Điểm mặt những doanh nghiệp có tỷ suất lãi gộp cao nhất TTCK Việt Nam
Quán quân về tỷ suất lãi gộp trên sàn hiện là CTCP Chiếu xạ An Phú (APC) với tỷ suất lãi gộp trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 70%. Nếu chỉ tính riêng quý 3 thì tỷ suất lãi gộp thậm chí lên tới 72%.
Tỷ suất lãi gộp, hay biên lãi gộp [(doanh thu - giá vốn)/doanh thu] là cách thức nhanh chóng để so sánh một công ty với đối thủ cạnh tranh hoặc các chỉ số trung bình ngành. Nó cũng có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hiện tại của công ty với quá khứ, đặc biệt là tại các thị trường mà giá cả hàng hóa biến động đáng kể. Ngoài ra, tỷ suất lãi gộp còn cho thấy mức độ hấp dẫn của các ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Trên 3 sàn chứng khoán hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch đủ các ngành nghề khác nhau khiến việc lựa chọn cổ phiếu trở nên khó khăn với những nhà đầu tư nghiệp dư. Do đó, tìm ra những cổ phiếu có biên lãi gộp cao là một trong những yếu tố quan trọng để ra quyết định đầu tư.
Theo thống kê, hiện có khá nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có tỷ suất lãi gộp từ 40% trở lên, điều này có nghĩa tạo ra doanh thu 10 đồng thì lợi nhuận chưa bao gồm các chi phí phát sinh (chi phí bán hàng, quản lý, tài chính, thuế) đạt ít nhất 4 đồng.
Quán quân về tỷ suất lãi gộp trên sàn hiện là CTCP Chiếu xạ An Phú (APC) với tỷ suất lãi gộp trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 70%. Nếu chỉ tính riêng quý 3 thì tỷ suất lãi gộp thậm chí lên tới 72%. Một điểm đáng chú ý là biên lãi gộp của An Phú có sự cải thiện mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây, từ mức 46% năm 2012 lên con số 70% hiện nay.
Được biết, An Phú hiện là cái tên đáng chú ý nhất trong lĩnh vực chiếu xạ khử trùng các loại thủy hải sản, rau củ quả với thị phần khoảng 60%, bỏ xa các đối thủ xếp sau như Thái Sơn (thị phần thứ 2 và đang nắm giữ trên 50% cổ phần APC), Sơn Sơn (chủ yếu chiếu xạ hoa quả) hay Trung tâm Chiếu Xạ Hà Nội (bắt đầu chiếu xạ hoa quả từ tháng 4/2016 nhưng công suất còn thấp).
Một cái tên đáng chú ý khác có biên lãi gộp cao là CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) với biên lãi gộp trong nhiều năm qua ổn định trong mức 60-70%, thậm chí lên mức 86% vào năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm, biên lãi gộp NTC chỉ còn 68% nhưng vẫn là mức khá cao.
Theo tìm hiểu, NTC là đơn vị kinh doanh khu công nghiệp với hai cổ đông lớn là Tập đoàn Cao Su và CTCP Cao su Phước Hòa, dự án KCN Nam Tân Uyên của NTC nhận được rất nhiều lợi thế mà không phải Khu công nghiệp nào cũng có được. Tính tới nay, NTC đang phát triển 2 khu công nghiệp là Nam Tân Uyên và Nam Tân Uyên mở rộng (NTU GĐ2) với tổng diện tích là 621ha. Quỹ đất mà NTC phát triển được chuyển đổi chủ yếu từ đất trồng cây cao su của PHR. Đây là điểm lợi thế lớn của NTC khi không phải thực hiện công tác đền bù, giải tỏa mặt bằng vốn mất nhiều thời gian và chi phí.
Vinamilk (VNM) cũng là một trong những doanh nghiệp có biên lãi gộp cao nhất TTCK Việt Nam và liên tục cải thiện trong những năm gần đây. Nếu như vào năm 2011, biên lãi gộp Vinamilk chỉ quanh ngưỡng 30% thì trong 9 tháng đầu năm đã lên trên 48%.
Video đang HOT
Theo ước tính, Vinamilk hiện đang nắm giữ 57,8% thị phần sữa Việt Nam, tăng nhẹ so với mức 55,9% cuối năm 2016. Trong đó có sự đóng góp rất lớn của sữa nước tăng từ 55,8% lên 58,1%; sữa chua uống tăng từ 33,8% lên 39,1%; sữa bột pha sẵn trẻ em tăng từ 21,1% lên 32,7%. Các mặt hàng sữa bột, sữa đặc và sữa chua ăn tiếp tục duy trì thị phần ở mức cao.
Một số doanh nghiệp có biên lãi gộp cao nhất TTCK VN
Dược Hậu Giang (DHG) cũng duy trì biên lãi gộp trong những năm qua ổn định ở mức 40- 50%. Trong 9 tháng đầu năm 2017, biên lãi gộp DHG ở mức 45%. Nhìn chung, không chỉ Dược Hậu Giang mà các doanh nghiệp dược như Traphaco, Domesco, Imexpharm, Pymephaco…đều có biên lợi nhuận ở mức cao so với thị trường chung.
Doanh nghiệp mới lên sàn Vincom Retail (VRE) cũng có biên lợi nhuận gộp khá tốt và có xu hướng cải thiện mạnh trong những năm qua. Nếu như năm 2015, biên lãi gộp Vincom Retail chỉ là 34% thì trong 9 tháng đầu năm 2017 đã tăng lên 50%.
Được biết, Vincom Retail đang sở hữu và vận hành hệ thống TTTM có quy mô lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Việt Nam. Tính đến 30/6/2017, Vincom Retail đang vận hành 40 TTTM tại 21 tỉnh thành, với tổng diện tích mặt bằng bán lẻ lên đến 1,1 triệu m2. Bên cạnh đó, Vincom Retail còn có 22 dự án đang triển khai xây dựng và 51 đang trong giai đoạn phát triển cũng tại thời điểm trên.
Cổ phiếu tăng trưởng phi mã
Với biên lãi gộp vào hạng “top” thị trường, không bất ngờ các cổ phiếu kể trên nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư và đã tăng trưởng phi mã. Tính đến hết phiên giao dịch 21/11, thị giá APC đạt xấp xỉ 68.000 đồng, tăng gần 4 lần so với đầu năm. Tương tự, NTC cũng tăng gần gấp đôi so với đầu năm.
VNM cũng là một trong những cái tên “hot” nhất TTCK Việt Nam năm 2017 với mức tăng 55% so với thời điểm đầu năm. DHG mặc dù đang trong nhịp điều chỉnh kéo dài vài tháng nay nhưng so với đầu năm, cổ phiếu này cũng đã tăng 65%.
Còn với VRE, mặc dù mới lên sàn trong vào đầu tháng 11 nhưng cổ phiếu này đã lập tức thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài và mức giá hiện đã tăng 50% so với mức chào sàn.
Những cổ phiếu có biên lãi gộp cao đều tăng mạnh trong năm 2017
Ngoài các cổ phiếu kể trên, trên TTCK còn khá nhiều doanh nghiệp có tỷ suất lãi gộp liên tục cải thiện trong những năm qua như PNJ, MWG, HPG, PTB, CVT…và cổ phiếu các doanh nghiệp này đều nằm trong top tăng trưởng của thị trường.
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên HoSE, VnIndex nhẹ nhàng vượt ngưỡng 930 điểm
VRE là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 52,44 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là VJC (29,98 tỷ đồng), BID (29,67 tỷ đồng), SSI (26,26 tỷ đồng), STB (18,76 tỷ đồng).
Phiên giao dịch 22/11 khép lại với những diễn biến hết sức tích cực khi dòng tiền đổ mạnh vào cả 3 sàn giúp các chỉ số đồng loạt tăng điểm. Theo đó, VnIndex đóng cửa tăng 14,36 điểm (1,56%) lên 932,66 điểm; Hnx-Index tăng 1,27 điểm (1,17%) lên 109,29 điểm và Upcom-Index tăng 0,68 điểm (1,26%) lên 54,24 điểm.
Trên HSX, khối ngoại tiếp tục có phiên mua ròng với 4,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 15,15 tỷ đồng.
VRE là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 52,44 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là VJC (29,98 tỷ đồng), BID (29,67 tỷ đồng), SSI (26,26 tỷ đồng), STB (18,76 tỷ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch, cả 5 cổ phiếu trong top mua ròng đều tăng điểm, thậm chí tăng trần như trường hợp BID.
Phía bán ròng, VNM đứng đầu danh sách với 113,6 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lươtk là MSN (77,23 tỷ đồng), VIC (25,73 tỷ đồng), BMP (17,46 tỷ đồng), KBC (7,34 tỷ đồng). Trong đó, VNM cùng với VIC là 2 cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch trong sắc đỏ, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường hôm nay.
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với 969 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 17,7 tỷ đồng.
THB là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 2,71 tỷ đồng và đây cũng là cổ phiếu duy nhất được mua ròng trên 1 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, THB giảm nhẹ 200 đồng (1%) xuống 19.300 đồng.
Ở chiều ngược lại, PVS đứng đầu danh sách bán ròng với 13,42 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, PVS tăng vọt 900 đồng (5,3%) lên 17.900 đồng. Có lẽ việc giá dầu phục hồi tốt trong đêm qua đã tác động tích cực tới cổ phiếu này.
Top 5 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX còn có VCG (2,79 tỷ đồng), DGL (1,79 tỷ đồng), VGC (1,04 tỷ đồng), PHP (0,43 tỷ đồng).
Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 85 liên tiếp với 2,44 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 50,33 tỷ đồng.
LPB là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất Upcom với 18,51 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng lần lượt là GEX (17,44 tỷ đồng), ACV (4,73 tỷ đồng), SCS (2,56 tỷ đồng), VIB (2,49 tỷ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch, ngoại trừ SCS dừng tại tham chiếu 121.900 đồng thì các cổ phiếu khác đều tăng điểm, thậm chí tăng mạnh như ACV (4,4%) hay VIB (7,8%).
Theo Trí thức trẻ
Bùng nổ trong phiên chiều, VnIndex dễ dàng vượt cản 900 điểm với sự bứt phá của VIC, VRE, VNM Danh mục SCIC thoái vốn cũng có những tín hiệu tích cực trong phiên chiều, tiêu biểu là BMP tăng gần hết biên độ. Thông tin BMP có thể lọt rổ FTSE Vietnam ETF đã tác động tích cực tới cổ phiếu này. Ngược lại, HBC giảm 1.500 đồng sau dự báo có thể loại khỏi rổ V.N.M ETF. Càng về cuối phiên...