Điểm đến trong nước ngập sắc hoa dịp hè
Vào hạ, hoa sen, hoa giấy, hoa phượng đỏ ở nhiều địa phương tại Việt Nam thi nhau khoe sắc. Du khách có thể cân nhắc đến check-in khi lui tới những địa điểm này.
Phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp). Ảnh: Văn Thái.
Thời tiết dễ chịu của mùa xuân là điều kiện thích hợp để muôn hoa đâm chồi. Tuy nhiên, cái nắng nóng oi bức của mùa hạ cũng “được lòng” một số loài hoa. Chính cái nắng gay gắt lại làm cho màu hoa trở nên rực rỡ hơn giữa trời hè.
Ở một số tỉnh, thành tại Việt Nam, hoa phượng đỏ thường được trồng thành dãy dài dọc hai bên đường, hoa giấy được người dân cắt tỉa tạo một bụi lớn trước cổng nhà, còn hoa sen thường mọc ở hồ nước lộ thiên.
Hoa Sen
Vào hạ, độ tháng 4-6, cánh đồng sen tại làng La Chữ (Huế) được nhuốm màu hồng của sắc hoa, xen kẽ sắc xanh của lá sen. Là ngôi làng cổ có từ thời nhà Trần, làng La Chữ thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn lưu giữ nét cổ kính như cây đa, giếng nước, và cả đầm sen rộng lớn.
Đình Hoàng (ngụ tại Huế) cho biết ở làng có nhiều cánh đồng sen. Đa phần các địa điểm sẽ không thu phí du khách khi chụp ảnh tại đầm, trừ một số nơi có cầu bắc qua. Cánh đồng sen là một phần trong đời sống của người dân nơi đây. Họ trồng và thu hoạch hạt sen, bông sen khi vào mùa.
Hồ sen tại làng La Chữ (Huế). Ảnh: Lê Đình Hoàng.
Còn tại Ninh Phước (Ninh Thuận), người dân trồng sen xen kẽ với lúa. Vào độ tháng 4-8, khu vực canh tác của nông dân chia thành hai màu rõ rệt. Một bên là sắc hồng của hoa sen, bên còn lại là màu vàng ươm của lúa chín tạo thành khung cảnh nên thơ.
Giống với người dân tại La Chữ, người làm nông Ninh Phước cũng thu hoạch sen để phục vụ mục đích thương mại. Sen già họ sẽ đem bán để làm trà, chè hoặc mứt, còn sen non có thể đóng gói thành từng bịch hạt sen tươi.
Du khách Khánh Vân (TP.HCM) từng ghé thăm cánh đồng sen tại Ninh Phước, chia sẻ người dân trồng sen để thu hoạch, vì thế du khách ghé thăm, check-in sẽ không thu phí. Tuy nhiên, theo cô, mặc dù người dân có cảnh báo, một số du khách vẫn bẻ hoa để chụp ảnh và vứt hoa ngay tại địa điểm chụp, gây mất thẩm mỹ và tổn hại đến kế sinh nhai của nông dân.
Người dân tại Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng hoa sen cho mục đích thương mại. Ảnh: Sam Sam.
Hoa giấy
Hoa giấy hầu như xuất hiện tại mọi miền ở Việt Nam vì đặc tính dễ trồng và có sức sống dẻo dai. Người dân trồng hoa giấy ở trước cổng để trang trí, hay đơn giản là trồng để có thêm màu sắc trong vườn. Ở đèo D’ran, gần khu vực Cầu Đất (Đà Lạt) có một cây hoa giấy thân gỗ 34 năm tuổi, tán to, hoa mọc chi chít, hồng rực cả một vùng. Du khách thích hoa giấy thường tìm đến khu vực này để check-in.
Video đang HOT
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D’ran (Đà Lạt). Ảnh: Sam Sam.
Chị Sam (ngụ Đà Lạt) chia sẻ cây hoa giấy ở đèo D’ran mang lại cho chị cảm xúc khác so với các cây hoa giấy ở Phan Thiết hay TP.HCM. “Có lẽ do thời tiết và không khí lạnh đặc trưng ở Đà Lạt làm cho hoa giấy ở đây tình hơn”, người này cho biết.
Cây nằm trong khuôn viên nhà dân, du khách đến có thể hỏi chủ nhà trước khi chụp ảnh, hoặc đứng chụp ở ven đường. Tuy nhiên, khi đứng ở phía ngoài, du khách nên quan sát xe từ hai phía tránh xảy ra tai nạn không mong muốn.
Hoa phượng đỏ
Ngoài thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng, cây phượng cũng được người dân ở các tỉnh, thành khác ưu ái trồng nhiều ở hai bên vệ đường. Cây phượng hay phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò vì thời điểm hoa phượng nở cũng là lúc năm học kết thúc.
Nếu du khách có dịp về miền Tây, hàng hoa phượng nở bên sông, dọc hai bên đường quốc lộ 80, địa phận Lấp Vò (Đồng Tháp) là một địa điểm chụp ảnh thích hợp cho người yêu hoa.
Hàng phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp). Ảnh: Văn Thái.
Theo Văn Thái, du khách đã đến check-in tại đây, thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh phượng vĩ ở cung đường này là 6-10h và 15-17h, thời điểm có nhiều cảnh sinh hoạt của người dân, học sinh tan trường về. Tuy nhiên, cây phượng ở Lấp Vò khá cao nên du khách cân nhắc chụp ảnh nửa thân trên hoặc bay flycam.
Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng có một con đường hoa tương tự. Hoa phượng ở đây mọc song song hai bên vệ đường, cộng thêm tán cây to tạo bóng mát cho cả con đường.
Hoa phượng được trồng dọc hai bên đường ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Ảnh: Sam Sam.
Tuy nhiên, huyện Đơn Dương còn hoang sơ nên địa điểm này còn ít du khách biết đến. Ngoài con đường hoa phượng, du khách yêu thích thiên nhiên, cây cỏ có thể ghé thăm rừng Đa Mân, hồ Đa Nhim để tìm kiếm trải nghiệm mới.
Chơi gì ở Nam Định dịp hè
Ngoài danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Nam Định còn có nhiều địa điểm thú vị, món ăn ngon đến ngỡ ngàng mà không phải ai cũng biết.
Nam Định có vô vàn chỗ chơi phù hợp cho chuyến đi cuối tuần. Ảnh: @_oanniee_.
Nam Định cách Hà Nội khoảng 90 km, chỉ mất hơn một tiếng di chuyển, phù hợp cho chuyến du lịch cuối tuần. Nơi đây thường được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều địa điểm check-in thú vị và món ăn hấp dẫn.
Từ Hà Nội, du khách cũng có thể di chuyển đường bộ hoặc đường sắt. Mỗi ngày có 3-4 chuyến tàu khởi hành từ Hà Nội đi qua Nam Định. Giá vé khoảng 90.000 đồng/người/chiều. Với xe khách, giá vé dao động 70.000-170.000 đồng/người tùy nhà xe.
Check-in ở đâu?
Nhà thờ đổ
Ảnh: @linhphaiphoy, @bigcomle.
Tọa lạc tại xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, nhà thờ đổ cách trung tâm thành phố khoảng 40 km. Nhà thờ nằm ngay sát bờ biển, sở hữu kiến trúc độc đáo, được kiến trúc sư người Pháp xây dựng năm 1943.
Ảnh: @a_vo_ca_do.pt.
Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ và hội tụ những tinh hoa của trời biển nên là địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Nam Định.
Tháp Phổ Minh
Tháp Phổ Minh là một trong ba cây tháp được xây dựng từ thời nhà Trần, mang đậm hào khí Đông A của dân tộc. Tháp tọa lạc tại thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, Nam Định.
Ảnh: @piglee284.
Theo lịch sử ghi nhận, người ta khởi công xây dựng ngọn tháp vào khoảng những năm 1300 với chiều cao lên đến 20 m, có tổng cộng 14 tầng. Công trình đã trải qua hơn 7 thế kỷ nhưng gần như được bảo toàn nguyên vẹn và trở thành công trình quý hiếm.
Bãi Đá Xếp
Cách Nhà thờ đổ khoảng 3 km, bãi Đá Xếp là một địa điểm cực "chill" du khách không thể bỏ qua khi đến Nam Định. Bãi thuộc xóm 2, huyện Hải Hậu.
Ảnh: Tăng Quỳnh.
Bãi đá xếp có những khối chắn sóng, chỉ cần đứng vào là bạn có bức ảnh đẹp, ngồi tận hưởng không khí của biển. Đặc biệt nơi đây ngắm hoàng hôn rất đẹp. Tuy nhiên, bãi không phù hợp cho việc tắm.
Bãi biển Thịnh Long
Bãi nổi tiếng với những bãi cát trắng mịn trải dài thẳng tắp, làn nước trong xanh. Bao bọc bãi biển Thịnh Long là những rặng phi lao xanh, nhiều rặng dứa và thảm thực vật đa dạng.
Bãi biển Thịnh Long. Ảnh: @_oanniee_.
Tại đây, bạn còn có những trải nghiệm thú vị như phơi nắng, lặn, ngắm mặt trời, tản bộ, chèo thuyền...
Ăn gì ở Nam Định?
Nếu đã quá quen thuộc với foodtour Hải Phòng, bạn có thể chọn Nam Định là điểm đến đổi gió vào cuối tuần. Các món ăn ở đây phong phú cũng không kém gì.
Mai Khải Ca thường xuyên trải nghiệm và khám phá những địa điểm ăn uống có tiếng ở thành phố để giới thiệu với người ở nơi xa.
"Đến Nam Định không thể bỏ qua phở bò và đặc biệt hơn nữa là phở áp chảo. Ở Nam Định có văn hóa ăn uống đường phố phổ biến, không khó để tìm một quán ăn ngon tại thành phố", người này chia sẻ.
Theo lời khuyên của thực khách này, để khởi đầu cho hành trình foodtour, vào buổi sáng có thể chọn bữa ăn độc đáo là món bún sung tại chợ Diên Hồng. Bún sung là bún riêu cua như những nơi khác nhưng có thêm sung muối đi kèm. Giá một suất khoảng 10.000-15.000 đồng. Sau bữa sáng, du khách có thể uống sữa đậu ở đường Hoàng Văn Thụ, ngắm phố phường.
Một suất bún sung có giá 10.000-12.000 đồng. Ảnh: Nguyễn Hương Giang.
Bạn cũng có thể chọn một quán phở bất kỳ trên đường phố Nam Định để làm bữa sáng. Các quán phở gợi ý là phở Sinh, phở bò cụ Tặng, phở áp chảo...
Còn với buổi trưa, Khải gợi ý mọi người ăn bún chả Nhà thờ. Sau khi nghỉ ngơi buổi trưa sẽ uống nước ô mai.
"Nước ô mai được một người gốc Hoa truyền lại cho chủ quán, vị lạ miệng khó tả, thơm mát uống một cốc vẫn chưa đã. Đây là một thức uống lạ từ tên gọi đến hương vị. Hầu hết mọi người đến đây đều gọi 2 cốc trở lên uống mới đã", anh cho biết.
Với bữa xế, chàng trai Nam Định cho biết không thể bỏ qua xíu páo - một loại bánh được người dân thành Nam chế theo phong cách của người Hoa. Ngoài ra, anh còn gợi ý bữa xế có thể thưởng bánh bèo cùng chả ở Hàng Tiện, nem nắm ở Giao Thủy.
Giá một chiếc bánh xíu páo là 5.000 đồng. Ảnh: @banhxiupaonamdinh.
Buổi tối ở Nam Định cũng có rất nhiều món ăn ngon. Khải đã gợi ý lịch trình như sau: "19h bạn có thể ăn óc tần lư hương. Sau đó đi cà phê và khoảng 21h ăn phở xíu chấm".
Một suất óc tần lư hương có giá 35.000-40.000 đồng. Ảnh: Hương Giang.
Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức thêm xôi xíu, bánh mì chân cầu Đò Quan, kem xôi...
Nói thêm về ẩm thực Nam Định, Khải cho biết: "Xưa Nam ĐỊnh có cả một con phố người Hoa sinh sống. Chính vì vậy ẩm thực Nam Định có sự giao thoa giữa Việt - Trung".
Chơi gì ở bán đảo Sơn Trà dịp hè Được mệnh danh là "lá phổi xanh" của Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà đa dạng điểm đến lẫn trải nghiệm cho du khách khám phá vào mùa hè. Bán đảo Sơn Trà là điểm du lịch hè lý tưởng cho những du khách yêu thiên nhiên. Ảnh: @ttdung07. Bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Nơi đây sở...