‘Điểm mặt’ chứng rối loạn kinh nguyệt phụ nữ
Nguyên nhân nào dẫn đến kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về kinh nguyệt có liên quan đến chu kỳ kinh hoặc một số triệu chứng kèm theo trong những ngày có kinh.
Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở tuổi bắt đầu thấy kinh hoặc mãn kinh với nhiều biểu hiện khác nhau. Là hiện tượng sinh lý bình thường, dễ nhận biết nhưng cơ chế tạo ra và điều hòa kinh nguyệt lại hết sức phức tạp.
Nguyên nhân nào dẫn đến kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Các chứng rối loạn kinh nguyệt
Bất thường về chu kỳ kinh
Chu kỳ kinh còn gọi là vòng kinh có độ dài 28-30 ngày. Nếu kinh nguyệt có chu kỳ dài trên 35 ngày thì là kinh thưa, kinh nguyệt có chu kỳ ngắn dưới 22 ngày thì là kinh ngắn. Nếu vòng kinh chênh nhau từ 5 ngày trở lên thì gọi là kinh nguyệt không đều.
Nếu có kinh lần đầu dưới 10 tuổi gọi là dậy thì sớm. Nếu sau 18 tuổi mới có kinh thì gọi là dậy thì muộn. Nếu quá 18 tuổi vẫn chưa có kinh lần nào thì gọi là vô kinh nguyên phát. Nếu đã từng có kinh đều mà sau 3 tháng không có kinh thì gọi là vô kinh thứ phát.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. (Ảnh minh họa: Internet)
Bất thường về số ngày có kinh, tuổi kinh, khối lượng máu kinh
Video đang HOT
Mỗi kỳ hành kinh thường kéo dài 3-5 ngày. Nếu quá 7 ngày thì là bị rong kinh. Nếu chỉ dưới 2 ngày thì gọi là kinh ngắn. Nếu hết kinh khi chưa đến 40 tuổi thì gọi là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi thì gọi là mãn kinh muộn. Lượng máu ở mỗi người hành kinh không giống nhau. Thông thường số lượng máu mất trung bình mỗi lần hành kinh từ 50-80ml. Nếu nhiều hơn 100ml thì gọi là kinh nhiều huyết (đa kinh, cường kinh)…
Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể chỉ bị một trong số các triệu chứng trên nhưng cũng có khi nhiều rối loạn cùng có một lúc. Người bị rong kinh có thể kèm theo cường kinh, người có kinh nguyệt thưa có thể kèm theo kinh ngắn, kinh ít…
Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Do tình trạng cơ địa khác nhau nên chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng kinh nguyệt thất thường ở chị em phụ nữ có thể là do một số nguyên nhân như: Rối loạn hoạt động nội tiết tác động lên hệ thống dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng làm cho chu kỳ kinh nguyệt sai lệnh gây nên kinh nguyệt không đều; Do mất cân bằng dinh dưỡng (rối loạn tiêu hóa, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện, tăng cân hoặc giảm cân); Do bị stress (căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống); Do mắc các bệnh phụ khoa ở tử cung và buồng trứng như: u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung…
Trường hợp không có kinh nguyệt (vô kinh) có hai nguyên nhân:
Nguyên nhân nguyên phát: do bất thường ở bộ phận sinh dục hoặc các tuyến nội tiết liên quan đến hoạt động sinh dục khi sinh ra đã bị dị tật, không có tử cung, không có âm đạo hoặc không có vách ngăn âm đạo, màng trinh không thủng, bị teo tuyến yên, teo buồng trứng…
Nguyên nhân thứ phát: do dính buồng tử cung trong một số trường hợp như lao sinh dục, phá thai không an toàn, sau nạo hút thai, sau tháo vòng…
Một số bệnh cấp tính và man tính trong cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Lời khuyên của thầy thuốc
Kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống của phụ nữ. Do vậy, việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm (6 tháng/lần) và thăm khám phụ khoa giúp kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh và đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần.
Dinh dưỡng cân đối và hợp lý cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng thần kinh và stress.
Thực hiện tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn phải nạo phá thai, để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong quá trình nạo hút thai có thể làm tổn thương mạch máu trong buồng tử cung và một số biến chứng khác.
Chú trọng trong việc vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách. Khi bị rối loạn kinh nguyệt chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
ThS. Lê Thị Hương
Theo Suckhoedoisong.vn
Bạn sắp mãn kinh khi thấy...
Chu kỳ kinh dừng đột ngột hoặc ngắn lại, thưa ra, rong kinh, rong huyết... là dấu hiệu của mãn kinh.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, mãn kinh là một trạng thái bình thường trong cuộc sống, giống như sinh - lão - bệnh - tử, phụ nữ không thể chống lại hiện tượng này. Tuy nhiên, mãn kinh có thể được ngăn chậm lại, cũng giống như cách con người kéo dài tuổi thọ.
Trước khi mãn kinh, phụ nữ có 3 đến 5 năm ở giai đoạn tiền mãn kinh với lượng estrogen trong cơ thể bắt đầu giảm. Nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ không biết rõ các dấu hiệu của mãn kinh và tiền mãn kinh. Các chuyên gia cho biết mãn kinh được xác định rõ khi phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt trong vòng một năm. Trước đó, có một số triệu chứng báo trước thời kỳ mãn kinh như sau:
Rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh có thể dừng đột ngột hoặc ngắn lại, thưa ra, rong kinh, rong huyết... Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể là dấu hiệu khởi đầu thời kỳ mãn kinh. Nếu rong huyết ở giai đoạn này, chị em phụ nữ cần đến bác sĩ khám để loại trừ nguyên nhân ung thư nội mạc tử cung.
Bạn có thể nhận biết mình sắp mãn kinh (Ảnh minh họa: Womenshealth.)
Giảm khả năng sinh sản
Giảm khả năng sinh sản biểu tức là khó có thai hơn và thai nhi dễ bị bất thường. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có thể đậu thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng hành kinh. Trong độ tuổi này do các nang noãn có sự biến đổi về yếu tố di truyền nên các bà mẹ lớn tuổi có khả năng sinh con bị rối loạn di truyền cao, đặc biệt là trẻ bị hội chứng Down. Do vậy, các bác sĩ không khuyến khích phụ nữ lớn tuổi mang thai. Tốt nhất nên dùng biện pháp tránh thai hiệu quả.
Rối loạn vận mạch
Cơn bốc hỏa, vã mồ hôi từng cơn, rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Các dấu hiệu rối loạn thực vật này có thể xảy ra vài năm trước mãn kinh và tiếp diễn trong nhiều năm.
Loãng xương
Đây là bệnh lý toàn thân, thiếu hụt hormone, xương trở nên xốp, mỏng và giòn nên rất dễ gãy. Đây cũng chính là nguyên nhân người phụ nữ cao tuổi dễ bị bệnh phải nằm bệnh viện, tàn phế, thậm chí tử vong.
Bệnh tim mạch
Hormone nữ rất hữu hiệu trong việc loại bỏ các chất mỡ có hại trong máu, giữ tính đàn hồi, mềm mại của thành mạch. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ ít bị các bệnh lý tim mạch vì buồng trứng còn hoạt động tốt. Buồng trứng suy giảm, thiếu hụt nội tiết, mất yếu tố bảo vệ quý giá nên việc mãn kinh đã trở thành một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập ở phụ nữ lớn tuổi.
Các loại ung thư sinh dục nữ
Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh. Bác sĩ khuyên phụ nữ trong độ tuổi này đừng quên khám phụ khoa và khám vú định kỳ để sàng lọc, chẩn đoán các loại ung thư phụ khoa ở giai đoạn sớm.
Bệnh Alzheimer
Là quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, làm giảm chức năng não bộ. Khoảng 40% người trên 80 tuổi mắc bệnh này. Sau tuổi 70, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Để giảm nguy cơ Alzheimer, phụ nữ cao tuổi nên tham gia hoạt động xã hội, tập suy nghĩ và các hoạt động mang tính động não có thể giúp đẩy lùi căn bệnh này.
Theo VNE
9 loại thuốc 'cấm' dùng vào kỳ kinh nguyệt Sử dụng một số loại thuốc dưới đây trong ngày đèn đỏ sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Dùng thuốc bừa bãi trong 'ngày ấy': Nguy hiểm khôn lường Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của một phụ nữ bình thường về mặt sức khoẻ. Khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có...