Điểm danh những lần món phở Việt “bị” người nước ngoài “hô biến” đến không nhận ra
Nằm trong top những món ăn nổi tiếng thế giới, bát phở Việt Nam không ít lần lâm vào tình huống “dở khóc dở cười” dưới bàn tay “thiên biến vạn hoá” của đầu bếp nước ngoài, hãy cùng chúng mình điểm qua những lần ấy nhé!
Đối với bạn bè quốc tế, món phở gần như đã trở thành tường thành trong ẩm thực Việt. Số lần mà bát phở Việt được “chỉ mặt gọi tên” trên các trang báo ẩm thực danh tiếng thế giới chắc chẳng thể đếm trên mười ngón tay nữa. Chẳng nói đâu xa, chỉ từ câu chuyện tổng thống Bill Clinton năm nào đã ăn đến tận 2 tô phở mới chịu lên chuyên cơ về nước đã đủ để tóm tắt sự hấp dẫn của món ăn “quốc hồn quốc tuý” này. Tuy nhiên, có lẽ vì tình yêu quá sâu đậm với phở mà nhiều người bạn ngoại quốc đã mạnh dạn cho ra đời vô số biến tấu “khó đỡ” đến mức cả người Việt cũng phải… chào thua.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những lần mà “bảo bối” của ẩm thực Việt bị biến hoá đến mức “nhìn không ra” nhé!
1. Phở Burrito
Lần đầu nghe thấy tên món này, hẳn ai cũng phải nghệt mặt hồi lâu mới phản ứng lại được, bởi vì theo logic thì phở và burrito liên quan gì nhau đây? Một là món ăn truyền thống Việt Nam, với nước dùng đậm đà từ xương kèm các loại gia vị đặc trưng, một món thì là “con cưng” của Mexico – một loại bánh cuộn cơm, thịt và rau củ cùng sốt salsa nổi tiếng. Chỉ đặt tên hai món này kề cạnh thôi cũng đủ khiến người ta ca lên khúc “chúng ta không thuộc về nhau” rồi.
Phoritto – kết tinh tình yêu của Phở và Burrito… (Nguồn ảnh: @maiucd).
Ấy vậy mà từ lúc xuất hiện ở Mỹ đến nay, món Phở-ritto đã nhận được rất nhiều chú ý tích cực và sự thích thú từ thực khách. Nhiều người cho rằng đây là một cách ăn khá độc đáo và mới lạ cho cả hai món ăn đã quá quen thuộc. Một phần phở-ritto có vỏ bánh tortilla bọc bên ngoài, bên trong là bánh phở, giá đỗ, lá quế và thịt bò. Đây là một trong số ít những biến tấu “dễ chịu” nhất bởi burrito truyền thống cũng cuộn cơm, thịt và rau củ nên hương vị của phở-ritto cũng không “khó đỡ” lắm.
Nghe đến cái tên trên, có lẽ người ta sẽ bối rối thốt lên một tiếng “hả” ở chỗ bông cải, sau đó triệt để “câm nín” luôn ở chỗ diên mạch. Bởi mỗi việc bông cải xanh trôi nổi trong bát phở đã là một khái niệm kì lạ rồi, lại còn cả diên mạch (một loại ngũ cốc) thì đúng là… cạn lời.
Một bát phở bông cải diên mạch bao gồm nước phở chay, diên mạch, bông cải và đậu hủ.
Theo như New York Times thì đây là công thức được lấy cảm hứng từ phở. Tuy nhiên, dù gọi là phở bông cải diên mạch nhưng món này lại hoàn toàn không có sự xuất hiện của phở. Người sáng tạo công thức cho hay đã thay phở bằng diên mạch để món ăn “lành mạnh” hơn. Điều đáng nói ở đây là trong mắt người Việt thì món ăn này, dù nhìn ngang hay nhìn dọc cũng không liên quan đến bát phở trong lòng chúng ta. Đây có lẽ cũng là lý do vì sao công thức này nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực từ “team yêu phở” khắp nơi trên thế giới.
3. Phở in a jar
Video đang HOT
Dịch thô ra là Phở-trong-lọ, nghĩa là món phở được làm hoàn toàn trong một chiếc lọ thuỷ tinh bằng cách lần lượt cho vào từng lớp nguyên liệu. Dù công thức này không “gây phẫn nộ” như phở bông cải diên mạch, nhưng rất nhiều chuyên gia phở đã tỏ ý không chấp nhận. Nguyên do là bởi vì, dù vẫn giữ nguyên các loại nguyên liệu cơ bản như thịt gà, bánh phở khô, rau, hành… thì cách nấu “tốc hành” kiểu đổ nước sôi vào chiếc lọ đã “huỷ hoại” hết cái tinh tuý và vẻ đẹp của một nồi nước phở đậm đà được đun mấy tiếng liền.
Gọi là phở-trong-lọ nhưng lại không có điểm quen thuộc nào của phở nhỉ?
Ngoài ra, nhiều người cũng phàn nàn rằng loại “bánh phở” được dùng trong công thức giống với miến hơn là phở.
4. Thạch phở
Đúng rồi! Bạn không nghe nhầm đâu, công thức món phở dạng thạch vừa ra đời cách đây vài tháng và đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cư dân mạng. Đây có lẽ là biến tấu phở táo bạo nhất từ trước đến giờ. Chưa cần biết nội dung thế nào, nhưng chỉ trông qua hình thức đã khiến nhiều người phải kinh hoàng thốt lên: “Sai quá sai!”.
Có rất nhiều người đã bày tỏ quan ngại về món ăn này, bởi vì trong clip hướng dẫn, có thể thấy những miếng thịt bò tái còn màu đỏ được bỏ vào dưới đáy cùng các nguyên liệu quen thuộc khác như phở, rau, ớt… Tuy nhiên, thay vì làm chín những món trên với nước lèo sôi thì người nấu lại chỉ đổ nước phở ấm pha với gelatin rồi mang cả hỗn hợp đi… làm lạnh.
Có thể thấy những miếng thịt bò còn đỏ tái chứ chưa hề được làm chín.
Bình luận về biến tấu “khó đỡ” này, một cư dân mạng đã hàm súc nói: “Có những điều bạn làm được, không có nghĩa là bạn nên làm”.
Thạch phở sau khi được cắt ra.
Nguồn: Munchies, New York Times, Tastemade, My Recipe
Những món ăn được du khách đánh giá ngon nhất Đông Nam Á
Ẩm thực được xem là một trong những điều đại diện cho nền văn hóa của một quốc gia. Du khách đến thăm các nước đều muốn được thưởng thức những món ăn ngon của đất nước đó. Dưới đây là những món ăn ngon được coi là hấp dẫn nhất Đông Nam Á, những vùng đất đang là điểm đến thu hút khách du lịch trong thời gian qua.
Indonesia - Nasi Padang
Tại quần đảo Indoneisa rộng lớn, một bữa ăn bình thường hàng ngày chính là món Nasi Padang nhưng lại được coi là bữa ăn đặc trưng của đất nước và rất ngon miệng. Món ăn bao gồm một đĩa cơm với một số món ăn quen thuộc như cà ri cá, rau xanh, một ít bánh đậu nành (tempeh) và một muỗng tương ớt sambal lớn.
Adobo - Philippines
Trong số nhiều món ăn thoải mái của người Philippines món cơm thịt nóng hổi này thường được nhiều người yêu thích. Món ăn thường được làm bằng thịt lợn hoặc thịt gà được nấu với sự kết hợp của nước tương, dầu, giấm, tỏi và gừng để tạo ra một loại nước sốt mặn và hơi chua. Một bát thịt lợn adobo cực kỳ hợp với một đĩa cơm nóng.
Phở - Việt Nam
Thực phẩm Việt Nam nói chung nổi tiếng với sự tươi mát và sử dụng nhiều loại rau. Một trong những món ăn dân tộc của Việt Nam là một bát phở nóng hổi trong một bát nước dùng làm từ thịt gà hoặc thịt bò thơm lừng. Các bát mỳ thường được nêm nhẹ với một vài loại rau thơm và một muỗng tương ớt. Phở được tìm thấy trên khắp các đường phố của Việt Nam.
Mohinga - Miến Điện
Một trong những món ăn phổ biến nhất trong ẩm thực Miến Điện là một súp được gọi là mohinga.Thay vì một món súp trong vắt, mohinga là một món cá hầm kem dày, chứa đầy mì gạo và phủ lên trên là một quả trứng luộc và rắc một ít nước cốt chanh.
Mì Khao Soi - Thái Lan
Đây là món ăn chịu ảnh hưởng từ Myanmar. Khao Soi gồm mì trứng rán và mì trứng luộc, chan một loại sốt như cà-ri làm từ nước cốt dừa, ăn kèm thịt bò, thịt cừu, rau thơm, giá. Điểm nhấn chính là sợi mì chiên tạo độ giòn cho món ăn được hầm với cà ri này.
Somtam - Lào
Gỏi đu đủ xanh (somtam) và xôi là sự kết hợp thực sự của người Lào. Som tam được làm bằng đu đủ xanh xắt nhỏ được trộn một vài loại sốt khác nhau, một số có chứa nước mắm lên men, trong khi các biến thể khác chỉ mặc với nước chanh, sau đó rắc lạc, cà chua và một số loại rau thơm khác.
Nasi Lemak - Malaysia
Là một món ăn béo ngậy rất được người dân ưa chuộng. Món ăn bao gồm cơm dừa và hỗn hợp các nguyên liệu khác được phục vụ trong lá chuối. Một trong những hình trên được phục vụ với một miếng gà rán, một quả trứng ốp lếp non, và một lượng lớn số nước sốt đỏ ngon tuyệt vời.
Kway Teow - Malaysia
Món này gồm hủ tiếu gạo bản mỏng dẹt, giá, hành, trứng và tùy nơi sẽ có thêm cả tôm hoặc lạp xưởng thái mỏng. Khi chế biến món ăn này, người đầu bếp sẽ phải chỉnh mức nhiệt lên cao nhất và xào hủ tiếu trong chảo sâu lòng với gia vị gồm xì dầu, sốt ớt cay đặc trưng của Char Kway Teow. Rắc lên phía trên bề mặt hủ tiếu là trứng tráng xắt nhỏ, giá đỗ, hành lá, vài lát ớt đỏ tươi.
Singapore - Cơm gà
Singapore, mặc dù là một quốc gia nhỏ nhưng họ rất tự hào về nền ẩm thực sôi động. Món cơm gà là món khoái khẩu và quen thuộc của người Sing. Gà được luộc đơn giản, thái lát và đặt lên cơm là một bữa ăn rất phổ biến ở Singapore. Chìa khóa của thịt gà và cơm nằm trong tương ớt đỏ được phục vụ cùng.
Ambuyat - Brunei
Khi nói đến món ăn quốc gia của Burnei, xôi là có vẻ được nhắc đến khá nhiều. Nhưng có một món rất ngon có tên gọi là Ambuyat. Ambuyat là món ăn được làm với tinh bột cọ cao lương được nấu thành một chất keo và ăn cùng với nước sốt lên men chua và cùng vơi rau và súp.
Theo 24h
17 món ăn thế giới hay dùng cho bữa sáng 17 bữa ăn sáng khác nhau là 17 nét riêng trong văn hóa ẩm thực và nếp sống của các dân tộc trên thế giới. Bởi thức ăn là yếu tố quan trọng thể hiện nét đặc trưng của mỗi quốc gia. Mỹ: Có rất nhiều năng lượng trong một bữa sáng điển hình của người Mỹ, bao gồm bánh pancake (bánh chiên...