Điểm mặt 6 bộ phận bị “già đi” nhanh nhất
Phụ nữ lão hóa khi nào? Đôi khi chúng ta có thể nhận biết được tình trạng lão hóa của mình thông qua các bộ phận của cơ thể.
1. Lưng
Có thể nói, cả cuộc đời phụ nữ đều phải đấu tranh với căn bệnh đau lưng. Đặc biệt, sau tuổi 40, hiện tượng đau lưng và thắt lưng đã bắt đầu xuất hiện và ngày một rõ rệt.
Phụ nữ sau tuổi 35, sức mạnh cơ bắp cứ 10 năm lại suy giảm 10-20%, thường xuất hiện cảm giác khó chịu ở các khớp, đồng thời dễ phát sinh những biến đổi có tính suy thoái như loãng xương, có bệnh ở cột sống cổ.
Chị em thường hay đi giày cao gót sẽ càng khiến lưng dễ bị cong, đau mỏi. Sau khi sinh nở, thể trọng tăng, dây chẳng giãn cũng là nguyên nhân dẫn tới đau lưng.
Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu đau mỏi lưng nhiều, chị em nên nghĩ đến khả năng cơ thể mình đã có dấu hiệu lão hóa.
Sau tuổi 40, hiện tượng đau lưng và thắt lưng đã bắt đầu xuất hiện và ngày một rõ rệt. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
2. Tim
Phụ nữ sau tuổi 40, khả năng điều chỉnh có tính phản xạ của cơ thể đối với huyết áp bị suy giảm, vì thế mà dễ xuất hiện các bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp. Chị em dễ bị choáng váng, chóng mặt, mắt trở nên tối sầm lại nếu quỳ hoặc ngồi xổm lâu, đột xuất đứng lên… thậm chí có trường hợp bị chập choạng rồi ngã lăn ra.
Những phụ nữ lao động thể lực quá nặng hoặc tinh thần quá căng thẳng dễ có khả năng tim đập thất thường hoặc đột nhiên ngừng đập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự đột tử. Do vậy, phụ nữ tuổi trung niên cần hết sức cảnh giác.
3. Ngực
Ngực to là niềm tự hào của biết bao phụ nữ, nhưng thực tế là ngực to có thể đẩy chủ nhân rơi vào trạng thái nguy hiểm. Hiện giờ ung thư vú đã thay thế ung thư cổ tử cung trở thành căn bệnh ung thư hàng đầu đe dọa tính mạng và sức khỏe phụ nữ.
Ngực là một trong những bộ phận yếu nhất của phụ nữ, cũng có mối quan hệ mật thiết với sự lão hóa của phụ nữ. Việc phá thai cũng khiến nguy cơ ung thư vú gia tăng, thậm chí ngay cả những chiếc áo ngực quá nhiều nylon đều có thể gây trở ngại cho ngực của người phụ nữ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.
Ngực là một trong những bộ phận yếu nhất của phụ nữ. (Ảnh minh họa)
4. Tóc
Theo nghiên cứu, nếu chị em nhuộn tóc quá 12 lần trong một năm, thì nguy cơ ung thư bạch huyết sẽ tăng 26% so với người không nhuộm tóc.
Một cuộc điều tra với 1300 phụ nữ do trường Đại học Yale (Mỹ) tiến hành phát hiện, tỷ lệ mắc bệnh của những người nhuộm tóc suốt hơn 25 năm cao gấp đôi so với những người khác. Được biết, viêm da do tiếp xúc với thuốc nhuộm gây ra chiếm khoảng 10% trong số người dùng nhuộm thuốc.
5. Dây chằng
So với đàn ông, phụ nữ càng dễ bị giãn dây chẳng, đau khớp, đây là do dây chẳng ở phần hông lớn khiến nó chịu lực quá lớn, do đó dây chằng phụ nữ vốn yếu hơn so với nam giới.
Hơn nữa, phản ứng vận động của phụ nữ thường chậm hơn đàn ông, khi nguy hiểm, không thể kịp thời xoa dịu, cũng dễ bị tổn thương. Một khi đau dây chẳng, phải mất vài tháng mới có thể trị khỏi.
So với đàn ông, phụ nữ càng dễ bị giãn dây chẳng, đau khớp. (Ảnh minh họa)
6. Chân
Nguy cơ bị viêm xương khớp của những người thường xuyên đi giày cao gót cao gấp đôi đàn ông, do 60% áp lực cơ thể đều đặt ở ngón chân, lâu dần có thể khiến vẹo ngón chân.
Đi giày cao gót quá lâu còn khiến khớp gối, cột sống bị ảnh hưởng xấu, gây ra chứng tăng trưởng xương hoặc thoát vị đĩa đệm. Khi chọn giày phải chú ý tới lực đệm.
Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
Vitamin D không làm giảm cơn đau khớp
Một nghiên cứu trước đây cho thấy ở những bệnh nhân bị rối loạn khớp, người có nồng độ vitamin D trong máu cao hơn thì sự phát triển của triệu chứng bệnh diễn ra chậm hơn. Tuy vậy, tác dụng bảo vệ khớp của vitamin D là không rõ ràng.
Nhà nghiên cứu Timothy McAlindon từ Trung tâm Y tế Tufts ở Boston (Mỹ) và các đồng nghiệp ngẫu nhiên cho 146 bệnh nhân viêm khớp mãn tính dùng vitamin D hằng ngày hoặc giả dược (thuốc giống như thuốc thật nhưng không có tính chất dược lý) trong vòng hai năm.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy vitamin D không làm giảm các cơn đau khớp của nhóm bệnh nhân dùng vitamin D hằng ngày, so với nhóm dùng giả dược.
Sự thay đổi của dung lượng sụn ở gối (yếu tố xác định tiến trình phát triển của bệnh viêm khớp mãn tính) và chức năng của đầu gối cũng tương tự ở hai nhóm bệnh nhân.
Viêm khớp mãn tính thường được điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc tiêm steroid cùng với tập thể thao vừa phải và vật lý trị liệu. Ở người thừa cân hay béo phì, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên giảm cân để giảm áp lực lên khớp gối.
Nghiên cứu được đăng tải trên Journal of the American Medical Association.
Theo Thanh Niên
Đau khớp ở người trung niên và cao tuổi Đau khớp, thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, thường gặp ở người trung niên và người có tuổi. Ở Mỹ: 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Các khớp thường bị thoái hóa: Cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng, vai, các ngón tay... Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất cân đối giữa sự tái tạo...