Điểm mặt những dự án “đưa” cựu Tổng giám đốc Hadico vào tù
Mỗi khi nhắc đến những “đại dự án” này, nhiều người dân ở huyện Từ Liêm cũ vẫn chưa hết rùng mình bởi quy mô của nó nhưng lại giật mình bởi tiến độ thi công cũng như những gì đã làm được.
Sau khi ông Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp (Hadico) Hà Nội bị bắt, hàng loạt dự án có vấn đề của công ty này bị phanh phui.
Ngoài việc “thâu tóm” chợ Cầu Diễn theo cách “cho không biếu không” của UBND huyện Từ Liêm lúc đó như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, công ty Hadico do ông Nguyệt đứng đầu còn dính đến nhiều dự án khác ở khu vực huyện Từ Liêm.
Chợ Cầu Diễn – một trong những dự án được chính quyền Từ Liêm ưu ái cho Hadico.
Giờ đây, sau khoảng 5 năm, dự án trồng hoa công nghệ cao của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội triển khai ở Tây Tựu vẫn đang giậm chân tại chỗ. Khi đó, công ty Hadico được nhận dự án “khủng” để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhưng thực hiện chậm tiến độ.
Khi nhận dự án này, ông Nguyệt (lúc đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Hadico) hứa hẹn sẽ cung cấp hoa và giống cây trồng cho toàn TP.Hà Nội nhưng đến thời điểm ông Nguyệt bị bắt thì dự án hàng trăm tỉ này cũng chỉ là một bãi đất bỏ hoang. Ngày 9/3, theo quan sát của PV dự án “khủng” này vẫn chỉ dành cho cỏ mọc um tùm.
Đi vào sâu trong dự án, chỉ là sự hoang tàn bao trùm tất cả, lác đác có vài ruộng hoa bé tí do một số công nhân ở đây trồng và bán cho các chợ đầu mối ở khu vực Từ Liêm. Phần lớn diện tích đất của dự án này vẫn bỏ hoang, không một bóng người qua lại. Một phần nhỏ còn lại, công ty đã cho một doanh nghiệp phân bón thuê lại.
Video đang HOT
Tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi được biết, một trong những dự án được chính quyền ưu ái nhất với Hadico chính là dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác chợ Cầu Diễn”. Khi đó (năm 2009), công ty Hadico đã trúng thầu dự án “Xây dựng và kinh doanh khai thác chợ Cầu Diễn”.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, không hiểu vì lý do gì mà ông Lê Văn Thư (lúc đó là Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm), nay là Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm đã có Quyết định số 12185/QĐ – UBND ban hành ngày 29/12/2009 để “Bàn giao chợ Cầu Diễn cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý, kinh doanh khai thác”.
Bắt giữ nguyên Phó GĐ VDB Minh Hải liên quan đến vụ “bốc hơi” 1.200 tỷ.
Quyết định này của Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm lúc đó về việc bàn giao chợ để Hadico “quản lý, kinh doanh khai thác” (không phải để đầu tư xây dựng) chả khác nào việc “cho không, biếu không” doanh nghiệp này.
Trên thực tế, từ khi nhận quyết định này, công ty Hadico không thực hiện một sự đầu tư nào ở chợ Cầu Diễn mà chỉ tiến hành việc kinh doanh, khai thác theo “luật riêng” như: Thu giá thuê mặt bằng của tiểu thương cao gấp nhiều lần so với quy định; cấm bà con tiểu thương lập hòm thư góp ý trong chợ…
Chịu không nổi cách quản lý “một mình một chợ” của công ty Hadico ở chợ Cầu Diễn, 404 hộ kinh doanh ở đây đã liên tục làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc xử lý.
Chính vì vậy, ngày 13/3/2014, UBND TP.Hà Nội đã có thông báo số 39/TB – UBND “kết luận đơn tố cáo của đại diện số hộ kinh doanh tại chợ Cầu Diễn”, trong đó nhấn mạnh “việc tiểu thương chợ Cầu Diễn khiếu nại UBND huyện Từ Liêm ban hành Quyết định số 12185/QĐ – UBND ngày 29/12/2009 về việc bàn giao quản lý chợ Cầu Diễn cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý, kinh doanh khai thác là không đúng quy định có cơ sở”.
Việc công ty Hadico tự ý nâng mức thu phí chợ theo “luật riêng” cao gấp nhiều lần so với quy định, thông báo số 39/TB – UBND cũng nêu rõ “Việc nâng mức thu phí chợ của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt là vi phạm khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 34/2009/QĐ – UBND ngày 9/1/2009 của UBND thành phố về việc thu phí chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Liên quan đến Quyết định 12185/QĐ – UBND của UBND huyện Từ Liêm “bàn giao chợ Cầu Diễn cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý, kinh doanh khai thác” góp phần khiến chợ Cầu Diễn rơi vào bi kịch như hiện nay.
Để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin đã nhiều lần đặt lịch làm việc với ông Lê Văn Thư, người ký Quyết định 12185, hiện là Bí thư Quận ủy Từ Liêm để làm rõ về vấn đề này, tuy nhiên lấy lý do hiện nay không còn huyện Từ Liêm và việc ông Thư ký Quyết định 12185 là đại diện cho UBND chứ không phải vai trò cá nhân, nên quận Bắc Từ Liêm giao cho bà Nguyễn Thị Nắng Mai – Trưởng phòng Kinh tế quận Bắc Từ Liêm trả lời báo chí.
Trong buổi làm việc với PV báo Người Đưa Tin, bà Nắng Mai thừa nhận, trong thời điểm chợ Cầu Diễn thực hiện chuyển đổi (giai đoạn 2005 – 2007) đang ở thời điểm “sơ khai” thực hiện chuyển đổi chợ nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và sai sót là khó tránh khỏi.
“Trong khi thực hiện việc tiếp quản chợ Cầu Diễn, công ty Hadico đã có nhiều thiếu sót, như việc thu tiền, phí khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, thái độ quản lý tiểu thương cũng có vấn đề, họ không coi tiểu thương là đối tác mà coi đó là đối tượng quản lý… gây bức xúc cho bà con. Ngay sau đó huyện Từ Liêm và nay là quận Bắc Từ Liêm đã “tuýt còi”", bà Nắng Mai khẳng định.
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT biển thủ cả chục tỷ đồng
Trong thời gian làm Giám đốc công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, ông Phan Minh Nguyệt cùng kế toán trưởng đã "bỏ túi" hàng chục tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội đã giao Sở KH&ĐT Hà Nội kiểm tra, rà soát, báo cáo về các dự án đầu tư mà UBND TP đã giao Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư trong thời gian ông Phan Minh Nguyệt làm chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty này.
Ông Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội. (Ảnh: Lao động)
Việc đề nghị trên liên quan vụ ông Phan Minh Nguyệt (53 tuổi), Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.
Được biết năm 2011, khi là Giám đốc công ty này, ông Nguyệt đã chỉ đạo ban lãnh đạo Xí nghiệp Phát triển nông nghiệp sinh thái và du lịch dịch vụ phá dỡ toàn bộ khu nhà cấp 4 cũ của xí nghiệp tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm (nay là P. Minh Khai, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để kinh doanh.
Theo đó, toàn bộ 13 gian nhà kho, xưởng sản xuất của xí nghiệp này được xây thành 12 gian kiôt và 114 gian nhà cấp 4 cho cán bộ, công nhân viên thuê lại với giá 500 triệu đồng/gian.
Toàn bộ công trình này khi xây dựng đều không có dự án, không được cấp phép xây dựng và không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Ông Nguyệt và bà Nguyễn Thị Huyền Hảo (kế toán trưởng Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội) đã nhiều lần nhận khoản tiền cho thuê nhà từ nhân viên thủ quỹ của xí nghiệp, tổng cộng gần 10,5 tỉ đồng.
Ngoài ra, bà Hảo còn nhận tiền của 17 người ở văn phòng công ty với số tiền 7,3 tỉ đồng.
Tổng cộng số tiền trên khoảng 17,7 tỉ đồng, nhưng ông Nguyệt và bà Hảo không nhập vào quỹ công ty mà sử dụng vào mục đích cá nhân./.
Theo_VOV
PGĐ Sở Nông nghiệp bị bắt đã 'để dành' 18 tỷ đồng để tiêu xài Qua điều tra, Công an xác định ông Phan Minh Nguyệt và bà Nguyễn Thị Huyền Hảo đã để ngoài sổ sách gần 18 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân Trước đó vào ngày 24/2/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 14/C48(P6), các Quyết định khởi tố bị...