Điểm du lịch riêng tư ở trên mạng, đông đúc ngoài đời
Nhờ sự quảng bá từ người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, các vùng ven đô của Trung Quốc, nơi thậm chí không có điện, trở nên đông đúc trong mùa hè này.
Theo The Guardian, “ wild trips” (tạm dịch: những chuyến đi hoang dã) là hành trình ngắn ngày của người dân thành thị đến các địa điểm gần, nằm ngoài mạng lưới điện. Hiện tượng này bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 2020, khi nhiều người thất vọng vì sự biến động của Covid-19.
Vào thời điểm du lịch thường xuyên bị gián đoạn do hàng loạt hạn chế chống dịch, “những chuyến đi hoang dã” đóng vai trò thay thế cho các kỳ nghỉ truyền thống nhờ sự thuận tiện. Nó cho phép người dân thành phố tận hưởng thiên nhiên ở vùng ngoại ô mà không cần di chuyển xa và tiếp xúc với đám đông, SCMP đưa tin.
Hầu hết điểm đến trong trào lưu du lịch hoang dã đều trở nên phổ biến nhờ influencer (người có ảnh hưởng trên Internet). Họ giới thiệu chúng là “nơi nghỉ dưỡng riêng tư” trên các nền tảng mạng xã hội như Douyin hay Little Red Book.
Các địa điểm thường từ ít người biết đến trở nên nổi tiếng trong thời gian ngắn và có đặc điểm là gần gũi với thiên nhiên.
Những địa điểm hoang dã như Longcaogou (Tứ Xuyên) trở nên nổi tiếng sau những video quảng bá của KOL.
Tất nhiên, có nhiều rủi ro liên quan đến sự bùng nổ không được kiểm soát và các địa điểm không sẵn sàng cho những cuộc đổ bộ của khách du lịch. Cái chết gần đây của 7 du khách trong trận lũ lụt ở thung lũng Longcaogou (Tứ Xuyên) được cho là do sự phổ biến của “những chuyến đi hoang dã”.
Tuy nhiên, hiện tượng này cũng giúp thúc đẩy nền kinh tế du lịch nội địa.
Cơn sốt du lịch mới đã dẫn đến sự bùng nổ trong việc mua bán thiết bị dã ngoại tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo Hangzhou Daily, thị trường đồ cắm trại của quốc gia này tăng từ 7,71 tỷ nhân dân tệ lên 16,8 tỷ nhân dân tệ từ năm 2014 đến 2020. Năm ngoái, con số này tăng lên 29,9 tỷ nhân dân tệ và dự kiến đạt 35,46 tỷ nhân dân tệ (5,2 tỷ USD) trong năm nay.
Địa điểm còn khá yên tĩnh cho đến nay, ít nhất là trong mùa hè, đang đông đúc hơn nhờ hiện tượng “những chuyến đi hoang dã” là Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, và các khu vực lân cận.
Xinhua đưa tin: “Với cái nóng như thiêu đốt ở nhiều vùng của Trung Quốc trong năm nay, rất nhiều hoạt động ngoài trời trở thành xu hướng mới nhất ở tỉnh Cát Lâm khi các doanh nghiệp khai thác tiềm năng của khu nghỉ dưỡng trượt tuyết trong những ngày oi bức”.
Nhiều người hiện nay thích thú với việc đi cắm trại cùng bạn bè tại các khu trượt tuyết không xa khu vực trung tâm thành phố – nơi họ có thể leo núi, quay video và tham dự lễ hội âm nhạc. Hưởng lợi từ cơn sốt cắm trại, các nhà nghỉ chỉ phục vụ bữa sáng gần đó thường phải đặt trước vào cuối tuần.
Cái chết của 7 du khách trong trận lũ quét qua Longcaogou khiến dư luận Trung Quốc bức xúc trước việc nhiều influencer quảng cáo các điểm du lịch bừa bãi.
Điểm du lịch vắng vẻ trên mạng, đông nghịt ngoài đời
Tình trạng du lịch quá mức khiến những điểm đến ít người biết trở nên ồn ào, đông đúc và không còn giữ được khung cảnh như trước.
Nhiếp ảnh gia Natacha de Mahieu (26 tuổi, sống tại Brussels, Bỉ) đến rìa Obersee, một hồ nước hẻo lánh được bao quanh bởi những ngọn núi xanh tươi và thác nước ấn tượng ở một góc đông nam nước Đức, vào tháng 8/2021. Trái với cảm nhận của cô về thời tiết lạnh lẽo, nhiều khách du lịch thích chụp selfie thì không nghĩ như vậy. Bất chấp cơn rét, họ vẫn trút bỏ những lớp áo dày để cho ra khoảnh khắc về một mùa hè rực rỡ. Nếu trước ống kính là bikini thì đằng sau đó là đồ giữ ấm kín người. Đây là hình ảnh thực tế khác xa Instagram. Ảnh: Reisevergnuegen.
Từ cảm hứng trên, De Mahieu đã thực hiện bộ ảnh để hình dung tác động của du lịch quá mức. Tác phẩm tạo nên đồ án tốt nghiệp cho bằng thạc sĩ nhiếp ảnh tài liệu của cô và tập hợp ba vấn đề khiến cô bận tâm nhất: du lịch, truyền thông xã hội và biến đổi khí hậu. "Tôi mê xê dịch. Khi lướt mạng xã hội, tôi nhận ra mọi người đều đi đến những địa điểm giống nhau, sử dụng cùng bố cục ảnh và màu sắc", cô nói với The Guardian. Ảnh: New York Times.
Nữ nhiếp ảnh gia 26 tuổi đã bắt đầu chuyến du lịch châu Âu bằng cách xác định một số địa điểm được gắn thẻ nhiều nhất Instagram, bao gồm hồ nước ở Obersee, vùng Cappadocia thơ mộng của Thổ Nhĩ Kỳ (nổi tiếng với khinh khí cầu), sa mạc Bardenas Reales (Tây Ban Nha) và các núi đá tại Marseille. Mỗi nơi cô thường chỉ lưu trú lại 2 ngày. Hôm đầu tiên được dành để xác định phạm vi khu vực và tìm góc tốt nhất để chụp. Ngày hôm sau, cô đặt máy ảnh của mình trên giá ba chân và chụp cách nhau trong một giờ, ghi lại những khách du lịch đến rồi đi. Ảnh: Fotografie Studeren.
Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ) được gắn thẻ 2,2 triệu lần trên Instagram và chụp vào tháng 11/2019. Natacha de Mahieu cho biết mỗi ngày vào lúc mặt trời mọc, các khinh khí cầu chở đầy khách du lịch bay qua những rặng núi của vùng Cappadocia. "Tại đây, du khách chụp ảnh selfie, trong khi một đôi trẻ thực hiện màn cầu hôn trên chiếc xe hơi cổ điển trước sự chứng kiến của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tôi muốn giải thích ranh giới giữa thực tế và hư cấu: những bức ảnh này là 'thật' hay 'giả'?", De Mahieu nói. Ảnh: Natacha de Mahieu.
Calanques của Marseille (Pháp) được gắn thẻ 132.000 lần và chụp vào tháng 5/2021. "Những vách đá vôi đầy đá và các con lạch màu ngọc lục bảo ở khu vực này thu hút hơn 3 triệu du khách mỗi năm. Nơi đây khó đi bộ đến nên các tour bằng thuyền được ủy quyền đặc biệt hoạt động cho khách du lịch, đan xen vào những địa chỉ khác", nữ nhiếp ảnh gia ghi chú. Ảnh: Natacha de Mahieu.
Lac Blanc (Chamonix, Pháp) được gắn thẻ 44.200 lần và chụp vào tháng 8/2021. De Mahieu cho hay người tham quan có thể đến đây bằng cáp treo lên độ cao 1.877 m và ngắm tầm nhìn tuyệt đẹp ra Mont Blanc, ngọn núi cao nhất trong dãy Alps, ở rìa phía đông nước Pháp. Bức ảnh ghép này được tạo ra từ những tấm được chụp trong hơn một giờ. Ảnh: Natacha de Mahieu.
Sa mạc Bardenas Reales (Tây Ban Nha) được gắn thẻ 96.200 lần và chụp vào tháng 6/2021. "Bardenas Reales là một cảnh quan bán sa mạc ở phía bắc Tây Ban Nha. Sự hình thành đá Castildetierra là đặc điểm nổi bật trong nhiều bức ảnh selfie trên Instagram. Tôi đã đưa bản thân vào bức ảnh này vì dự án cũng là cách để tôi phản ánh lại những hoạt động của mình với tư cách một khách du lịch và nhiếp ảnh gia", cô chia sẻ. Ảnh: Natacha de Mahieu.
Gorges du Verdon (Pháp) được gắn thẻ 216.000 lần và chụp tháng 7/2021. Gorges du Verdon là hẻm núi sông lớn nhất ở châu Âu và ngày càng trở nên nổi tiếng. Cô chụp bức ảnh này từ khoảng cách xa và trên cao để tham khảo những bức tranh phong cảnh của thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn.
Obersee (Đức) được gắn thẻ 43.500 lần và chụp vào tháng 8/2021. "Lán của ngư dân nằm ven hồ trước đây hoàn toàn không có gì nổi bật cho đến khi nó nổi tiếng trên mạng xã hội. Bức ảnh này phản ánh sự cạnh tranh xảy ra khi mỗi chúng ta cố gắng tìm ra vị trí đẹp nhất để chụp tự sướng". Ảnh: Natacha de Mahieu.
Vườn quốc gia Peneda-Gerês (Bồ Đào Nha) được gắn thẻ 83.800 lần và chụp vào tháng 6/2021. Cô gái chia sẻ tấm ảnh này, bên trong công viên quốc gia duy nhất của Bồ Đào Nha, được chụp từ xa bằng kết nối không dây giữa máy ảnh và điện thoại. "Nếu tôi ở gần máy, du khách sẽ bước ra khỏi khung hình. Cách duy nhất để tôi có thể lập bố cục cho bức ảnh này là để máy trên giá ba chân, bước ra xa và nhấn nút", cô kể. Ảnh: Natacha de Mahieu.
Pont d'Arc (hẻm núi Ardèche, Pháp) được gắn thẻ 126.400 lần và chụp vào tháng 7/2021. "Hình ảnh cắt dán này của Pont d'Arc, một cây cầu tự nhiên lớn ở Ardèche, được thực hiện từ những bức chụp trong khoảng thời gian 80 phút trong thời gian cao điểm của mùa du lịch. Kết quả cuối cùng, được làm từ 100 hình ảnh, mất hơn một tuần để hoàn thành". Ảnh: Natacha de Mahieu.
CNN chọn Hà Nội là một trong những điểm du lịch hấp dẫn trong mùa thu Mới đây hãng thông tấn CNN đã đưa ra gợi ý về những điểm du lịch trên thế giới vào mùa thu 2022, trong đó có Hà Nội của Việt Nam. Mùa thu Hà Nội Theo tác giả Keyes của bài báo, du lịch châu Á nói chung phục hồi chậm nhất (ví dụ như Nhật Bản). Tuy nhiên, Việt Nam hiện là...