Điểm mặt các súng trường bắn tỉa quái vật trên thế giới
Đấy là những khẩu súng trường bắn tỉa có cỡ nòng khủng, thường dùng đạn 12,7mm hay 14,5mm có khả năng hạ thiết giáp, máy bay.
Súng trường bắn tỉa hạng nặng là kiểu súng được thiết kế tấn công mục tiêu giá trị cao như phương tiện quân sự hạng nặng chứ không hẳn là dùng để tấn công bộ binh đối phương. Với cỡ đạn phổ biến 12,7mm, 14,5mm hay thậm chí là 20mm, súng bắn tỉa hạng nặng có thể tấn công hiệu quả xe thiết giáp hạng nhẹ, xe không bọc thép, thậm chí là máy bay địch, bệ phóng tên lửa, radar, tàu chiến nhỏ….
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới phát triển số lượng tương đối súng bắn tỉa hạng nặng. Một trong những thiết kế điển hình là mẫu NTW-20 của Nam Phi. Điểm đặc biệt ở khẩu súng này là “tuy hai mà một”: hai phiên bản nòng súng 14,5mm và 20mm trên cùng một thân súng. Theo đó, để chuyển đổi giữa súng 14,5mm và 20mm không cần phải tháo rời hoàn toàn mà chỉ cần thay đổi chốt, nòng súng, thiết bị ngắm và hộp tiếp đạn. Các thao tác này rất đơn giản mà không cần dụng cụ chuyên dụng, trong điều kiện dã chiến việc thay đổi nòng súng chỉ khoảng 1 phút.
Còn đây là thiết kế súng trường bắn tỉa hạng nặng cỡ 20mm do công ty công nghệ súng Anzio của Mỹ chế tạo, có thể sử dụng cỡ nòng bắn tỉa 14.5mm và 20mm, bắn đạn xuyên giáp đặc biệt và đạn bắn tỉa cỡ lớn khác, dùng để chống xe thiết giáp hạng nhẹ và thiết bị mặt đất khác của đối phương. Cỡ nòng lớn của nó đã gần bằng cỡ nòng của pháo. Trên trang mạng của công ty này tuyên bố tầm bắn tối đa của súng này là 4.572m, tầm bắn xa hơn so với tên lửa chống tăng TOW trước đó. Hiện nay, giá bán ra bên ngoài của súng trường này là 11.900 USD, công ty Anzio còn nghiên cứu loại súng hạng nhẹ 20MM Take-Down Rifle của súng Anzio, giá bán của súng này là 6.800 USD.
Còn đây là súng trường bắn tỉa RT-20 do công ty RH-Alan nghiên cứu từ giữa những năm 1990 cho Quân đội Croatia. Toàn bộ súng có khối lượng 19,2kg, chiều dài tổng thể 1.330mm, chiều dài nòng súng 920mm, tầm bắn hiệu quả tối đa 1.800m. Súng không có hộp tiếp đạn mà chỉ nạp từng viên trực tiếp.
Súng trường bắn tỉa tầm xa SOP 14,9mm do công ty tư nhân sản xuất sử dụng viên đạn dài, nặng nề nhưng đổi lại giúp đem lại độ chính xác rất cao. Ở khoảng cách 2,74km độ chính xác cao lên tới 0.5MOA, mà đạn sau khi được 5km vẫn có thể duy trì tốc độ siêu thanh. Đạn của súng được làm bằng tay, sử dụng vỏ đạn thắt cổ chai của súng máy 20mm, sau khi cho thuốc phóng và đầu đạn trở thành đạn cỡ 14,9mm, năng lượng nòng súng gấp đôi súng máy hạng nặng 14,5mm của Nga. Súng có tầm bắn gần 5km.
Súng bắn tỉa Steyr HS .50 được chế tạo bởi công ty Steyr Mannlicher (Áo). Súng sử dụng cỡ đạn 12,7 x 99mm (NATO). Ngoài ra còn có phiên bản sử dụng cỡ đạn .460 Steyr (HS .460). HS .50 nguyên bản không có hộp tiếp đạn mà bắt buộc phải nạp từng viên đạn trực tiếp.Sau này, để đáp ứng thêm yêu cầu của khách hàng, công ty có thêm phiên bản HS .50 M1 với hộp tiếp đạn 5 viên nằm bên trái. Súng có tầm bắn hiệu quả tối đa 1.500m và có độ chính xác rất cao.
Súng trường bắn tỉa bán tự động cỡ 12,7mm AS50 do công ty AI thiết kế cho lực lượng đặc nhiệm quân đội Mỹ, cụ thể hơn nó là súng trường bắn tỉa tầm xa hạng nặng giành cho lực lượng SEAL Hải quân Mỹ. Súng có thể được tháo rời các bộ phận chỉ trong vòng 3 phút. AS50 sử dụng là đạn cỡ 12,7mm với hộp tiếp đạn 5 viên, tầm bắn xa, lực giật nhỏ, súng có thể bắn 5 viên đạn trong vòng 1,5 giây, tầm bắn cao đạt 1,2km, độ chính xác của AS-50 nhỏ 1.5MOA. Súng được trang bị chủ yếu cho lực lượng Navy SEAL của Hải quân Mỹ.
Súng trường bắn tỉa hạng nặng là kiểu súng được thiết kế tấn công mục tiêu giá trị cao như phương tiện quân sự hạng nặng chứ không hẳn là dùng để tấn công bộ binh đối phương. Với cỡ đạn phổ biến 12,7mm, 14,5mm hay thậm chí là 20mm, súng bắn tỉa hạng nặng có thể tấn công hiệu quả xe thiết giáp hạng nhẹ, xe không bọc thép, thậm chí là máy bay địch, bệ phóng tên lửa, radar, tàu chiến nhỏ….
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới phát triển số lượng tương đối súng bắn tỉa hạng nặng. Một trong những thiết kế điển hình là mẫu NTW-20 của Nam Phi. Điểm đặc biệt ở khẩu súng này là “tuy hai mà một”: hai phiên bản nòng súng 14,5mm và 20mm trên cùng một thân súng.
Video đang HOT
Theo đó, để chuyển đổi giữa súng 14,5mm và 20mm không cần phải tháo rời hoàn toàn mà chỉ cần thay đổi chốt, nòng súng, thiết bị ngắm và hộp tiếp đạn. Các thao tác này rất đơn giản mà không cần dụng cụ chuyên dụng, trong điều kiện dã chiến việc thay đổi nòng súng chỉ khoảng 1 phút.
Còn đây là thiết kế súng trường bắn tỉa hạng nặng cỡ 20mm do công ty công nghệ súng Anzio của Mỹ chế tạo, có thể sử dụng cỡ nòng bắn tỉa 14.5mm và 20mm, bắn đạn xuyên giáp đặc biệt và đạn bắn tỉa cỡ lớn khác, dùng để chống xe thiết giáp hạng nhẹ và thiết bị mặt đất khác của đối phương.
Cỡ nòng lớn của nó đã gần bằng cỡ nòng của pháo. Trên trang mạng của công ty này tuyên bố tầm bắn tối đa của súng này là 4.572m, tầm bắn xa hơn so với tên lửa chống tăng TOW trước đó.
Hiện nay, giá bán ra bên ngoài của súng trường này là 11.900 USD, công ty Anzio còn nghiên cứu loại súng hạng nhẹ 20MM Take-Down Rifle của súng Anzio, giá bán của súng này là 6.800 USD.
Còn đây là súng trường bắn tỉa RT-20 do công ty RH-Alan nghiên cứu từ giữa những năm 1990 cho Quân đội Croatia.
Toàn bộ súng có khối lượng 19,2kg, chiều dài tổng thể 1.330mm, chiều dài nòng súng 920mm, tầm bắn hiệu quả tối đa 1.800m. Súng không có hộp tiếp đạn mà chỉ nạp từng viên trực tiếp.
Súng trường bắn tỉa tầm xa SOP 14,9mm do công ty tư nhân sản xuất sử dụng viên đạn dài, nặng nề nhưng đổi lại giúp đem lại độ chính xác rất cao. Ở khoảng cách 2,74km độ chính xác cao lên tới 0.5MOA, mà đạn sau khi được 5km vẫn có thể duy trì tốc độ siêu thanh.
Đạn của súng được làm bằng tay, sử dụng vỏ đạn thắt cổ chai của súng máy 20mm, sau khi cho thuốc phóng và đầu đạn trở thành đạn cỡ 14,9mm, năng lượng nòng súng gấp đôi súng máy hạng nặng 14,5mm của Nga. Súng có tầm bắn gần 5km.
Súng bắn tỉa Steyr HS .50 được chế tạo bởi công ty Steyr Mannlicher (Áo). Súng sử dụng cỡ đạn 12,7 x 99mm (NATO). Ngoài ra còn có phiên bản sử dụng cỡ đạn .460 Steyr (HS .460).
HS .50 nguyên bản không có hộp tiếp đạn mà bắt buộc phải nạp từng viên đạn trực tiếp.Sau này, để đáp ứng thêm yêu cầu của khách hàng, công ty có thêm phiên bản HS .50 M1 với hộp tiếp đạn 5 viên nằm bên trái. Súng có tầm bắn hiệu quả tối đa 1.500m và có độ chính xác rất cao.
Súng trường bắn tỉa bán tự động cỡ 12,7mm AS50 do công ty AI thiết kế cho lực lượng đặc nhiệm quân đội Mỹ, cụ thể hơn nó là súng trường bắn tỉa tầm xa hạng nặng giành cho lực lượng SEAL Hải quân Mỹ. Súng có thể được tháo rời các bộ phận chỉ trong vòng 3 phút.
AS50 sử dụng là đạn cỡ 12,7mm với hộp tiếp đạn 5 viên, tầm bắn xa, lực giật nhỏ, súng có thể bắn 5 viên đạn trong vòng 1,5 giây, tầm bắn cao đạt 1,2km, độ chính xác của AS-50 nhỏ 1.5MOA. Súng được trang bị chủ yếu cho lực lượng Navy SEAL của Hải quân Mỹ.
Theo NTD
Nhận diện 5 biến thể AK tồi nhất từng được sản xuất
Mặc dù các dòng súng trường tấn công AK nổi tiếng là đáng tin cậy và dễ sử dụng, tuy nhiên không phải biến thể của nó đều được như vậy.
Type-86S (Trung Quốc): mặc dù Trung Quốc khá thành công với biến thể súng trường tấn công Type-56 được sản xuất dựa trên nguyên mẫu của AK-47, nhưng lại không thành công mấy với Type-86S biến thể súng trường tấn công dạng bullpup cũng được phát triển dựa trên nguyên mẫu của AK-47.
Súng trường tấn công Type 86S dù mang đặc trưng súng bullpup nhưng lại vay mượn hiều chi tiết của AK-47 và các dòng súng trường tiến công dạng bullpup như Famas của Pháp và Steyr AUG của Áo. Doanh số của Type-86S có thể nói là hầu như không đáng kể và nó chỉ được bán với số lượng hạn chế cho một số khách hàng nhất định.
Type-86S được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco của Trung Quốc đưa vào sản xuất từ năm 1980 với số lượng chỉ khoảng 2.000 khẩu. Type-86S cũng sử dụng cỡ đạn 7,62mm theo tiêu chuẩn Liên Xô cùng hộp tiếp đạn 30 viên, nó có tầm bắn hiệu quả 300m với sơ tốc đầu đạn là 710m/s.
PA Md.86 (Romania): súng trường tấn công PA Md.86 hay còn được gọi với cái tên khác là AIMS-74 là một biến thể được Romania phát triển độc lập dựa trên nguyên mẫu súng trường tấn công AKM nhưng lại sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 5,5mm theo chuẩn Liên Xô tương tự như của AK-74. Kết quả của sự thay đổi này khiến PA Md.86 có trọng lượng nặng hơn gần 1kg so với AK-74.
Ngoài cơ cấu cò và kim hỏa lạc hậu ,PA Md.86 còn duy trì thiết kế tay cầm bằng gỗ của dòng súng trường tiến công PA Md.65 mặc dù chi tiết này không cần thiết.
Mặc dù không được đánh giá cao nhưng PA Md.86 vẫn được Romania sản xuất với số lượng khá lớn từ năm 1986 cho tới nay, bên cạnh việc phục vụ trong lực lượng Quân đội Romania PA Md.86 cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia khác nhau. Tầm bắn hiệu quả của PA Md.86 là từ 100 đến 1.000m với sơ tốc đầu đạn là 880m.
KBK wz. 1988 Tantal (Ba Lan): ý tưởng ban đầu của Ba Lan là chế tạo biến thể súng trường tiến công AK-74 nhẹ hơn và hiện đại hơn phiên bản gốc. Nhưng KBK wz. 88 Tantal lại có cơ cấu cò và kim hỏa phức tạp hơn để có thể bắn ở chế độ bán tự động và tự động đã làm giảm đi độ tin cậy và hay gây hỏng hóc cũng như khiến đạn không nổ.
Dù vậy KBK wz. 1988 Tantal vẫn được Ba Lan đưa vào sản xuất hàng loạt trong giai đoạn từ 1989-1994 với số lượng lên tới 25.000 khẩu, thời gian sau đó dây chuyền sản xuất KBK wz. 88 Tantal bị tạm ngưng. Trớ trêu là phần lớn số súng này được xuất sang Trung Đông còn Ba Lan lại chuyển sang sử dụng các dòng súng trường tấn công theo chuẩn NATO.
Súng trường tấn công KBK wz. 1988 Tantal có trọng lượng gần 3,7kg, nặng hơn nhiều so với AK-74. Nó cũng sử dụng cỡ đạn 5,45mm theo tiêu chuẩn Liên Xô với hộp tiếp đạn 30 viên. KBK wz. 1988 Tantal có tầm bắn hiệu quả 500m với sơ tốc đầu đạn là 880m/s.
Tabuk (Iraq): Tabuk thật ra là biến thể sao chép của súng trường tấn công AKM của Nam Tư có tên là Zastava M70. Tuy nhiên nó lại được Iraq sửa đổi lại như một biến thể súng trường bắn tỉa bán tự động nhằm đáp ứng nhu cầu vũ khí của Quân đội Iraq trong Chiến tranh Iran-Iraq diễn ra vào những năm 1980.
Việc sử dụng dòng AK như súng trường bắn tỉa tầm ngắn không phải là ý tưởng tồi. Vì điều này đã được Liên Xô chứng minh qua dòng súng trường bắn tỉa Dragunov SVD - vũ khí huyền thoại trong môi trường tác chiến đô thị. Tuy nhiên việc giảm bớt chế độ bắn chỉ còn chế độ bán tự động khiến Tabuk không đem lại lợi ích thực sự trên chiến trường.
Biến thể súng trường tấn công của Tabuk cũng khá nổi tiếng trong Chiến tranh Vùng Vịnh khi các binh sĩ Mỹ vứt bỏ súng trường tấn công M16 của họ để lấy những khẩu AK của lính Iraq. Trên thực tế đa phần những khẩu AK mà lính Mỹ lấy ở Iraq đều là các biến thể của súng trường tấn công Tabuk. Súng trường bắn tỉa Tabuk sử dụng cỡ đạn 7,62mm tương tự của AK-47 với hộp tiếp đạn từ 10-20 viên, nó có tầm bắn hiệu quả 800m với sơ tốc đầu đạn là 740m/s.
PA Md.65 (Romania): súng trường tấn công PA Md.65 của Romania là một biến thể khác của AKM, nhưng nó lại có hình dáng khá khác thường với ý tưởng cải tiến hình dáng bằng cách thêm một tay cầm bằng gỗ không có mấy tác dụng hoặc một số thay đổi nhỏ khác so với phiên bản tiêu chuẩn của Liên Xô.
Romania xuất khẩu PA Md.65 cho khá nhiều nước thậm chí nó còn xuất hiện trong cuộc xung đột Nam Ossetia vào 2008. Thậm chí, binh lính Gruzia còn thích sử dụng PA Md.65 hơn cả súng XM-15 - loại súng carbine kiểu M4 do Bushmaster sản xuất và thường được các công ty quân sự tư nhân sử dụng.
PA Md.65 được Romania đưa vào sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1963-1994, nó sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7.62mm của Liên Xô. Với tầm bắn hiệu quả từ 100-1.000m và có sơ tốc đầu đạn 715m/s.
Theo_Kiến Thức
Lỗ hổng chết người trên khẩu súng thông minh nhất thế giới Tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển khẩu súng bắn tỉa thông minh nhất thế giới chỉ bằng một phần mềm điện thoại. Ngày 30.7, các chuyên gia an ninh thế giới đã phát hiện ra những lỗ hổng chết người trong hệ thống súng trường bắn tỉa TrackingPoint được cho là "thông minh" nhất thế giới, có thể biến một "tay...