Điểm mặt những thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất trong dịp Tết cần tránh xa
Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe sử dụng trong ngày Tết, ngược lại cũng không ít thực phẩm dễ gây ra ngộ độc đáng tiếc người dùng cần phải thận trọng khi dùng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với ngày Tết ngoài việc ăn ngon thì phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên hiện thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại bán tràn lan ngoài chợ khiến cho không ít người lúng túng. Vậy đâu là những thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất khi ăn ngày Tết để các bà nội trợ tránh?
Khoai tây mọc mầm, ngả sang màu xanh có thể gây ngộ độc
Khoai tây là một thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn bởi có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên do mua để tích trữ nhiều ngày trong dịp Tết nên nếu việc bảo quản không tốt khoai tây rất dễ bị mọc mầm.
Khi khoai tây bị mọc mầm sẽ xuất hiện độc chất có tên gọi là glycoalkloids (chaconin, solanin). Chất này không có trong củ khoai, chỉ có nhiều trong mầm củ, trong lớp vỏ xanh và một phần nhỏ trong lá, rễ.
Triệu chứng của ngộ độc khoai tây biểu hiện vài giờ sau khi ăn bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đồng tử giãn, rối loạn ý thức, hôn mê, loạn nhịp tim, tổn thương gan cấp.
Khoai tây là thực phẩm dễ mọc mầm khi tích trữ ngày Tết các bà nội trợ nên thận trọng khi bảo quản
Măng chứa chất độc acid cyanhydric
Một thực phẩm cũng gắn liền với mâm cơm ngày Tết của các gia đình Việt chính là món canh măng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), trong măng có chứa một chất có độc tính tương tự như sắn, đó là chất acid cyanhydric (HCN) nhưng hàm lượng cao hơn nhiều khoảng trên dưới 300 mg/100 g tươi tùy từng loại măng. Người nặng khoảng 50 kg ăn phải khoảng 20 mg chất này sẽ bị ngộ độc và 50 mg sẽ tử vong. Để món canh măng không gây ra “họa” ngày Tết thì các bà nội trợ nên chế biến đúng cách.
Video đang HOT
Mứt, ô mai có thể chứa phụ gia độc hại
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, ngày Tết có lẽ mứt và ô mai cũng là một trong những thứ ăn vặt được người Việt sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người dân nên tránh các loại ô mai, xí muội, mứt nhuộm phẩm màu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt. Màu sắc này là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất rửa tẩy nấm mốc, chất xóa tẩy trắng, sát trùng, để phòng hư thối, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn.
Dứa có nấm mốc kí sinh trên quả dễ gây ngộ độc
Ngày Tết, dứa cũng là một món ăn được nhiều gia đình lựa chọn để chế biến thành món lẩu, salat, ăn gỏi, tráng miệng…với thành phần dinh dưỡng cao như đường, các vitamin, khoáng chất. Dù vậy món dứa cũng thuộc top thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều vào ngày Tết.
Theo một số nghiên cứu cho rằng, chất gây ngộ độc trong dứa là các loại nấm mốc sống kí sinh trên quả dứa bởi vì đa số bệnh nhân bị ngộ độc dứa có phản ứng dương tính với giống nấm Candida tropicalis khi làm test nội bì. Một khi bị ngộ độc dứa thường có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, ngứa, nổi mẩn và nặng nhất là co thắt phế quản, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, để tránh ngộ độc, khi ăn nên chú ý gọt vỏ kỹ nhất là phần mắt dứa, không nên ăn dứa đã cất giữ lâu ngày, dứa đã bị nẫu, ủng để đảm bảo an toàn nhất trong mấy ngày Tết.
Dứa là món ăn cũng dễ gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều trong những ngày Tết
Rượu chứa cồn công nghiệp
Ngoài các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc thì đồ uống cũng được sử dụng ở hầu hết các mầm cơm ngày Tết chính là rượu. Rượu giúp tình thân bạn bè được gắn kết hơn. Không có rượu bữa cơm gia đình trở nên nhạt nhẽo. Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, đỉnh điểm của các ca ngộ độc, cấp cứu do rượu thường rơi vào tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Năm nào số ca ngộ độc rượu phải cấp cứu, tử vong trong dịp này cũng tăng hơn gấp đôi so với các tháng còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân uống phải rượu có cồn công nghiệp với nồng độ methanol cao gấp nhiều lần cho phép và uống phải rượu ngâm với những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, việc lạm dụng rượu về số lượng, chủng loại rượu, đặc biệt trong số đó có nhiều loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha chế, không có nguồn gốc xuất xứ, rượu không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, không nhãn mác và đặc biệt là rượu giả được sản xuất từ những nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn methanol) do gian lận thương mại đang gây ngộ độc cấp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và an sinh xã hội.
Theo thống kê của Cục An toàn Thực phẩm, hai loại ngộ độc rượu thường gặp là ngộ độc ethylic (còn gọi là rượu ethanol) và ngộ độc cồn methylic (methanol). Đây là loại hóa chất độc cực mạnh, chỉ uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml là có thể gây tử vong.
Trước nhiều món ăn, thức uống dễ gây ngộ độc trong ngày Tết, người tiêu dùng nên thận trọng tránh để mỗi bữa cơm gia đình, mỗi cuộc vui gặp gỡ người thân, bạn bè được trọn vẹn và hạnh phúc.
Theo VietQ.vn
Thịt là món được ăn nhiều nhất ngày Tết, nhưng nhiều người có thể chưa bao giờ nghe LƯU Ý QUAN TRỌNG sau đây
Nếu ăn quá nhiều thịt đông, bạn cần ăn thêm một số loại trái cây sau bữa cơm. Đây là phương pháp làm hạn chế được lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Môi ngay ăn qua 75g thit, tim va huyêt ap đêu "lanh đan"
"Thap dinh dương cân đôi" xac đinh môi ngay chi nên ăn 75g thit. Vi du đôi vơi mon thit kho tau, chúng ta không nên ăn qua 2 lang môi ngay.
Việc ăn nhiêu hơn chi sô trên se tăng nguy cơ măc cac bệnh vê tim mach va chưng cao huyêt ap.
Thit ra đông sai cach co nguy cơ trơ thanh ô vi khuân
Khi thưc phâm đông (đặc biệt la thit) tiêp xuc vơi nhiệt độ binh thương, dê bi ôi thiu, vi khuân sinh sôi gâp nhiêu lân so vơi trươc khi ra đông. Thậm chí, co nhiêu ngươi còn sử dụng nươc đê ra đông thit, tao điêu kiện cho nhiêu loai vi khuân tân công.
Cac chuyên gia kiên nghi tôt nhât nên dung lo vi song ơ nhiệt độ vưa phai đê ra đông thịt tư tư. Cung co thê cho thit xuông ngăn mát để thực phẩm tan dân, sau đo mơi cho vao nươc.
Lưu y khi ăn thit đông
Nếu ăn quá nhiều thịt đông, bạn cần ăn thêm một số loại trái cây sau bữa cơm. Đây là phương pháp làm hạn chế được lượng chất béo nạp vào cơ thể. Một số loại hoa quả như đu đủ, mận, táo đều chứa nhiều chất xơ, Vitamin C và axit tự nhiên giúp quá trình chuyển hóa chất béo và protein trong thức ăn được thúc đẩy nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khi dùng thịt đông bạn cũng nên bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh, nên chia chúng thành từng phần nhỏ để tránh bị ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.
Không ăn thit lơn kem gưng sông
Theo Đông y, thịt lợn có tính thủy, gừng sống có tính hỏa, khi ăn vào sẽ xảy ra hiện tượng thủy hỏa tương khắc, sinh chứng phong thấp, có thể xảy ra hiện tượng nổi các nốt đen ở mặt.
Rưa thit băng nươc nong
Một số người nghĩ rằng thịt lợn tươi dính nhiều chất bẩn, vì vậy mua về dùng nước nóng rửa sạch thịt. Nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.
Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein, ví dụ như protit hòa tan và protit ngưng tụ. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi.
Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.
AM (tông hơp)
Theo emdep.vn
9 loại thực phẩm cần hạn chế tối đa để sống lâu hơn Soda, thịt nguội và rượu chỉ là một vài thứ cần hạn chế tối đa, và còn nhiều thứ khác dưới đây bạn cũng cần hạn chế để sống lâu. Ảnh minh họa Nước ngọt Nghiên cứu được trình bày tại một cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ gần đây cho biết: Đồ uống có đường có thể làm tăng nguy...