Điểm mặt những thiên đường thuế đang đổ tiền tấn đầu tư vào Việt Nam
Có những quốc gia và vùng lãnh thổ, nơi mà không ít những người giàu có tìm đến để gửi gắm số tiền khổng lồ, rửa tiền. Hoặc là vùng đất hấp dẫn để các công ty đăng ký trụ sở kinh doanh mà không tốn một đồng đóng thuế, người ta gọi là “thiên đường thuế”.
Đặc điểm chung của các “thiên đường thuế” (tax haven) là mức thuế suất thấp thậm chí là không phải đóng thuế; mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanh nghiệp và cá nhân cao; thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng và lệ phí thành lập, duy trì doanh nghiệp thấp.
Khi thành lập một doanh nghiệp ở tax haven, sau đó đầu tư vào nước khác thì phần lớn lợi nhuận thu được tại các nước đó sẽ chuyển về tax haven.
Nhờ lợi thế trên, các thiên đường thuế này thu hút được dòng vốn đầu tư khổng lồ. Và rất nhiều doanh nghiệp đã được thành lập tại các quốc gia, vùng lãnh thổ này với mục đích đầu tư sang các quốc gia khác.
Một số “thiên đường thuế” nổi tiếng trên thế giới chủ yếu tập trung ở vùng biển Caribean và Thái Bình Dương, bao gồm: Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman, Jersey, Luxembourg, New Zealand, Singapore, Bahamas, Panama, Tiểu bang Delaware (Mỹ), Luxembourg, Thụy Sỹ, London (Anh), Ireland, Bỉ, Hồng Kông, Guernsey, Isle of Man…
4 “thiên đường thuế” có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Quần đảo Cayman, British Virgin Islands (BVI), Singapore và Hồng Kông.
1. Cayman
Cayman là một trung tâm tài chính (Offshore Financial Center – OFC) lớn trên thế giới. Cayman gồm ba hòn đảo là Grand Cayman, Cayman Brac và Little Cayman với tổng diện tích 264 km2; thủ đô là George Town.
Đây là một lãnh thổ bên ngoài thuộc Anh, nằm ở phía Tây vùng biển Caribe, phía Tan của Cuba và phía Tây Bắc Jamaica.
Ở Cayman, số doanh nghiệp đăng ký còn nhiều hơn người dân. Đây cũng được xem là một trong những trung tâm tài chính có tiếng trên thế giới, với độ bảo mật thông tin cao và mức thuế thấp.
Tính đến tháng 4/2016, Cayman thuộc top 10 đối tác đầu tư mạnh vào Việt với 70 dự án.
VinaCapital, IndochinaCapital, Mekong Capital, Saigon Asset Management Corporation đều là những công ty quản lý quỹ hoạt động mạnh tại Việt Nam, thành lập ở Cayman.
2. British Virgin Islands (BVI)
Video đang HOT
British Virgin Islands (BVI) là một quần đảo trên vùng biển Caribean với diện tích vài trăm km2 và dân số khoảng 22.000 người.
BVI vốn là thuộc địa của Anh, nay là khu vực tự trị. Để cho khu vực tự trị xa xôi của mình có thu nhập và cũng để thu hút vốn nước ngoài, chính quyền Anh tạo một cơ chế mở về kinh doanh và đầu tư tại BVI với những điều kiện về kinh doanh, chính sách thuế khác biệt so với chính sách áp dụng tại chính quốc.
Vì lẽ này, mặc dù với diện tích và số dân rất nhỏ bé nhưng có tới hơn 800.000 doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập tại BVI. Một nửa trong số này vẫn đang hoạt động. Nguồn thu từ việc cấp phép thành lập và chi phí duy trì công ty chiếm hơn nửa trong GDP của BVI, tạo cho thu nhập bình quân đầu người tại BVI lên đến gần 40.000 Đô la Mỹ/năm.
Theo Tổng cục thống kê, tính đến tháng 11/2015, các nhà đầu tư đến từ British Virgin Islands đứng thứ 6 trong top các nhà nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nâng tổng số dự án tại Việt Nam là 50 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm của quần đảo này tại Việt Nam lên tới 682,4 triệu USD.
Các dự án của British Virgin Islands tại Việt Nam như dự án Công ty TNHH Worldon Việt Nam của nhà đầu tư Gain Lucky Limited, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD. Dự án sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam…
3. Hồng Kông
Được xem là “thiên đường thuế” cho các công dân và doanh nghiệp Anh. Hồng Kông đem tới cho những ai có nhu cầu trốn thuế sự bảo mật thông tin và các doanh nghiệp mức thuế suất đáng mơ ước.
Tại Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, tính trong 4 tháng năm 2016, Hồng Kông đứng thứ 6 trong tổng số các quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 34 dự án cấp mới, 21 dự án tăng vốn và tổng số vốn đăng ký thêm là 360 triệu USD.
Quy mô vốn bình quân 1 dự án của Hồng Kông là 17,8 triệu USD/dự án.
Nếu tính lũy kế đến tháng 4/2016, với 1018 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt hơn 15 tỷ USD.
Chẳng hạn Tập đoàn Huafu đầu tư 136 triệu USD xây dựng nhà máy nhuộm – sợi tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An, với công suất mỗi năm nhuộm 20.000 tấn bông và sản xuất 30.000 tấn sợi.
Dự án Công ty liên doanh Nam Phương Textile có tổng vốn đầu tư 120 triệu USD tại khu công nghiệp Việt Hương 2, tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất gia công kéo sợi, dệt nhuộm, in ấn, thành phẩm may mặc, Cty Luen Thai (Hồng Kông) đầu tư vào một dự án dệt may ở Nam Định…
4. Singapore
Được mệnh danh “thiên đường thuế” cho giới siêu giàu và triệu phú đến sinh sống. Quốc gia này có luật ngân hàng rất bí mật, đánh thuế thấp và là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á.
Mức thuế suất của Singapore được cho là thấp hơn so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mức thuế suất tối đa chỉ 20% và các doanh nghiệp chỉ phải trả một tỷ lệ cao nhất 17%.
Ngoài ra, từ năm ngoái chính phủ loại trừ hoạt động chế biến vàng và kim loại quý khác trong bảng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), nhờ đó càng thu hút việc buôn bán kim loại quý ở đảo quốc. Những người nước ngoài giàu có rất khen ngợi khu cảng miễn thuế tương lai tại sân bay, nơi họ có thể mua và dự trữ vàng miễn thuế và không nộp thuế.
Tại Việt Nam, theo thống kê, tính đến hết tháng 4/2016, Singapore đã có 1.600 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 36,3 tỷ USD. Tập trung vào các lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, bất động sản, giáo dục, giải trí…
Đầu tư của Singapore chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, bất động sản, giáo dục, giải trí…
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Singapore ở Việt Nam điển hình là Công ty Liên doanh khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP), Banyan Tree với Dự án Khu du lịch Laguna Lăng Cô; VinaCapital với Dự án Nam Hội An; Keppel Land, CapitaLand với hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn tại Việt Nam…
Theo_VietNamNet
Tổng thống Putin đề xuất lập liên minh quân sự Trung Á
Tổng thống Vladimir Putin đề xuất thành lập một liên minh quân sự tương tự NATO bao gồm các quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết để bảo vệ biên giới Trung Á do quan ngại Taliban bành trướng ra ngoài Afghanistan.
Tổng thống Nga Putin vừa đề xuất kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á do nước này dẫn đầu để đối phó với các mối đe dọa từ Taliban.
Theo Telegraph, đây là dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán mới về mặt quân sự của nhà lãnh đạo Nga. Nếu liên minh quân sự Trung Á được thành lập, có khả năng quân đội Nga và đồng minh sẽ được triển khai dọc biên giới 1.287 km của Tajikistan với Afghanistan.
Theo đó, Moscow sẽ có khả năng củng cố và tăng cường ảnh hưởng của nước này tại Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
"Tình hình ở đó (Afghanistan) gần như là rất nghiêm trọng. Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng ảnh hưởng và không che giấu kế hoạch bành trướng hơn nữa. Một trong những mục tiêu chúng hướng đến là xâm nhập vào khu vực Trung Á", ông Putin phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang diễn ra tại Kazakhstan.
"Điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng để hợp tác nhằm đáp trả những động thái như vậy", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh thêm.
Đề xuất của ông chủ Điện Kremlin được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố quân đội Mỹ sẽ "cắm rễ" tại Afghanistan thêm ít nhất hai năm nữa. Động thái này của Mỹ được xem là sự thừa nhận ngầm rằng, chính quyền Afghanistan không thể tự mình giải quyết các mối đe dọa đến từ Taliban.
Chi tiết về kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á mà Tổng thống Nga đề xuất chưa được công bố. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ và hiện đại, quân đội Nga sẽ trở thành xương sống trong liên minh này.
Tổng thống Putin (thứ 2 từ phải sang) đang họp hội nghị thượng đỉnh cùng các lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) tại Kazakhstan.
Quân đội Nga từng chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới Tajikistan với Afghanistan. Tuy nhiên, năm 2005, lực lượng Nga rút về nước do hiệp ước giữ chân quân Nga ở lại đó hết hiệu lực.
Trước đó, Tổng thống Putin cũng đã lên tiếng thông báo rằng, Nga sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Tajikistan, một nước từng thuộc Liên Xô, giáp biên giới với Afghanistan.
Moscow cũng cho biết sẽ tăng cường quân số ở Tajikistan từ 5.900 lên 9.000 người vào năm 2020, đồng thời dự định thay mới toàn bộ máy bay tại căn cứ không quân ở vùng Kant - Kyrgyzstan vào năm 2016.
Điện Kremlin được cho là đã tỏ ra đặc biệt quan ngại sau khi Taliban dồn dập tấn công thành phố Kunduz, ở miền bắc Afghanistan gần biên giới Uzbekistan, một quốc gia từng thuộc Liên Xô tháng trước.
Taliban đã chiếm đóng Kunduz ba ngày trước khi bị các lực lượng Afghanistan được Mỹ không kích hậu thuẫn đẩy lùi. Trong sứ mệnh không kích hậu thuẫn Afghanistan tái chiếm Kunduz, Mỹ đã ném bom nhầm phá hủy một bệnh viện từ thiện do tổ chức bác sĩ không biên giới điều hành.
Nga và các nước từng thuộc Liên bang Xô viết đang ngày càng quan ngại trước khả năng Taliban bành trướng ra ngoài lãnh thổ Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút khỏi đây.
Tổng thống Putin hôm 16.10 từng thừa nhận, đang có khoảng "5.000-7.000" công dân của các quốc gia từng thuộc Liên Xô đang chiến đấu trong hàng ngũ của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq.
Trong một động thái liên quan, theo báo Telegraph, Nga đang giảm bớt cường độ không kích IS tại Syria. Ngày 13.10, số lượt không kích IS của Nga đạt kỷ lục với 88 lượt cất cánh và 86 căn cứ của IS bị phá hủy.
Tuy nhiên, sang ngày 15.10, Nga chỉ ném bom 33 mục tiêu của IS. Lý do, theo Bộ Quốc phòng Nga là do quân đội Syria đang mở rộng các chiến dịch trên bộ.
Theo_24h
Số người tới Đức xin tị nạn giảm mạnh Trong tháng 4, số người di cư tới Đức đã giảm mạnh, đặc biệt là sau thời điểm lộ trình di cư quen thuộc qua các quốc gia Balkan bị đóng lại. Người di cư tại Đức (Ảnh: EPA) Theo các số liệu mới công bố, trong tháng 4, chỉ có 16.000 người di cư tới Đức xin tị nạn, giảm 1/4 so...