Điểm khác biệt của tàu ngầm Kilo cải tiến
Chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc đề án 636 dành cho Hải quân Việt Nam với tên gọi Khánh Hòa sẽ được hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu Admiralty, Saint-Peterburg vào ngày 28/12.
Hiện tại, cơ sở đóng tàu đang hoàn tất khâu chuẩn bị các nghi lễ hạ thủy con tàu, được tổ chức vào ngày Chủ Nhật.
Hợp đồng cung cấp cho Việt Nam sáu tàu ngầm diesel-điện mẫu đề án 636 lớp Varshavyanka (NATO gọi là Kilo) đã được ký kết năm 2009 trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Matxcơva.
Ngoài việc đóng các tàu ngầm, hợp đồng còn dự trù khâu đào tạo cho thủy thủ đoàn Việt Nam, cũng như cung cấp các trang thiết bị và phụ tùng kỹ thuật cần thiết.
Các tàu ngầm loại này có tiềm năng hiện đại hóa tốt, cho phép tích hợp những vũ khí mới, mà cụ thể là tổ hợp tên lửa chống tàu “Club”, mở rộng rõ rệt qui mô khu vực hủy diệt mục tiêu.
Đầu tháng 12/2014, tàu ngầm Hải Phòng (chiếc tàu ngầm thứ 3) đã được Nga bàn giao cho Việt Nam. Chiếc tàu ngầm thứ 4 cũng đã được thử nghiệm trên biển cấp nhà máy. Còn chiếc thứ 6 cũng đã được khởi công xây dựng.
Trước đó, sáng ngày 3/4/2014, tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ thượng cờ cấp quốc gia tàu ngầm HQ-182 mang tên Hà Nội và HQ-183 mang tên TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu sự ra đời, chính thức đi vào hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của Lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên.
Theo Báo Quân đội nhân dân, tàu ngầm quân sự chạy bằng động cơ diesel-điện cỡ lớn lớp Kilo được chế tạo tại Nga có hai phiên bản nổi bật là 636MV và 636MK. Hai loại tàu ngầm thuộc lớp Kilo này có sự khác biệt nhỏ về hình dạng, kích thước và sự tương đồng về một số tính năng.
Tên gọi chính thức của Nga đặt cho lớp tàu ngầm này là Project 636 (Đề án 636). Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ở Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot). Phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka.
Tàu ngầm chạy động cơ diesel-điện lớp Kilo do Cục Thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) nghiên cứu chế tạo. Nó được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, tác chiến chống ngầm, chống hạm, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải, các tuyến đường trên biển.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm, là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới. Chính vì thế, những tàu ngầm Kilo 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là “lỗ đen”.
Lớp Kilo là một trong những sản phẩm tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của nước Nga. Hiện nay, loại tàu ngầm động cơ diesel này đang được rất nhiều nước sử dụng. Ước tính có khoảng 37 chiếc được xuất khẩu tới 7 quốc gia trên thế giới.
Tàu ngầm Kilo 636MK và tàu ngầm Kilo 636MV có một số điểm giống nhau như: Cùng được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.
So với tàu ngầm Kilo 636MK, tàu ngầm Kilo 636MV có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.
636MK không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E loại mới nhất có tầm bắn 290km. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636MV còn được trang bị ra đa dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại ra đa này có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.
Ngoài ra, tàu ngầm Kilo 636MV được trang bị hệ thống định vị thủy âm kỹ thuật số MGK 400E loại cải tiến (hệ thống sonar), trong khi đó tàu ngầm Kilo 636MK chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn. MGK-400EM được thiết kế để tự động phát hiện, phân loại, theo dõi các mục tiêu dưới và trên mặt nước cũng như chỉ định vũ khí phù hợp với trạng thái của mục tiêu, nhằm tăng hiệu quả tiêu diệt đồng thời bảo đảm cơ số vũ khí.
Về kính tiềm vọng-một trong những “con mắt” của tàu ngầm, tuy tàu ngầm Kilo 636MK và tàu ngầm Kilo 636MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636MV được lắp đặt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia laser và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia laser. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636MK.
Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.
Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review của Canada từng có những đánh giá cao đối với sức mạnh của tàu ngầm Kilo 636MV. Theo đó, vật liệu chống dội âm được lắp đặt trên tàu Kilo 636MV tốt hơn tàu ngầm Kilo 636MK. Điều này sẽ giúp tàu hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại, cũng như giảm tiếng ồn của tàu. Kanwa Defense Review cũng đánh giá cao hệ thống kính tiềm vọng của Kilo 636MV.
Còn trang mạng quốc phòng Mỹ Defence News cũng có bài nhận xét về tàu ngầm Kilo 636MV, theo đó 636MV được trang bị những công nghệ hiện đại nhất so với những tàu ngầm sản xuất trước đó. Theo Defence News, tàu ngầm lớp Kilo 636MV cải tiến thuộc thế hệ tàu ngầm thứ 3, là loại tàu ngầm có số lượng xuất khẩu nhiều nhất của Nga. Nó có hỏa lực mạnh, khả năng tấn công đối thủ tầm xa.
Đặc điểm nổi bật nhất của tàu là khả năng vận hành êm, gần như không tạo ồn, giúp tàu có khả năng phát hiện địch trước khi bị chúng phát hiện. Vì vậy, không có gì lạ khi nó được đặt cho biệt danh là “lỗ đen” của đại dương.
Bài viết của Defence News cho biết, hiện nay một số nước cũng trang bị các tàu ngầm Kilo mua của Nga, tuy nhiên chúng đều là các phiên bản đời đầu, tính năng và hệ thống hỏa lực đều kém hơn so với thế hệ Kilo 636 cải tiến.
Về những khác biệt giữa tàu ngầm Kilo 636MV và Kilo 636MK, chuyên gia quân sự Vasily Kashin nói rằng, các tàu ngầm 636MK được đóng sớm hơn, còn 636MV được đóng cùng lúc khi Nga đóng tàu trang bị cho hải quân của mình nên hứa hẹn sẽ có những cải tiến. Hơn nữa, thời gian sản xuất của hai loại tàu ngầm trên cách nhau hơn 5 năm nên công nghệ trang bị cho tàu ngầm Kilo 636MV tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo 636MK là điều đương nhiên.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc chào bán bản sao tàu ngầm Kilo cho Thái Lan
Vũ khí TQ đang đầy cơ hội xâm nhập thị trường Thái Lan, bởi sau hệ thống pháo WS-1B và WS-32, TQ tiếp tục chào hàng tàu ngầm S-20 cho Thái Lan.
Đây sẽ là giao dịch có ý nghĩa quan trọng bởi Thái Lan trước đó không có kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm. Dù đã bày tỏ quan tâm đến tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên Thái Lan vẫn chưa có phản hồi chính thức nào về lời mời này.
Tàu ngầm S-20 của Trung Quốc
Theo những gì được Trung Quốc tuyên bố, S-20 là tàu ngầm do nước này tự thiết kế và sản xuất, nhưng theo những gì được công bố, S-20 chính là bản copy từ tàu ngầm Kilo của Nga. S-20 có chiều dài 66 m, chiều rộng 8 m, chiều cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn 2.300 tấn, tốc độ đến 18 hải lý/h, cự ly hành trình với tốc độ 16 hải lý/h là 8.000 hải lý.
Thủy thủ đoàn S-20 là 38 người, thời gian hoạt động độc lập 60 ngày đêm. Tàu ngầm hai vỏ này có thể lặn sâu đến 300 m. S-20 giống Kilo không chỉ ở thiết kế bề ngoài mà còn ở cả từng chi tiết như các cánh vây đuôi giúp tàu đổi hướng.
S-20 được trang bị hệ thống các trạm thủy âm với tần số dò thay đổi, 1 sonar chặn thu và hệ thống đo tiếng ồn của bản thân tàu. Ngoài ra, tàu có khả năng thả một trạm thủy âm kéo. S-20 được trang bị các ngư lôi, các hệ thống rải lôi và tên lửa chống hạm.
Cận cảnh phần kiến trúc thượng tầng trên tàu ngầm S-20, có thể thấy nó khá giống với phần tương tự ở tàu ngầm Kilo của Nga.
Việc Trung Quốc chào bán tàu ngầm S-20 cho Thái Lan được cho là động thái nhằm khẳng định mối quan hệ đặc biệt trên lĩnh vực quốc phòng đang được hai nước thiết lập. Trước đó Thái Lan cũng ngỏ ý muốn mua pháo phản lực WS-1B và WS-32 của Trung Quốc.
Theo tạp chí Kanwa (trụ sở tại Canada), hiện nay Quân đội Hoàng gia Thái Lan đang cân nhắc đặt mua các hệ thống pháo phản lực mới WS-1B và WS-32 của Trung Quốc (phía Thái Lan đặt tên 2 hệ thống này lần lượt là DTI-1 và DTI-1G).
Kanwa cho biết thêm, bên cạnh việc đặt mua các hệ thống pháo phản lực, Thái Lan đã ký một hợp đồng về việc kết nối hệ thống pháo phản lực DTI-1G của mình với hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Với việc kết hợp với hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu, pháo phản lực DTI-1G sẽ giảm sai số vòng tròn xuống còn dưới 50m.
Theo thông tin được Trung Quốc công bố, hệ thống pháo phản lực WS-1B cỡ nòng 302mm do Tập đoàn cơ khí chính xác (CPMIEC) của Trung Quốc chế tạo. WS-1B là phiên bản nâng cấp của hệ thống WS-1 với tầm bắn vượt trội hơn (180km so với 100km của hệ thống WS-1).
Trong khi đó hệ thống pháo phản lực WS-32 được tích hợp các công nghệ dẫn đường hiện đại nhằm nâng cao khả năng tấn công mục tiêu chính xác. Bệ pháo phản lực được đặt trên khung gầm xe tải 6x6 với tổng cộng 4 ống phóng. Hệ thống WS-32 có tầm bắn từ 60-150km.
Theo Báo Đất Việt
Báo Trung Quốc: Tàu ngầm Kilo, tên lửa Việt Nam sẽ phong tỏa Trường Sa Báo Trung Quốc lo ngại Việt Nam sẽ đưa 6 chiếc tàu ngầm Kilo ra quần đảo Trường Sa và tên lửa 3M-14E của Hà Nội có thể tấn công nhiều mục tiêu quan trọng trên đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Đông. Tàu ngầm Kilo ra Trường Sa Theo Duowei News, tờ báo tiếng Trung dành cho người Trung Quốc tại Mỹ,...