“Điểm mặt” dịch bệnh bùng phát dịp cận Tết
Giáp Tết, nhiều dịch bệnh có nguy cơ tái xuất, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Theo cảnh báo của Bộ Y tế, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành có số mắc cao hoặc gia tăng cục bộ tại một số địa phương.
Vệ sinh môi trường hạn chế dịch bệnh xảy ra vào dịp giáp Tết
Cùng với thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
Thời điểm này, những dịch bệnh như sởi, thủy đậu, rubella, tay chân miệng, liên cầu lợn… có xu hướng gia tăng.
Video đang HOT
Bộ Y tế cho biết, những tháng cuối năm 2018, tình hình dịch bệnh trên thê giới và Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Cụ thể, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong những tháng cuối năm 2018, các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi như MERS-CoV tiếp tục ghi nhận tại khu vực Trung Đông; bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia khu vực Châu Âu trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi; các chủng cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ bùng phát tại một số quốc gia trong khu vực vào mùa xuân và xâm nhập vào Việt Nam.
Theo Bộ NNPTNT, giáp Tết, các địa phương cần chủ động phòng chống bệnh lở mồm, long móng gia súc và các bệnh truyền nhiễm khác trên đàn gia súc, gia cầm; khai báo kịp thời đàn vật nuôi có biểu hiện dịch bệnh nguy hiểm, không được giấu dịch. Các địa phương bố trí kinh phí cho công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc; tổ chức đoàn kiểm tra các xã, thị trấn trong triển khai biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh dịp giáp Tết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, vệ sinh khử khuẩn nơi sinh hoạt và vệ sinh môi trường giảm thiểu sự hiện diện của mầm bệnh môi trường.
Vê sinh kem va sư dung nươc không đam bao vệ sinh la môt trong nhưng nguyên nhân gop phân gây ra cac dich, bênh đương tiêu hoa, giun san, tay chân miêng… gia tăng, đặc biệt vào dịp giáp Tết.
MINH AN
Theo laodong
Cách phòng chống dịch bệnh sau đợt mưa lũ
Sau mưa lũ, nguy cơ bùng phát các bệnh về tiêu hóa, da liễu, đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Do đó, người dân cần chủ động phòng, chống các loại bệnh này.
Người dân thu gom rác thải tại bờ hồ Hàm Nghi (Đà Nẵng). Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Ngày 14/12, bác sỹ Nguyễn Tam Lãm, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cho biết, trận mưa lớn vừa qua đã khiến 478 thôn, tổ dân phố, 39 trường học, 18 chợ và 15 cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố bị ngập cục bộ.
Sau khi nước rút, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng và chính quyền địa phương đã tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường bằng việc phun hóa chất khử trùng tại các khu vực bị ngập.
Theo bác sỹ Nguyễn Tam Lãm, sau mưa lũ, nguy cơ bùng phát các bệnh về tiêu hóa, da liễu, đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Do đó, người dân cần có các biện pháp để chủ động phòng, chống các loại bệnh này.
Hiện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ các địa phương máy phun thuốc, hóa chất xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và hóa chất diệt muỗi chống dịch bệnh sốt xuất huyết...
Ngành Y tế thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người dân cần lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Bên cạnh đó, người dân cần tích cực tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi phát hiện ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc có nguy cơ gây dịch, người dân phải nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành xử lý kịp thời, triệt để và hiệu quả để khống chế, không để dịch bùng phát và lan rộng trong cộng đồng../.
Theo bnews
TP HCM ghi nhận bệnh tay chân miệng giảm nhiều tuần liên tiếp Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của TP HCM ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng giảm 50- 80 ca mỗi tuần, liên tiếp trong 5 tuần qua Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo cần phải có sự đề phòng lây lan, không chủ quan với bệnh này. TP HCM ghi nhận ca bệnh tay chân miệng ở trẻ...