‘Điểm đen’ tại nút giao cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Quốc lộ 14B
Từ năm 2018 đến nay, tại nút giao đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Quốc lộ 14B đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3 người, 1 người bị thương.
Các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)
Ban An toàn giao thông thành phố, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Ban Điều hành liên doanh gói thầu xây lắp số 1 dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi khẩn trương sửa chữa khắc phục, bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực nút giao đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Quốc lộ 14B.
Ban An toàn giao thông thành phố đề nghị Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Ban Điều hành liên doanh gói thầu xây lắp số 1 dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi sớm hoàn thiện và đưa vào khai thác đường dẫn mới từ đường Trường Sơn qua đường tránh Nam Hải Vân nhằm giảm áp lực tại nút giao cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Quốc lộ 14B.
Trước mắt, tiến hành rào chắn, lắp đèn phản quang ban đêm tại các đường nhánh, cấm các phương tiện lưu thông cho đến khi việc thi công hoàn thành, đảm bảo các điều kiện an toàn cho người và phương tiện; lắp đặt cọc su mềm trên đường tránh Nam Hải Vân khu vực nút giao về phía Bắc để định hướng dòng phương tiện khi dừng chờ đèn tín hiệu giao thông không lấn sang phần đường xe chạy chiều ngược lại; kẻ vạch sơn mũi tên chỉ hướng trên mặt đường các chiều lưu thông ra, vào nút và vạch sơn cho người đi bộ kèm biển báo hiệu chỉ dẫn.
Video đang HOT
Ban An toàn giao thông thành phố cũng đề nghị các đơn vị trên khẩn trương triển khai sửa chữa, khắc phục các hư hỏng trong phạm vi phục vụ thi công nút giao đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Quốc lộ 14B (nút giao Túy Loan, đoạn km 23 165 đến km 24 825 Quốc lộ 14B) nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực này.
Các đơn vị tăng cường điện chiếu sáng tại nút giao và các vị trí giao nhau với các nhánh đường dẫn ở các hướng; kịp thời sửa chữa hư hỏng mặt đường tại khu vực nút giao đường Trường Sơn với đường vào mỏ đá Hòa Nhơn; tăng cường bố trí cán bộ thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện kịp thời các hư hỏng nền và mặt đường, hệ thống tín hiệu giao thông… để có phương án xử lý kịp thời cho giao thông được thông suốt và đảm bảo an toàn.
Hiện nay, lưu lượng phương tiện giao thông tại khu vực nút giao đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Quốc lộ 14B (đoạn km 23 165 đến km 24 825 Quốc lộ 14B) qua địa bàn thành phố Đà Nẵng rất cao.
Tuy nhiên, tại khu vực này, hệ thống biển cảnh báo, rào chắn an toàn giao thông… bị hư hỏng, mất, không phát huy tác dụng, không có đèn cảnh báo ban đêm; mặt đường rạn nứt, hằn lún nặng, phát sinh ổ gà, ổ voi; hệ thống vạch sơn bị mờ, còn thiếu… gây nguy cơ rất cao về tai nạn giao thông.
Từ năm 2018 đến nay, tại nút giao đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Quốc lộ 14B đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3 người, 1 người bị thương./.
Theo Nguyễn Sơn (TTXVN/Vietnam )
Kiểm soát xe máy "quá đát" ở TP Hồ Chí Minh để giảm ô nhiễm môi trường
Sở đang xây dựng kế hoạch thí điểm kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.
Khu vực nào lượng phương tiện càng cao, kẹt xe thường xuyên thì ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí càng nghiêm trọng.
Nguồn tin từ Giaothong.vn cho biết, chiều 16/10, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đang xây dựng kế hoạch thí điểm kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.
Theo Sở Giao thông Vận tải, hiện nay, tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân trên địa bàn thành phố ngày càng cao. Đến ngày 18/8, toàn thành phố có gần 8 triệu phương tiện xe cơ giới, trong đó có 734.806 ô tô và gần 7,2 triệu xe gắn máy. Việc gia tăng các loại phương tiện giao thông cơ giới có chất lượng khí thải kém đang ảnh hưởng đô thị. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, các hoạt động giao thông là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất tại thành phố. Khu vực nào lượng phương tiện càng cao, kẹt xe thường xuyên thì ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí càng nghiêm trọng.
Trước tình hình trên, Sở Giao thông Vận tải đang nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, báo cáo các cấp có thẩm quyền về việc cần thiết phải kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn thành phố nhằm từng bước tiến tới quản lý, giảm thiểu ô nhiễm không khí do khí thải phương tiện cơ giới gây ra.
TP Hồ Chí Minh lên kế hoạch kiểm soát khí thải xe gắn máy, mô tô.
Liên quan đến vấn đề việc giảm ô nhiễm môi trường, tin từ Dân trí cho hay, theo cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh, ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn thành phố chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra, với 50,8% số liệu bụi lơ lửng và 93,9% số liệu mức ồn quan trắc được tại 19 vị trí giao thông vượt quy chuẩn cho phép.
Trong đó, nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại các vị trí Cát Lái, ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, Bình Phước luôn có giá trị cao và thường xuyên vượt quy chuẩn. Trong đó, vị trí Cát Lái (tại vòng xoay Mỹ Thủy) có nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất với 99% số liệu bụi lơ lửng và 100% số liệu ồn quan trắc được trong 9 tháng đầu năm vượt quy chuẩn cho phép.
HOA HẠ (tổng hợp)
Theo Dansinh
Đám đông hiếu kỳ tụ tập xem tai nạn chết người ở Đông Hà Một vụ tai nạn giao thông chết người lại xảy ra tại khu vực phía trước chợ Đông Hà (Quảng Trị) đoạn giao với Quốc lộ 1, vị trí được xem là "điểm đen" giao thông của TP.Đông Hà. Hiện trường vụ tai nạn . ẢNH: NGUYỄN PHÚC Vào lúc gần 10 giờ trưa 15.10, trên Quốc lộ 1 đoạn giao với đường...