Điểm danh những quả chuông “khủng” rung trong đêm giao thừa ở HN
Nếu không có màn bắn pháo hoa và tiếng xe cộ ồn ào, người dân có thể nhận biết thời khắc đón giao thừa qua tiếng chuông chùa từ khoảng cách xa.
Quả chuông được đúc cách đây 360 năm được treo ở trên cổng tam quan đền Trấn Vũ (quận Ba Đình, Hà nội)
Mới đây, TP Hà Nội đã quyết định không tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Đinh Dậu, dành tiền chăm lo Tết người nghèo.
Ngay sau đó, Sở Văn hoá & Thể thao đã đề xuất ý tưởng “rung chuông thay pháo hoa” để đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội đưa ra ý tưởng liên hệ với các đền chùa, nhà thờ trên địa bàn TP để đồng loạt đánh hồi chuông dài đúng thời khắc giao thừa.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc đánh chuông đêm giao thừa đã trở thành thông lệ của hầu hết các chùa ở Việt Nam.
Ông Bùi Hồng Sơn, phó Ban quản lý đền Trấn Vũ (còn có tên gọi khác là đền Quán Thánh) cho biết, năm nào cũng vậy, vào giờ khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, 2 quả chuông lớn ở cổng tam quan đều được đánh 3 hồi, 9 tiếng để báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến.
“Tiếng chuông Trấn Vũ ngân rất vang, người dân có thể nghe thấy tiếng chuông ở đền Trấn Vũ từ khoảng cách 2km nếu không có tiếng pháo hoa và tiếng xe ồn ào. Có lẽ nhiều năm mọi người mải ngắm pháo hoa mà quên mất tiếng chuông đêm giao thừa”, ông Sơn nói.
Chuông ở đền Trấn Vũ được đúc cách đây 360 năm, chuông hiện được treo trên cổng tam quan, nặng hơn 1 tấn, cao 1.2m.
Bên cạnh quả chuông lớn treo trên cổng tam quan ở đền Trấn Vũ còn có một quản chuông nhỏ, đã rỉ sét
Tại chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có rất nhiều quả chuông treo ở trong và ngoài chính điện.
Ông Nguyễn Văn Thắng (75 tuổi), trưởng ban bảo vệ chùa Quán Sứ cho biết, năm nào cũng vậy, từ lúc 12h kém khoảng 1 phút, tiếng chuông, tiếng trống trong nhà chùa đồng loạt vang lên. Người dân có thể nghe thấy tiếng chuông phát ra từ chùa Quán Sứ khoảng gần 1km nếu không có tiếng pháo hoa.
Video đang HOT
Qủa chuông lớn nhất trong chùa Quán Sứ (quận Hoàn kiếm, Hà Nội), nặng gần 1 tấn, cao 1.3m và rộng khoảng 70cm
Người dân có thể nghe thấy tiếng chuông chùa vang lên trong đêm giao thừa từ khoảng cách gần 1km.
Chuông đưa lên càng cao thì khi đánh, tiếng càng vang xa hơn nữa
Ông Thắng đánh thử, tếng chuông ngân vang khắp không gian chùa và người dân bên ngoài đi đường có thể nghe thấy
Trong chùa còn có vài quả chuông nhỏ hơn, cũng đồng loạt vang lên trong đêm giao thừa
Một quả chuông lớn trên cổng tam quan ở chùa Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội)
Nhà chùa cho biết, cứ đêm giao thừa, nhà chùa lại lên đáng 3 hồi 9 tiếng, báo hiệu thời khắc tiễn năm cũ đón năm mới
Một quả chuông được treo trong chính điện chùa Kim Liên cũng được vang lên trong thời khắc giao thừa
Chuông treo trong chính điện Tổ Đình Phúc Khánh (quận Đống Đa), nhà chùa cho biết, chuông tuy nhỏ nhưng rất quý, tiếng chuông được vang lên, ngân vang xa trong đêm giao thừa.
Trong kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Hà Nội dự kiến tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm trên địa bàn thành phố. Ngày 20.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã ký ban hành Chỉ thị số 11-CT/TƯ về việc tổ chức Tết năm 2017, trong đó có quán triệt các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách. Sáng 27.12, trao đổi với báo chí bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố sẽ thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11 của Ban Bí thư, không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết.
Theo danviet
Ngắm pho tượng đồng đen khổng lồ cực thiêng ở HN
Từ hàng trăm năm qua, người dân Hà Nội đã coi tượng Huyền Thiên Trấn Vũ của đền Quán Thánh là một pho tượng đồng đen linh thiêng.
Nằm trong Thăng Long tứ trấn, đền Quán Thánh là ngôi đền lớn và nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội. Một trong những nét độc đáo của ngôi đền này là sự hiện diện của một pho tượng đồng đen cổ khổng lồ...
Đó là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.
Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn mặc áo đạo sĩ tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m với hai bàn chân để trần.
Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ.
Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm.
Kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Theo sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh...
Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông...
Từ hàng trăm năm qua, người dân Hà Nội đã coi tượng Huyền Thiên Trấn Vũ của đền Quán Thánh là một pho tượng linh thiêng. Khách thập phương đến làm lễ ở đền luôn sờ vào các ngón chân của tượng để cầu may.
Trên phương diện nghệ thuật, pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được giới nghiên cứu đánh giá là một tác phẩm độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài năng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
Một số hình ảnh khác về pho tượng.
Theo_Kiến Thức
HN: Đoàn thanh niên, tự vệ trông xe kiểu "treo đầu dê bán thịt chó" Du quy đinh cua Ha Nôi la 3.000 đông/lươt gưi xe nhưng bãi gửi xe của đoàn thanh niên tai khu vực đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc lai thu cua ngươi dân 5.000 - 10.000đ/ lươt gưi. Trong dịp đầu xuân năm mới, người dân, du khách đổ về các khu di tích ở Thủ đô Hà Nội đông đảo. Trong số...