Điểm du lịch cộng đồng Family 64 kinh doanh khi chưa đủ điều kiện
Điểm du lịch cộng đồng Family 64 hay còn gọi Khu nghỉ dưỡng Family 64 Home tại Km 178 700 Quốc lộ 6 (bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) do Công ty Cổ phần ATP 64 Vân Hồ xây dựng. Công trình này có diện tích hơn 15.000m2.
Mặc dù chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý nhưng Công ty Cổ phần ATP 64 Vân Hồ đã đưa công trình vào sử dụng và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hiện nay, điểm du lịch này có khoảng 20 căn bungalow phục vụ khách du lịch (xem ảnh). Vào dịp cuối tuần, khách du lịch về đây khá đông. Giá thuê mỗi căn bungalow là 1 triệu đồng/đêm. Trên trang Facebook có tên Family 64 Mộc Châu liên tục đăng tải nhiều bài viết giới thiệu quảng cáo về điểm du lịch Family 64 kèm theo đó là các clip về hoạt động đốt lửa trại, nướng BBQ ngoài trời… tại điểm du lịch này.
Ngày 12-5-2020, ông Nguyễn Quang Huy, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Hồ cho biết: “Ngoài việc được cấp quyết định chủ trương đầu tư của tỉnh Sơn La vào ngày 31-1-2020, thì đến nay chủ đầu tư vẫn đang liên hệ để hoàn thiện các thủ tục tiếp theo, như: Giấy phép xây dựng, thủ tục xin thuê đất…”.
Một công trình với quy mô lớn mặc dù chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý nhưng đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động như hiện nay, gây bức xúc trong dư luận địa phương. Đề nghị các cơ quan chức năng huyện Vân Hồ kiểm tra và xử lý nghiêm vấn đề nêu trên.
Du lịch cộng đồng Ta Lang - điểm đến hấp dẫn mới của Quảng Nam
Cách làm du lịch dựa vào văn hóa Cơ Tu để phát triển du lịch xanh mà không làm mất đi bản sắc bản địa bước đầu thu hút khách du lịch.
Video đang HOT
Làng du lịch cộng đồng Ta Lang, xã Bha Lêê huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm trên trục đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa dân tộc Cơ Tu đặc sắc như nghề chế tác và trình diễn các loại hình nhạc cụ độc đáo như: sáo 3 lỗ, đàn cò, đàn bầu 2 dây, đan lát, dệt thổ cẩm...
Du khách tới đây được trải nghiệm cùng người dân lên rừng hái rau, bẻ măng, xuống suối bắt cá, hay tự tay sơ chế những món ăn truyền thống của đồng bào Cơ Tu dưới mái nhà Gươl.
Con đường dẫn vào Làng du lịch Ta Lang sạch sẽ, hấp dẫn du khách.
Với những du khách ưa khám phá, có thể xuôi dòng Ch'lang bằng bè tre, chiêm ngưỡng thác R'cung trắng xóa, hay thăm địa đạo Axoo và đạp xe trải nghiệm cung đường Trường Sơn. Đây là điểm nhấn khiến trải nghiệm ở Ta Lang vừa thân thuộc vừa mới mẻ với du khách gần xa.
Anh Nguyễn Công Khanh, ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết khá ấn tượng khi lần đầu đặt chân tới Ta Lang: "Người dân ở đây vẫn ở những nhà cổ xưa như những nhà bản vùng cao, không khí trong lành nên tôi cảm thấy khá thân thuộc. Khi tới đây tôi rất thích".
Khi màn đêm buông xuống, du khách được hòa mình vào làn điệu dân ca "Rụm cây", sôi nổi trong điệu múa Tung tung dá dá (vũ điệu dâng trời) dưới ánh trăng vùng cao, không gian yên bình trước sân nhà Gươil. Theo đồng bào Cơ Tu, điệu múa này thể hiện sự mạnh mẽ, khát vọng chinh phục vũ trụ và đón đợi ơn trời đất.
Nhà Gươl nằm giữa sân sinh hoạt chung của cả làng.
Tại khu du lịch sinh thái Ta Lang hiện có 5 nhà sàn lưu trú cho khách, một quầy lễ tân nơi bán các sản phẩm văn hóa của địa phương. Mỗi không gian nhà lưu trú đều được thiết kế, bố trí mang đậm đặc trưng bản sắc văn hóa của người Cơ Tu.
Nếu khách ngủ qua đêm trả phí mỗi người 70.000 đồng/đêm; mỗi suất ăn trung bình từ 50.000-150.000 đồng/người. Ông A Lăng Sen, Trưởng thôn Ta Lang cho biết, sau khi cán bộ trong thôn tham gia các lớp tập huấn về định hướng du lịch sinh thái cộng đồng và kỹ năng quản lý, vận hành điểm du lịch, nay cả làng cùng làm du lịch cùng bảo vệ và chia sẻ quyền lợi cho nhau.
"Chúng tôi có hơn 30 người tham gia dịch vụ bao gồm người múa, dẫn khách, nấu ẩm thực, hướng dẫn khách bắn nỏ, đạp xe đạp. Bà con vẫn đi làm bình thường, sản xuất, đi nương, đi rẫy, nhưng khi có khách thì những người tham gia làm dự án đều về phụ vụ khách" - ông A Lăng Sen cho biết.
Chiếc giường để du khách nghỉ ngơi được thiết kế theo truyền thống của người Cơ Tu.
Làng du lịch sinh thái cộng đồng Ta Lang được Viện Phát triển châu Á, Dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ và Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam hỗ trợ, chính thức được bàn giao cho cộng đồng làng Ta Lang đưa vào khai thác và phục vụ du khách vào cuối năm 2019.
Ông Lê Hoàng Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, chính quyền huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường giao thông, nhà Gươl của thôn để đón tiếp du khách. Theo ông Linh, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng góp phần đánh thức, khôi phục văn hóa Cơ Tu.
Đây được xem là hướng phát triển bền vững nâng cao sinh kế của bà con, góp phần phát triển kinh tế địa phương: "Chúng tôi cũng định hướng khôi phục, tạo ra những sản phẩm truyền thống của bà con, trong đó có những sản phẩm làm ra từ dệt, thổ cẩm, từ những nguyên liệu của bà con địa phương như lâm sản từ rừng. Chúng tôi cũng phục dựng nguyên bản sản xuất của bà con như thế, để mang tính chất khôi phục giá trị văn hóa, phát triển du lịch"./.
Du lịch cộng đồng lấy người dân là chủ thể Đúng như tên gọi của nó, sản phẩm du lịch cộng đồng lấy người dân trong cộng đồng ấy là chủ thể, vừa là người thực hiện vừa là người hưởng thụ các lợi ích mà du lịch mang lại. Đồng thời, họ vừa là hướng dẫn viên cũng vừa là một 'chuyên gia' về văn hóa - lịch sử vùng đất. Từ...