Điểm mặt các loại rau có nguy cơ nhiễm độc
Những loại rau, quả này vẫn xuất hiện đều đều trong bữa ăn. Nhưng đằng sau nó tiềm ẩn một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng.
Các loại rau, quả nhiều nguy cơ
Bé Quốc Minh, con chị Huệ (Văn Cao, Hà Nội) rất thích ăn đỗ quả xào. Chị Huệ kể: “Mỗi lần tôi mua đến gần một kg đỗ, xào lên là 2 đứa trẻ nhà tôi thi nhau ăn. Tôi nghe nói loại đậu đỗ này người ta phun nhiều thuốc sâu nên cũng hạn chế mua dù con rất thích. Hoặc nếu có mua, tôi vào siêu thị mua để an tâm phần nào”.
Theo chị Hóa, Hoài Đức, Hà Nội, cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết, vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà nó có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Quả đỗ thường bị phun nhiều thuốc trừ sâu.
Không chỉ đậu đỗ, dưa chuột cũng là loại quả ẩn chứa nhiều hiểm họa. Dưa chuột luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán.
Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.
Bình thường giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Quả thực, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường thì nó rất sạch sẽ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã cần tới một số loại thuốc kích thích để cho giá đỗ nhanh nảy mầm, trắng, đẹp.
Giá đỗ ủ hoá chất có thân mập mạp, trắng ngần, dài, không có rễ. Còn giá đỗ không có hoá chất màu không trắng và rất gầy, nhiều rễ dài.
Rau cải là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.
Gặp anh Hùng, một nông dân ở Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội, anh nói: “Rau cải ngọt đánh thuốc dễ nhất vì lá nó hấp thụ nhanh nhất. Hiện cải nào cũng đắt hàng, giờ cải ngọt 15 đồng/kg. Cải xanh đã bán 5 ngàn đồng/mớ”.
Với rau cần nước, đây cũng là loại rau dễ “ăn” phân bón và thuốc trừ sâu. Với loại cần được bón nhiều phân đạm và thuốc trừ sâu sẽ có thân to, ngó trắng phau bất thường, để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.
Rau “ăn” thuốc thế nào?
Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại mà có thể ảnh hưởng tới mùa màng.
Việc nạp một lượng nhỏ thuốc trừ sâu không gây hại nhưng nếu nạp nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.
Khi phun thuốc trừ sâu, không chỉ lá, mà cả củ cũng bị ảnh hưởng. Theo PGS.TS Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, bất cứ loại thuốc trừ sâu phun để bảo vệ cho bộ phận nào thì đều có tác dụng lên bộ phận đó.
Thuốc bảo vệ lá sẽ phòng sâu bệnh trên lá. Thuốc bảo vệ củ sẽ ngấm vào củ và có tác dụng phòng sâu bệnh cho củ. Các loại củ ở đây như su hào, khoai tây… Do vậy, nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu ở củ hay ở lá là như nhau, chứ không phải như một số người cho rằng rau ăn lá dễ bị nhiễm thuốc hơn rau củ và như vậy ăn rau củ sẽ an toàn hơn.
Khi chế biến các loại rau có bẹ như cải, cải thảo… bạn nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, bạn ngâm rau vào nước hòa thuốc tím khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến tiếp. Để loại bớt phần nào chất độc hại, ngoài việc ngâm rửa, chần qua nước muối, bạn có thể sử dụng nước rửa rau quả.
Ông Mai Văn Tiến – phó giám đốc Trung tâm Vật liệu, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam – cho biết: “Những loại nước rửa này có thành phần cơ bản là Alcohol Ether Sulfate, chất tẩy rửa bề mặt. Như vậy, ngoài tác dụng rửa sạch dầu mỡ trong nấu nướng, các loại nước rửa trên phần nào có tác dụng trong việc rửa hoa quả khi loại bỏ chất bẩn bám trên bề mặt rau quả”.
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nước rửa rau quả này có rửa sạch hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc ép rau, quả chín, thuốc kích thích tăng trưởng… Ông Tiến cho rằng, loại nước này chỉ rửa bớt phần nào, còn khi đã ngấm vào trong rau quả thì rất khó rửa sạch. Vì vậy, người tiêu dùng cũng không nên kì vọng vào loại nước rửa này.
Theo VTC
Động kinh, mù mắt vì ăn rau nấu chưa chín
Rau không chỉ chứa ký sinh trùng trên bề mặt mà cả trong thân. Ăn rau nấu chưa chín có nguy cơ bị u gan, u não, động kinh, mù mắt, sa trực tràng, suy tim... vì ký sinh trùng.
U gan vì trong rau có chứa mầm bệnh
Ký sinh trùng không chỉ bám bên ngoài rau mà vào cả trong thân rau. Đó là các loài rau thủy sinh như rau ngổ, rau cải xoong, rau muống ao, rau cần, rau răm có thể chứa ấu trùng sán lá gan lớn và sán lá ruột lớn. Người ăn phải rau sống, rau nấu chưa chín có ấu trùng loài sán này sẽ bị bệnh sán lá gan lớn hay bệnh sán lá ruột lớn.
Bệnh sán lá gan lớn gây nên các khối u trong gan hay một số nơi khác làm cho thầy thuốc chẩn đoán nhầm với u, đặc biệt nhầm với ung thư, dẫn đến xử lý không đúng và gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có bệnh nhân bệnh viện trả về chờ chết. Bệnh sán lá gan lớn được phát hiện trên 52 tỉnh, thành với trên 20.000 bệnh nhân.
Cần được chẩn đoán sớm để điều trị đúng thuốc mới khỏi được, đặc biệt một số bệnh nhân do sán không ở trong gan nên không chẩn đoán được nhưng cũng có bệnh nhân sán gây u trong gan và không có triệu chứng gì làm thầy thuốc nghĩ đến ung thư.
Điều cần thiết là phải kiểm tra tất cả những người bị u gan hay áp xe gan để xem có bị sán hay không vì nếu bị sán chỉ cần uống thuốc là khỏi, không cần xử lý gì thêm.
Ví dụ, năm 2006-2010, trong số bệnh nhân chẩn đoán u gan có chỉ định mổ tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, có hơn 30% bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn và những bệnh nhân này đều không phải mổ. Bệnh sán lá ruột lớn chỉ gây bệnh tại ruột nên không nguy hiểm như bệnh sán lá gan lớn.
Nộm rau cần, món ăn khoái khẩu nhưng ẩn chứa nhiều mầm bệnh.
Mù mắt, động kinh, sa trực tràng vì ấu trùng giun sán bám ngoài rau
Những mầm bệnh ký sinh trùng bám vào rau gồm các loại trứng và ấu trùng giun sán. Nếu người ăn rau sống có trứng giun đũa sẽ bị bệnh giun đũa.
Giun đũa ký sinh tại ruột, chúng chiếm thức ăn gây thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng ở trẻ em, ngoài ra còn gây tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật. Nước ta có tỷ lệ giun đũa cao, nhất là các tỉnh phía Bắc, có nơi chiếm tới 90%.
Người ăn phải rau có trứng giun tóc sẽ bị nhiễm giun tóc. Giun tóc ký sinh ở manh tràng và đại tràng, hút máu, gây viêm, có khi gây sa trực tràng. Bệnh cũng phân bố với tỷ lệ nhiễm cao ở miền Bắc.
Người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ bị bệnh ấu trùng sán lợn, ấu trùng ký sinh dưới da và ở não gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng, mù mắt...
Bệnh phân bố rải rác trên toàn quốc. Một số loài ấu trùng giun móc, giun lươn bám vào rau cũng có thể gây nhiễm cho người, nhưng 2 loài giun này và giun mỏ chủ yếu nhiễm vào người qua đường da (ấu trùng chui qua da).
Bệnh giun móc/mỏ gây thiếu máu, nếu nặng có thể gây suy tim, suy gan, suy thận và suy tủy. Bệnh phổ biến trên toàn quốc, có nơi tỷ lệ nhiễm 85%.
Bệnh giun lươn gây viêm ruột, đặc biệt gây loét hành tá tràng, có nghiên cứu cho thấy, 29% số bệnh nhân bị nhiễm giun lươn trong nhóm những người được chẩn đoán loét hành tá tràng. Đặc biệt, giun lươn có khả năng sinh sản ngay trong ruột nên nếu không điều trị sớm có thể gây tử vong.
Ngoài ra, bám trên rau còn có mầm bệnh đơn bào như bào nang amip Entamoeba histolytica, bào nang trùng roi Giardia lamblia.
Ở môi trường chúng tồn tại dưới dạng bào nang, chúng có thể bám vào rau hoặc được côn trùng như ruồi, nhặng, gián... tha vào thức ăn. Khi người ăn phải bào nang đơn bào này, chúng vào ruột gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành thể hoạt động và gây bệnh.
Đặc biệt, khó khăn cho công tác phòng bệnh là người lành mang bào nang đơn bào và hằng ngày thải ra môi trường với số lượng lớn bào nang. Entamoeba histolytica gây bệnh lỵ amíp, có khi thành dịch và Giardia lamblia gây bệnh tiêu chảy kéo dài, đặc biệt ở trẻ em.
Theo Bee
4 nguyên tắc ăn uống giúp bổ não Được khen là thông minh là điêu mà tât cả chúng ta ai cũng muôn nghe, nhưng làm thê nào đê não bô của chúng ta liên tục trong trạng thái "khỏe mạnh"? Dưới đây là 4 nguyên tắc ăn uông hữu hiêu tuyêt đôi có lợi cho viêc bôi bô não. 1. Ăn sáng Khi ngủ, não vân đôt cháy năng lượng,...