Điểm mặt 4 nguyên nhân không ngờ khiến trẻ dễ bị nôn trớ, làm mẹ lo lắng
Thường xuyên nôn, trớ sữa khiến bé chậm phát triển, làm mẹ lo lắng.
Tuy trẻ sơ sinh hay nôn trớ là điều bình thường nhưng bé đang lớn nhanh, cơ thể cần nhiều dinh dưỡng, việc trẻ thường xuyên bị ọc sữa chắc chắn sẽ khiến trẻ chậm phát triển về thể chất. Ngoài ra, bên cạnh những yếu tố bẩm sinh, việc trẻ bị nôn trớ sữa còn có thể do một số hành vi sai của người mẹ.
Bé hít phải quá nhiều không khí khi uống sữa
Khi trẻ uống sữa, nếu dạ dày bé hít quá nhiều không khí sẽ dễ gây trớ nên các mẹ phải chú ý hơn khi cho trẻ bú. Các bà mẹ cho con bú thì nên để trẻ ngậm được toàn bộ quầng vú, mặt áp sát bầu vú, tránh để trẻ hít phải quá nhiều không khí.
Nếu là trẻ bú bình, trước tiên mẹ phải chọn loại bình chống sặc, loại bình này được thiết kế cân bằng áp suất không khí, không chỉ đảm bảo dòng chất lỏng trôi chảy mà còn có tác dụng ngăn bé hít phải quá nhiều không khí gây ra nôn trớ. Dù chọn cách cho trẻ bú nào, sau khi cho trẻ bú xong, mẹ nên bế trẻ thẳng đứng, để trẻ nằm nghiêng, sau đó dùng tay vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi trẻ hết nấc để đẩy hết không khí trong bụng ra ngoài.
Video đang HOT
Tư thế cho con bú không đúng
Khi nuôi con nhỏ, mẹ phải cho bé bú thường xuyên hàng ngày, việc duy trì một tư thế trong thời gian dài chắc chắn sẽ khiến mẹ bị đau lưng. Để đỡ mệt mỏi và thoải mái hơn, một số bà mẹ thực hiện tư thế nằm cho con bú.
Bụng của trẻ nằm ngang, khả năng nuốt kém, việc uống sữa khi đang nằm rất dễ khiến trẻ bị trớ và sặc. Vì vậy, các bà mẹ phải nắm vững tư thế đúng khi cho con bú, nếu lo lắng về việc đau lưng, mẹ có thể dùng gối cho con bú hoặc ghế cho con bú để hỗ trợ thắt lưng, giúp giảm bớt tình trạng khó chịu ở eo rất hiệu quả.
Mẹ trêu ghẹo em bé sau khi cho ăn
Một số bà mẹ thích trêu con mỗi khi nhìn thấy con mình nằm yên lặng và ngoan ngoãn trên giường sau khi bú. Nhưng cơ thể trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển, các cơ ở đường tiêu hóa và thực quản phối hợp kém, thức ăn vào dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Mẹ trêu ghẹo trẻ lúc này rất dễ khiến trẻ bị ọc sữa. Vì vậy, sau mỗi cữ bú, các mẹ cố gắng cho trẻ nằm yên và đừng để trẻ cười đùa.
Mẹ ép trẻ ăn quá nhiều
Một số bà mẹ luôn lo lắng rằng con chưa được ăn đủ no. Vì vậy, mỗi khi bé bú xong mẹ luôn muốn cho bé bú thêm nữa. Tuy nhiên, sức chứa trong dạ dày của trẻ có hạn, việc mẹ ép trẻ ăn quá nhiều dễ khiến trẻ dễ bị nôn trớ.
Có những bà mẹ khác chưa nắm vững quy tắc bú sữa của trẻ, thường cho trẻ bú sữa trong tình trạng cực kỳ đói. Việc bú, nuốt sữa quá nhanh cũng có thể khiến trẻ bị ọc sữa. Để tránh tình trạng này, mẹ nên chú ý cho bé ăn theo nhu cầu, nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ.
Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh cần phát hiện sớm
Bệnh nhi N.K.N. (1 tháng tuổi, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) vào viện trong tình trạng quấy khóc trong nhiều ngày, có xuất hiện khối sưng môi lớn bên phải.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được các thầy thuốc chẩn đoán thoát vị môi lớn (hay còn gọi là thoát vị bẹn), nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay lập tức cháu N. đã được chuyển mổ cấp cứu, sau hơn 1 tiếng các bác sĩ đã phẫu thuật thành công ca bệnh. Sau đó, bệnh nhân được chăm sóc, theo dõi đặc biệt do những rối loạn bệnh lý từ trước và sau mổ đều là rất nặng đối với trẻ sơ sinh.
Sau phẫu thuật, cháu N. đã hồi phục và được ra viện.
Theo BS. Nguyễn Việt Cường, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hoá, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh: Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em.
Đây là bệnh phải xử trí bằng ngoại khoa, do đó các bậc cha mẹ khi phát hiện các dấu hiệu bệnh như: khối phồng tại vùng bẹn không xẹp lại như bình thường mà căng cứng, sờ vào gây đau, thân nhiệt tăng; trẻ nhỏ bỏ bú, nôn, quấy khóc, trẻ lớn kêu đau vùng bẹn thì phụ huynh cần phải đưa đến các cơ sở y tế khám và điều trị, khi cần phẫu thuật thì triển khai càng sớm càng tốt.
Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ khi nào hiệu quả nhất? Để ngăn ngừa lây nhiễm vi-rút viêm gan B và phòng ung thư gan là tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là thời gian vàng để phòng bệnh. Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh. Bô Y tế khuyên...