Điểm đến ‘Đi về nơi có gió’ sẵn sàng đón du khách
‘Đi về nơi có gió’ tiếp tục hứa hẹn là một điểm đến tuyệt vời, lý tưởng để người dân và du khách cùng nhau khám phá, lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm đến “Đi về nơi có gió” nằm bên bờ bắc sông Trà Khúc, ở xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi) do Hợp tác xã Du lịch và Nông nghiệp sạch Sung Tích triển khai, thực hiện; phục vụ người dân và du khách mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là năm thứ 2 hợp tác xã đầu tư, xây dựng điểm đến này. Những ngày này, nơi đây đã mở cửa đón chào người dân và du khách đến tham quan, thưởng ngoạn, lưu lại những khoảnh khắc đẹp.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vườn hoa xuân tuyệt đẹp, nơi những tiểu cảnh độc đáo hòa quyện cùng sắc màu rực rỡ của các loài hoa, tạo nên một bức tranh xuân tràn đầy sức sống.
Video đang HOT
Hãy để gió dẫn lối và khám phá điểm đến kỳ diệu này. Nơi gió không chỉ là một phần của thiên nhiên mà còn là một người bạn đồng hành giúp du khách tìm thấy sự thư giãn và tươi mới trong hành trình khám phá dòng sông Trà thơ mộng. Đó là ý nghĩa mà hợp tác xã hướng đến và lấy tên gọi “Đi về nơi có gió”.
Những vườn hoa cải rực rỡ sắc vàng, sẽ là nơi check-in lý tưởng cho những ai khi đến đây.
Du khách được đưa đón bằng thuyền, tham quan những cảnh đẹp ở dòng sông Trà thơ mộng.
Du khách còn có cơ hội tham quan những vườn rau tươi xanh, nằm giữa bãi bồi thơ mộng. Tại đây, những sản phẩm rau, củ, quả do hợp tác xã kết nối với người dân địa phương trồng, đảm bảo an toàn, sẽ trở thành những món quà du lịch độc đáo, mang đậm hương vị thiên nhiên. Đây sẽ là trải nghiệm khó quên đối với bất kỳ ai yêu thích sự bình yên và tươi mới của làng quê.
Du khách vô cùng thích thú khi được khám phá những vườn cà chua trĩu quả, đúng vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bà Nguyễn Thị Thủy (60 tuổ.i), người dân ở xã Tịnh Long là người đã chăm chỉ, khéo léo gieo trồng khoảng 9.000 cây cà chua trên mảnh đất bãi bồi giữa dòng sông Trà Khúc. Bà là người tiên phong trong việc liên kết cùng hợp tác xã để đón khách tham quan, quảng bá vẻ đẹp và tiềm năng của nông nghiệp địa phương; kết nối con người với thiên nhiên và vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, hợp tác xã còn tổ chức hàng loạt hoạt động đặc sắc, đậm đà bản sắc truyền thống. Du khách sẽ có cơ hội thưởng thức dân ca, nhâm nhi trà trên sông và đắm chìm trong không khí lễ hội cà chua đầy hấp dẫn.
“Suốt nhiều tháng qua, hợp tác xã đã nỗ lực kết nối những nghệ nhân tài ba và cộng đồng địa phương, tạo ra những sản phẩm du lịch sáng tạo, mới mẻ, mang đến sự khác biệt so với lần đầu tiên thực hiện. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm huyết, mong rằng nơi đây sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo và đầy bất ngờ cho người dân và du khách”, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Du lịch và Nông nghiệp sạch Sung Tích Huỳnh Thị Thu Vân chia sẻ.
Tam Chúc đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh
Thiên nhiên kỳ vĩ, tiếng chuông chùa điểm vào thinh không, mây trời bảng lảng soi bóng nước. Thiên nhiên hữu tình, lòng người đắm say, thân - tâm thức tỉnh...
Tam Chúc đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía Nam, quần thể danh thắng tâm linh Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Với diện tích hơn 5.100 ha, là một trong những khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam, Tam Chúc được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn" nhờ cảnh quan hùng vĩ, hòa quyện giữa núi, hồ và các công trình kiến trúc độc đáo mang hơi hướng Phật giáo.
|
Tam Chúc được ví như "vịnh Hạ Long trên cạn" |
Được khởi tạo bởi vùng núi đá vôi ngập nước với vẻ đẹp hoang sơ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh. Dưới lòng hồ, sáu quả núi nhô lên in hình bóng nước. Với thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ, xưa nay Tam Chúc vốn được mệnh danh vùng đất thiêng, vùng đất địa linh.
Được ví như trái tim của quần thể đặc biệt này, chùa Tam Chúc được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự có niên đại hơn 1.000 năm. Tại đây, lễ hội Tam Chúc được phục dựng lại theo tích cổ cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản: Chùa Vàng - Tràng An - Cố đô Hoa Lư - chùa Bái Đính - Vân Long (Ninh Bình) - chùa Đồng Tâm (Hòa Bình) - chùa Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Hương Sơn - Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn được biết đến là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới - nơi nuôi dưỡng, phát triển, truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo. Nơi đây từng diễn ra nhiều sự kiện mang tính quốc tế như Đại lễ Vesak 2019; Tuần lễ văn hóa kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản,...
Một đặc điểm độc đáo, Tam Chúc không chỉ là nơi lưu trữ các giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là bảo tàng thiên nhiên về đa dạng sinh học. Hiện, khu bảo tồn loài voọc mông trắng cùng các loài sinh vật cảnh khác ở Tam Chúc có diện tích lên tới hơn 3.100 ha. Đây là một trong những loài động vật quý hiếm đang được bảo tồn nghiêm ngặt.
Thiên nhiên hòa hợp, cảnh sắc đắm say như đưa con người về với sự an yên, tĩnh tại, về với chốn bình yên để thức tỉnh và chữa lành thân - tâm, hướng đến một cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Trong một không gian trong lành, thánh thiện, từ trên các du thuyền, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn hàng vạn cá thể cò, vạc dập dìu giữa hồ Lục Nhạc, cảm nhận sự giao hòa giữa thiên nhiên và trời đất, cảm nhận nơi sự hùng vĩ và dịu dàng của thiên nhiên gặp gỡ, đưa con người vào một thế giới thanh tịnh, yên ả. Buông bỏ mọi chấp niệm, bên ánh hoàng hôn tại sân điện Tam thế, ta được hòa mình trong thiền trà, thiên chuông đầy mới lạ. Bằng sự kết hợp độc đáo giữa thiền định và âm thanh của chuông chùa, trải nghiệm giúp du khách tìm lại được sự bình yên, cân bằng trong tâm hồn. Diễn ra trong không gian yên tĩnh của chùa Tam Chúc, nơi núi non hùng vĩ bao quanh, thiền chuông mang đến không khí linh thiêng và tĩnh lặng, một điều kiện lý tưởng cho việc tập trung tâm trí và rèn luyện sự tĩnh tâm.
Không chỉ là điểm đến tâm linh nổi bật, nhờ thiên nhiên ưu ái, Tam Chúc còn là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Khu khách xá Tam Chúc với thiết kế tinh tế, mang đậm nét truyền thống, du khách sẽ được trải nghiệm 160 phòng tiêu chuẩn 4 sao, bao gồm phòng tổng thống và phòng hội nghị có sức chứa 400 chỗ, phù hợp với đoàn khách MICE.
Ngày 15/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 526/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030. Theo đó, diện tích vùng lõi ưu tiên tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc là 4.000 ha.
Mục tiêu phát triển chung là đến năm 2025, Khu du lịch quốc gia Tam Chúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Tam Chúc có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, hình thành thương hiệu du lịch, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng với các cụm du lịch phụ cận trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Đông Bắc và cả nước.
Khách Việt đến Nhật Bản năm 2024 'đông chưa từng có' Đây là thống kê mới nhất của Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO). Theo đơn vị này, năm 2024, lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất lịch sử. Các điểm check-in với núi Phú Sĩ nổi tiếng Nhật Bản được nhiều du khách đổ xô đến "sống ảo". Ảnh: @giminsngg. Các điểm...