phiêu lưu trở thành cuộc đua để giữ mạng sống cho chính nhân vật trong game.
Edge of Nowhere giống một tựa game pha chút mạo hiểm, kỳ bí chứ không phải một game kinh dị đầy những hình ảnh máu me ghê rợn. Nhưng điều đó lại càng thôi thúc người chơi thử sức với nó.
EVE Valkyrie
Điểm thú vị nhất trong EVE: Valkyrie chính là các tính năng hỗ trợ kính thực tế ảo, tạo ra một thế giới thật hơn rất nhiều với các màn bay lượn ngoài không gian, điều khiển phi thuyền, tham gia vào các cuộc chiến đấu, đọ súng nảy lửa.
EVE: Valkyrie là một sản phẩm thuộc thể loại FPS có đề tài khoa học viễn tưởng, chiến tranh ngoài vũ trụ hỗ trợ Oculus Rift được phát triển bởi công ty CCP. Người chơi sẽ được vào vai một phi công tàu vũ trụ, có trải nghiệm chân thực dưới góc nhìn từ buồng lái, chiến đấu và bay lượn một cách tự do ở tốc độ cao, tránh né những tảng thiên thạch lơ lửng.
Theo GameK
Đây là lý do giờ đã là 2016 nhưng tôi vẫn ngồi chơi Halflife 2, Crysis, Diablo 2
Một cảm giác khó tả chợt ùa về, cái cảm giác như của một đứa trẻ được chiều chuộng, được đắm mình trong cái thế giới ảo không phải lúc nào cũng tươi sáng đẹp đẽ
Giờ đây, nhà nhà sắm máy tính khủng, người người mua game mới ra mắt. Điều này âu cũng tốt mà. Khi những người Việt bắt đầu quen với những game bản quyền, thì game crack cũng phần nào mất đi chỗ đứng của nó. Cả thị trường máy tính chơi game cũng được hưởng lợi vì game mới đòi hỏi cấu hình cực kỳ nặng nề, và dĩ nhiên game thủ cũng phải bỏ tiền nâng cấp máy tính để đủ sức chiến game đỉnh.
Còn tôi, vì sao tôi lại đặt ra cái title ngược đời đến mức có người sẵn sàng lên tiếng chê bai một kẻ mê game đến cuồng dại như tôi là hâm? Vì sao tôi vẫn bám lấy những tựa game cũ đúng kiểu ôn nghèo kể khổ, sống với những ký ức đẹp đẽ nhưng cũ kỹ của quá khứ? Kỳ thực tất cả đều có lý do cả.
Không phải tôi không muốn nâng cấp máy tính chơi game. Nhưng các bạn ạ, hãy thử nghĩ đến thời kỳ quá khứ khi tiền không có nhưng thời gian lại có rất nhiều. Khi đó chúng ta mơ tưởng về một ngày mai sáng sủa, khi có tiền sẽ tậu một dàn máy cực khủng về chơi game đến khi nào chán thì thôi. Đó là ước mơ trước tuổi trưởng thành, và chẳng một ai có quyền đánh thuế giấc mơ của các bạn, trong đó có cả tôi.
Nhưng đời thì không giống như giấc mơ, không đẹp đẽ, cũng chẳng có những ủy mị bánh bèo nâng niu tâm hồn đâu. Nó không phải một thứ tiểu thuyết ngôn tình nơi cuộc đời đẹp tươi, cơm ăn ba bữa, tiền tiêu chẳng bao giờ hết. Cuộc sống của chúng ta là một vòng lặp không hồi kết những thứ trách nhiệm cao cả: Công việc, đời thực, gia đình, con cái, và lại quay trở lại công việc. Ở giữa cái vòng lặp đó là chúng ta, và chính những lo toan cơm áo gạo tiền đã gạt phăng tình yêu game khỏi cuộc sống.
Vẫn sẽ có những lúc, bạn nhớ game da diết. Và bạn muốn trở lại với game. Bạn lên mạng, tìm những tựa game mới và chơi thử. Rồi điều gì đến cũng phải đến, bạn nâng cấp máy tính vì cứ mua ngày hôm qua là hôm nay đã thành lỗi mốt, đã thành yếu đuối trước những nâng cấp diễn ra liên tục nhằm moi tiền người tiêu dùng của các hãng phần cứng lớn.
Ban đầu điều này có vẻ vui. Không gì sung sướng hơn việc máy tính của mình chiến được mọi game đỉnh. Bạn, hơn ai hết, chính bạn hiểu rõ cảm giác đó mà. Cái lúc tự tin đẩy hết cấu hình của game lên mà vẫn 60 FPS đều tăm tắp không sụt nổi một frame, thật sự chẳng có tính từ nào mô tả tốt hơn từ "thống khoái".
Nhưng riết rồi cũng chán. Game thì ra liên tục. Game trước chưa chơi xong, game mới đã ra mắt. Bạn đã phải lo toan với bao điều trong cuộc sống, liệu bạn có còn sức lực để chơi mọi game đỉnh mới bán ra hay không? Khi đó, bạn muốn dẹp hết để chỉ chơi 1 game duy nhất, nhưng game offline chẳng còn có sức hút như những trận LoL đầy giải trí mà bạn cùng đồng nghiệp hay bạn bè vào phá game trước giờ đi ngủ để sáng hôm sau còn kịp check in giờ đi làm.
Nói vậy nhưng vẫn sẽ có những khoảnh khắc, khi game online, game multiplayer cũng tạo ra một điều hẫng hụt. Nó làm gì có thứ cốt truyện đầy ấn tượng, làm gì có cảnh chúng ta được làm người hùng giải cứu cả thế giới khỏi thảm họa tuyệt diệt, ở đâu ra những câu thoại đi vào lòng người từ những cây viết biên kịch cao tay? Rồi tôi chợt nhận ra một điều, lỗi nằm ở chính những game bom tấn tân thời.
Tôi chẳng phải là dạng thích thú chơi game có hình ảnh đẹp, dù rằng đầu tiên nhìn screenshot có vẻ cũng cuốn hút thật đấy. Rồi tôi tìm về những bài post từ cuối những năm 2000, khi anh em game thủ chia sẻ cho nhau từng bí quyết qua màn, những kinh nghiệm lên điểm kinh nghiệm trong mấy game nhập vai ra mắt gần chục năm về trước.
Và tôi chợt nhớ ra điều gì đã đưa tôi đến với game. Chúng là thứ kết nối cộng đồng tốt hơn mọi công cụ thời đại số hóa. Bạn có thể nhắn tin Facebook cho một cô gái làm quen, nhưng câu chuyện ban đầu cũng sẽ chỉ nhạt nhòa với những điều con người sẵn sàng chia sẻ cho nhau. Còn với game, dường như chúng ta được là chính mình, có thể nói chuyện với một người xa lạ đầy thoải mái đơn giản vì bạn và họ có cùng điểm chung, cùng đam mê và cùng tiếng nói.
Và tôi trở lại với những cái tên như Crysis, Skyrim hay Diablo II, cái thời kỳ game chẳng đẹp mắt như giờ nhưng lại cuốn hút hơn nhiều. Thời gian chơi cũng chẳng có nhiều, nhưng một cảm giác khó tả chợt ùa về, cái cảm giác như của một đứa trẻ được chiều chuộng, được đắm mình trong cái thế giới ảo không phải lúc nào cũng tươi sáng đẹp đẽ nhưng lại là thứ đẹp hơn nhiều lần những game đỉnh hiện giờ.
Theo GameK
Kiếm 330 triệu đô, The Division 'vô đối' trong tuần đầu ra mắt Ubisoft Massive hẳn nhiên là sẽ tự hào về đứa con cưng của mình lắm khi The Division vừa "cá kiếm" về cho hãng cả một núi tiền chỉ trong tuần đầu ra mắt và sẽ còn tăng rất mạnh trong thời gian tới. Theo ước tính từ Ubisoft, The Division đã thu về tới 330 triệu đô trong tuần đầu ra mắt...