Điểm danh những sai lầm khiến món xôi “trên cứng, dưới nát”: Tết này muốn đồ xôi thành công, chị em cần ghi nhớ những mẹo nhỏ sau đây!
Để nấu xôi thật ngon, chị em đừng quên “dắt túi” những tips nhỏ mà có võ này.
Xôi là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cúng mỗi dịp Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đồ xôi để làm lần nào, ngon lần đấy. Không ít chị em sẽ gặp tình trạng khi thì xôi bị nhão, khi nát phần dưới, cứng phần trên.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách chị em những bí kíp để hạn chế tình trạng “xôi hỏng bỏng không”.
Xôi nát thế này sao mà dám bày lên mâm cúng
1. Không ngâm gạo quá 8 tiếng
Gạo nấu xôi chỉ nên được ngâm tối đa 8 giờ. Nếu thời gian ngâm dài hơn, gạo dễ bị chua, xôi sẽ không thơm. Khi hấp xôi, muốn tránh cảnh trên khô dưới nhão, bạn đừng bao giờ cho gạo quá nhiều hay nén gạo quá chặt, khiến các lỗ thông hơi bị bít kín.
Để tránh trường hợp này, khi cho gạo vào nồi, chị em hãy dùng tay rải nhẹ từng nắm gạo vào chõ, chừa lại 1 – 2 lỗ thông hơi ở giữa chõ, lấy khăn ẩm trùm bên ngoài chõ hấp xôi để giữ nhiệt cho xôi, tránh xôi bị mất nước, như vậy xôi sẽ chín đều và dẻo.
Lượng nước cho vào nồi hấp cũng chỉ nên chiếm 1/3 dung tích nồi. Cho quá nhiều nước sẽ tạo ra lượng hơi nước lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến phần xôi phía dưới sẽ bị nhão.
Chị em nên chú ý rằng khi nước ở nồi hấp sôi thì mới được đặt chõ hấp xôi lên, giữ lửa vừa và đều! Thường thì cứ 10 phút bạn nên mở nắp chõ, lau khô hơi nước bám trên mặt vung để tránh chúng nhỏ xuống xôi và tiện thể đảo đều gạo 1 lần.
Mẹo nhỏ: B ạn nên cho một chiếc đĩa sành nhỏ vào nồi để theo dõi lượng nước bên trong còn nhiều hay ít. Nếu đang đun mà nghe tiếng “lạch cạch” nghĩa là lượng nước dùng đồ xôi vừa cạn. Bạn cần tắt bếp để nồi không bị cháy, hoặc cho thêm nước đun tiếp nếu xôi chưa thật chín.
2. Không nên cho các nguyên liệu khác vào chõ đồ xôi ngay từ đầu
Một số chị em thường đồ xôi và hấp gà cùng một lúc vì nghĩ rằng nước gà sẽ làm xôi ngọt thơm hơn. Tuy nhiên, cách làm này khiến cho xôi bị ngấm quá nhiều nước từ gà, các lỗ thông hơi ở dưới chõ đồ bị bịt kín dẫn tới nhũn và nhão nhoét rất mất thẩm mỹ và không ngon.
Video đang HOT
Nhiều người thường đồ xôi lạc, xôi đỗ đen, đỗ xanh cùng lúc. Cách làm này cũng khiến xôi không chín đều. Thông thường xôi đỗ xanh đã được ngâm kĩ thường chín trước, sau đó xôi đỗ đen sẽ chín và xôi lạc chín sau cùng.
Nếu đồ 3 loại xôi cùng lúc thì tới khi chúng đều chín đều những loại xôi chín trước sẽ bị nhão và nở bung do đồ quá lâu.
3. Mẹo chữa xôi bị sống, khô
Nếu không may, mẻ xôi của bạn bị sống, khô, cũng đừng vội hoảng loạn đổ ụp tất cả vào thùng rác.
Chị em có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vẩy thêm chút nước lên mặt xôi, sau đó lấy 1 chiếc khăn xô, nhúng đẫm nước, phủ kín mặt xôi, đậy nắp kín lại, đem hấp tiếp cho đến khi xôi chín.
Ảnh minh họa
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ thành công với món xôi trong dịp Tết sắp tới.
Hướng dẫn cách đồ xôi ngon, thơm vàng
Đồ xôi không phải việc phức tạp nhưng để đồ được nồi xôi ngon như ý, thơm nồng hương vị gạo nếp, mềm dẻo tới từng hạt xôi mà không bị nhão thì lại là việc đòi hỏi sự khéo tay của người nội trợ.
Đồ xôi không phải việc phức tạp nhưng để đồ được nồi xôi ngon như ý, thơm nồng hương vị gạo nếp, mềm dẻo tới từng hạt xôi mà không bị nhão thì lại là việc đòi hỏi sự khéo tay của người nội trợ.
Ảnh: Internet
Dưới đây là bí quyết đồ xôi mà bạn nên lưu ngay lại để trổ tài cho cả nhà thưởng thức, cũng để thể hiện tài khéo léo trong dịp Tết sắp tới:
Xôi muốn ngon thì trước hết phải có nguyên liệu đạt chuẩn, gạo nếp được chọn phải là loại gạo mới, hạt to tròn, bóng bẩy, có mùi thơm nhẹ dễ chịu, ăn thử thấy có vị ngọt của tinh bột gạo nếp.
Ảnh: Internet
Bước tiếp theo là ngâm gạo, đây cũng là bước quan trọng không kém bởi muốn xôi được chín mềm, dẻo thơm thì thời gian ngâm gạo phải được căn thật chuẩn. Thời gian ngâm gạo thường từ 6 - 8 tiếng, tùy theo tính chất hạt gạo mà lựa chọn thời gian ngâm phù hợp. Nếu ngâm lâu quá, gạo sẽ bị chua và nấu lên thường bở nát, không còn mùi thơm. Vì vậy, các bà nội trợ thường chọn thời gian ngâm gạo nếp vào ban đêm trước khi đi ngủ để sáng hôm sau dậy có thể đồ xôi luôn.
Ảnh: Internet
Trong lúc ngâm, nên cho thêm chút muối vào nước, việc làm này không chỉ giúp khử mùi gạo, hạn chế nước ngâm gạo bị chua mà còn góp phần tạo nên hương vị đậm đà của món xôi khi chín.
Một lưu ý đặc biệt nữa là độ lửa, bắc nồi đồ lên bếp, đun nước trước, khi nước bắt đầu bốc hơi nhiều mới đặt chõ xôi lên hấp. Lúc này, hãy để nhiệt độ duy trì ổn định, bởi nếu bạn tăng cao nhiệt độ sẽ khiến nước nhanh cạn nước, bạn cần bỏ chõ ra ngoài để thêm nước, làm mất nhiều nhiệt lượng. Hoặc nếu đun lửa nhỏ liu riu thì hơi nước sẽ đọng nhiều và nhỏ lên phần xôi đang đồ, khiến chúng bị nhão.
Vậy nên, hãy hấp xôi trong khoảng 30-40 phút ở mức lửa vừa phải. Cứ 10 phút lại mở nắp vung một lần, dùng khăn lau nhanh phần nước trên nắp và đậy vung lại.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Có một bí quyết để bạn biết được mình đã đổ đúng lượng nước hay chưa đó là hãy đổ nước ngập 1/3 dung tích nồi hấp, với lượng nước này, chúng sẽ vừa đủ để cung cấp lượng hơi nước làm chín xôi, mà không gây nhão xôi hay cháy nồi khi đun. Một bí quyết nhỏ để biết nồi còn nước hay không đó là đặt một chiếc đĩa sứ nhỏ hoặc bát con vào trong nồi, khi nghe tiếng lạch cạch trong nồi nghĩa là nước đã cạn, và nếu xôi chưa chín, hãy nhanh chóng thêm nước nóng vào nồi để tiếp tục đồ.
Ảnh: Internet
Cách đồ xôi ngon:
- Khi đồ xôi, hãy dàn gạo nếp nhiều về phía sát với thành nồi và để một lượng gạo ít ở giữa nồi, bởi vùng giữa này là nơi nhận hơi nước trực tiếp từ phía dưới lên, nếu để quá dày xôi sẽ dễ bị nhão ở phía đáy chõ.
- Thường xuyên mở vung, đảo đều xôi để chúng được chín mềm đều. Xôi chín, cho ra mâm, dàn đều để hơi nước bốc bớt, xôi sẽ không bị nhão, lấy đũa đảo cho tơi để xôi không bị dính thành cục. Đợi xôi hơi nguội hãy tạo hình ra đĩa.
Ảnh: Internet
Cách cứu cánh nồi xôi khi xảy ra vấn đề:
Nếu chẳng may xôi bị sống, hãy vẩy nước lên mặt xôi rồi xới lên, đậy kín nắp và ủ khăn bên ngoài nắp. Bạn không cần bật bếp đồ lại vì chỉ cần lượng hơi nước có sẵn trong nồi cũng đủ để chúng tự chín.
Với xôi mặn, muốn có màu vàng óng đẹp mắt hãy cuốn một ít mỡ gà lên bề mặt xôi đã bày ra đĩa.
Ảnh: Internet
Với xôi ngọt, chỉ cần cho thêm chút nước cốt dừa, dừa nạo sợi và ngô ngọt vào là đĩa xôi đã đủ hấp dẫn rồi./.
Kẹo nougat ai mà không biết, nhưng làm thế này thì vừa đẹp - lạ lại còn ngon hơn vạn lần! Cách làm kẹo nougat phiên bản đặc biệt, ngon đẹp hết cỡ. Nguyên liệu làm kẹo nougat Bơ nhạt: 25gr Kẹo mashmallow: 120gr Sữa bột: 50gr Dâu tây sấy khô: 50gr Cách làm kẹo nougat Cho bơ vào chảo (lửa nhỏ) đun chảy, đổ kẹo mashmallow vào đảo đều để kẹo chảy mềm, đổ sữa bột vào đảo đều, cho dâu tây vào...