Điểm danh những thương vụ lớn Geleximco ‘bắt tay’ cùng doanh nghiệp Trung Quốc
Từ giai đoạn 2014 trở lại đây, Tập đoàn Gleximco và các doanh nghiệp Trung Quốc đã có những cái “bắt tay” trong nhiều thương vụ lớn.
Tháng 8/2017, Tập đoàn Geleximco đã kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT cho phép đơn vị hợp tác cùng doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong 3 đến 5 năm theo hình thức đối tác công tư. Ông Trương Quang Nghĩa – Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa lúc bấy giờ cho biết tổng mức đầu tư và nguồn vốn cho toàn bộ dự án này là 336.630 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD).
Tại thời điểm đó, trao đổi với báo chí, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco cho biết đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ GTVT từ năm 2016. Đến ngày 31/5/2017, doanh nghiệp này một lần nữa gửi lại kiến nghị .
Phối cản dự án Sân bay Long Thành.
Theo lãnh đạo tập đoàn, Geleximco có mối quan hệ đối tác với nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Điển hình là Tập đoàn năng lượng KAIDI Dương Quang (Trung Quốc). KAIDI Dương Quang là tập đoàn có kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Liên quan tới sự việc này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ lúc đó thông tin, đã nhận được đề xuất của Tập đoàn Geleximco nhưng đây mới chỉ là đề xuất từ phía doanh nghiệp. Thứ trưởng GTVT khẳng định bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đề xuất tham gia vào các dự án lớn. Tuy nhiên, việc chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện đúng quy trình, thủ tục đấu thầu công khai, minh bạch.
Ở một diễn biến khác, tháng 6/2018, Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện. Theo đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giao liên danh Tập đoàn Geleximco – Công ty TNHH Hong Kong United (HUI) thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV).
Bộ cho rằng, việc giao dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh Geleximco – HUI, sẽ giúp tập đoàn giảm áp lực thu xếp vốn và tập trung thực hiện các dự án khác. Thay thế TKV tại dự án này, liên danh Geleximco và đối tác Trung Quốc có trách nhiệm khẩn trương thực hiện dự án theo quy định đảm bảo tiến độ, chất lượng; thoả thuận bàn giao dự án, xem xét thanh toán các chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà TKV đã thực hiện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đánh giá năng lực liên danh cho thấy, phương án tài chính mà Geleximco và liên danh đưa ra lại phần lớn dựa vào vốn vay từ Trung Quốc, với tỷ lệ vốn đối ứng 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay. Dự kiến lãi suất vay từ nguồn tín dụng thương mại là 10,86% một năm và quốc tế là 11,77% một năm.
80% tổng mức đầu tư dự án sẽ được huy động từ tổ hợp các ngân hàng do Ngân hàng Phát triển nhà nước Trung Quốc đứng đầu, gồm: Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc chi nhánh Hồ Nam, An Huy và Ngân hàng Công thương Trung Quốc.
“Nếu giao cho liên danh này dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ chuyển thành vốn tư nhân 100%. Khi dự án không dùng vốn Nhà nước khó có thể yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nội địa hoá thiết bị nhà máy nhiệt điện đốt than. Chưa kể sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư Trung Quốc, sử dụng thiết bị của Trung Quốc vào dự án…”, cơ quan quản lý các dự án điện quan ngại.
Nguyễn Huệ (T/h)
Theo vietq
Cao tốc 34.000 chi chít ổ gà: Không phải vá mà cào lên, rải thảm lại
Vá thủ công chỉ là giải pháp tạm thời để đảm bảo an toàn. Xử lý triệt để là cào bóc lên, rải thảm lại bằng máy theo quy trình như làm mới, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nói.
70m2/3,1 triệu m2: Hư hỏng rất nhỏ
Trả lời PV sau khi trực tiếp kiểm tra tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chiều qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết hai vị trí có tình trạng bong tróc nặng nhất là ở km27 và km45 như VietNamNet từng phản ánh.
Ông Thọ cho biết các vị trí bong tróc, ổ gà nằm trên đoạn 65km từ Đà Nẵng - Tam Kỳ. Những hư hỏng này là cục bộ, ảnh hưởng an toàn giao thông, tạo dư luận không tốt về chất lượng công trình. Về tổng thể, chất lượng chung của công trình vẫn đảm bảo, hỏng cục bộ, không phải diện rộng.
"Qua đo đạc, diện tích hư hỏng là 70m2 trên tổng 3,1 triệu m2, như thế là chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên vì đây là đường cao tốc, trong quy trình vận hành, mọi hư hỏng dù là nhỏ đều phải khắc phục, sửa chữa để đảm bảo an toàn", ông Thọ nói.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ (giữa) cung cấp thông tin cho báo chí sau khi trực tiếp kiểm tra sự cố trên cao tốc 34.000 tỷ
Thứ trưởng cho biết ở những điểm bong tróc, qua phân tích bước đầu, đó là do chất lượng công trình.
"Có thể do quá trình thi công, có những lúc kiểm soát không hết như mẻ trộn bê tông, lu lèn, vật liệu không đồng bộ, lượng nhựa... tạo nên sự dính bám không đều. Nhưng hư hỏng chủ yếu xảy ra ở lớp tạo nhám trên bề mặt.
Khi bê tông nhựa đã có hiện tượng nứt kết hợp nước mưa đọng, cùng với lượng xe nhiều sẽ tạo nên sự phá hoại rất nhanh. Nước là kẻ thù của đường. Chỉ từ một ổ gà rất nhỏ, nước đọng, xe qua lại sẽ hỏng nhanh trên diện rộng", ông Thọ phân tích.
Bộ trưởng chỉ đạo, chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện
Thứ trưởng Bộ GTVT nói thẳng, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu và cả đơn vị quản lý thiếu trách nhiệm trong vận hành khai thác tuyến cao tốc này.
Ông cho rằng hư hỏng nhỏ nếu kịp thời xử lý thì sẽ không có sự cố như hiện nay, ngoài phá hoại mặt đường còn tạo dư luận không tốt. 2 nhà thầu thi công ở các vị trí hỏng hiện nay được công khai là công ty Tuấn Lộc và công ty Thành An.
Ông Thọ khẳng định chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT về an toàn giao thông.
Cụ thể, khi phát hiện hư hỏng phải vá ngay, đồng thời có biển cảnh báo. Thế nhưng qua kiểm tra không thấy chủ đầu tư thực hiện. Ông yêu cầu chủ đầu tư kiểm điểm nghiêm túc.
Mặt đường sau khi được vá vẫn bong tróc từng mảng dưới mưa
Liên quan hình ảnh mặt đường được vá thủ công, bong tróc dưới mưa, ông Lê Đình Thọ cho rằng đó mới chỉ là giai đoạn vá tạm thời.
"Hình ảnh vá thủ công đó chúng tôi dân cầu đường nhìn vào cũng thấy bức xúc, nhưng đó là đảm bảo an toàn trong bước 1. Trước hết phải dùng vật liệu như nhựa cấp bách, bê tông nhựa nguội vá để đảm bảo an toàn giao thông.
Bước 2 phải nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục tổng thể, triệt để, Khi đó không phải vá mà cào bóc lên, rải thảm lại bằng máy theo quy trình như làm mới", ông Thọ cho biết.
TGĐ VEC Trần Văn Tám cho hay, trong chiều 12/10 đơn vị đã họp đột xuất, nhưng không phải để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
"Cuộc họp này, chúng tôi chưa kết luận gì. Ngoài việc sửa đường, Tổng công ty sẽ thuê chuyên gia, tìm hiểu để biết nguyên nhân hỏng trong thời gian sớm nhất. Khi có nguyên nhân chúng tôi sẽ xử lý những người liên quan", ông nói.
Cao Thái - Lê Bằng
Theo VNN
Vụ tai nạn thảm khốc 13 người tử vong: Đại tang ập đến với gia đình trong ngày về quê giỗ bố Cùng hai con và mẹ đẻ lên xe khách về quê làm đám giỗ cho bố chồng, chị Hường không ngờ tai hoạ ập đến khiến chị và con gái bị chấn thương nặng, đau xót hơn là mẹ đẻ cùng con trai 1 tuổi của chị đã vĩnh viễn ra đi. Đại tang ngày về giỗ bố Chiều 15/9, Thứ trưởng Bộ...