“Điểm mặt” những nguyên nhân khiến xe ôtô bị hụt ga
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng xe ôtô bị hụt ga.
Nguyên nhân khiến xe ôtô bị hụt ga. Ảnh: Phan Anh
Xe ôtô bị hụt ga là hiện tượng xe bất chợt mất tốc độ, gia tốc khi lên ga hay đạp ga không vọt. Hiện tượng này có thể xuất hiện khi công suất động cơ mất ổn định hoặc nhiên liệu không được cung cấp đủ.
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng xe ôtô bị hụt ga:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu bị lỗi
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến xe ôtô bị hụt ga là lượng nhiên liệu cung cấp cho buồng đốt không đủ. Trong trường hợp này, có thể hệ thống cung cấp nhiên liệu bị lỗi một trong các bộ phận sau:
– Ống dẫn nhiên liệu rò rỉ hoặc bị tắc;
– Bơm nhiên liệu bơm yếu, không cung cấp đủ lượng nhiên liệu cần thiết;
– Lọc nhiên liệu đóng quá nhiều cặn bẩn sau thời gian dài hoạt động dẫn đến tắc nghẽn, không cung cấp đủ nhiên liệu tới buồng đốt;
Video đang HOT
– Kim phun bám bẩn, đóng cặn gây tắc kim phun.
Thiếu hụt lượng không khí cấp vào buồng đốt
Nếu lượng không khí cung cấp cho buồng đốt không đủ sẽ làm giảm hiệu quả đốt cháy. Điều này khiến cho công suất động cơ bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng xe ôtô hụt hơi.
Nguyên nhân chính khiến cho không khí không vào đủ buồng đốt là do hỏng lọc gió.
Lượng khí thải từ quá trình đốt cháy động cơ không thể thoát ra ngoài cũng ảnh hưởng đến công suất động cơ, khiến xe ôtô bị hụt ga. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể do:
– Bộ chuyển đổi xúc tác quá nhiệt, hư hỏng khiến khả năng lưu thông của khí thải bị giảm và gây áp suất ngược lại buồng đốt làm ảnh hưởng đến công suất động cơ;
– Ống dẫn khí thải bị móp méo khiến lượng khí thải không thể lưu thông.
Hệ thống cảm biến trục trặc
Hệ thống cảm biến chịu trách nhiệm theo dõi và truyền thông tin đến ECU – giúp tính toán xác định chính xác mức nhiên liệu, không khí cung cấp vào buồng đốt.
Nếu các bộ cảm biến này gặp lỗi thì thông tin truyền đến ECU sẽ bị sai lệch, dẫn đến hiệu quả đốt cháy không cao và có thể gây ra hiện tượng xe ôtô bị hụt ga.
Dây đai trục cam bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến xe tăng tốc kém. Ngay cả khi thay mới dây nếu không lắp chính xác cũng khiến xe ôtô tăng tốc kém.
Lý do nên cọ rửa gầm xe ôtô thường xuyên
Gầm xe ôtô cần được cọ rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn tích tụ.
Cọ rửa gầm xe ôtô nên được thực hiện thường xuyên. Ảnh: ST
Loại bỏ bụi bẩn tích tụ dưới gầm xe
Gầm xe ôtô là khu vực tiếp xúc gần nhất với mặt đường. Điều này đồng nghĩa với việc, rất nhiều bụi bẩn sẽ bám vào gầm xe và tích tụ ở mọi ngóc ngách.
Vì vậy, việc cọ rửa gầm xe ôtô sạch sẽ rất cần thiết, đặc biệt là đối với các xe đi off-road.
Ngăn chặn rỉ sét
Rỉ sét là một trong những kẻ thù lớn nhất của xe ôtô. Sau một thời gian sử dụng, những lỗ thoát nước dưới gầm xe ôtô có thể chứa nhiều bụi bẩn và bị tắc nghẽn. Lúc này, nước sẽ không thể thoát và gây ra hiện tượng rỉ sét ở một số bộ phận dưới gầm xe.
Vì vậy, chủ xe nên cọ rửa gầm xe thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, giúp đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động trơn tru, tránh hiện tượng rỉ sét.
Ngăn chặn hư hỏng
Khi có bụi bẩn tích tụ dưới gầm xe, một vài bộ phận sẽ bị ăn mòn, dẫn đến hư hỏng.
Các bộ phận có thể kể tên đến là: phanh, hệ thống treo, hệ thống khí xả và một số bộ phận khác có vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu xe.
Tần suất cọ rửa gầm xe ôtô
Xe có tình trạng, tần suất sử dụng khác nhau thì tần suất cọ rửa gầm xe cũng khác nhau.
Theo đó, những xe chạy quãng đường dài, đường xấu, tiếp xúc với nhiều bụi bẩn nên được rửa gầm xe ngay sau khi kết thúc chuyến đi để tránh các bụi bẩn bám lâu ngày, gây hư hỏng các bộ phận;
Với những xe ôtô có tần suất sử dụng không cao, chạy quãng đường ngắn, việc cọ rửa gầm xe nên được thực hiện 2 - 3 tháng/lần;
Đối với những xe ôtô gầm cao hoặc đã được phủ lớp chống gỉ sét, việc rửa gầm xe ôtô không cần thực hiện với tần suất quá cao.
5 bước đo áp suất lốp xe ôtô đơn giản Dưới đây là cách đo áp suất lốp xe ôtô thông dụng nhất hiện nay. Cách đo áp suất lốp xe ôtô. Ảnh: Carmudi Áp suất lốp xe ôtô là gì? Áp suất lốp xe ôtô là áp suất không khí nén lại bên trong lốp xe. Đơn vị đo áp suất lốp xe ôtô phổ biến nhất hiện nay là 1 kg/cm2,...