Điểm danh những bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp
Như các bạn đã biết, dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị thường là sốt, sưng mang tai, đau đầu… Tuy nhiên, thực tế có một số bệnh nhầm lẫn với quai bị. Vì có những dấu hiệu và triệu trứng tương tụ như bệnh quai bị.
Bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp
Từ thực tế cho thấy, có một số bệnh nhầm lẫn với quai bị. Bởi những triệu chứng thường gặp cũng tương tự như nhau. Chỉ khi xảy ra các biến chứng mới đưa người bệnh vào bệnh viện chữa trị thì đã muộn. Lúc này, quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn và còn để lại những di chứng nặng nề.
Một số bệnh nhầm lẫn với quai bị nhiều nhất là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, whitmore, bạch hầu…Triệu chứng gần giống nhau, nhưng độ nguy hiểm, cách điều trị, hay khả năng lây lan… khác nhau. Chính vì thế, bạn cần biết cách phân biệt để có biện pháp chữa trị, chăm sóc kịp thời.
Những bệnh dưới đây dễ nhầm lẫn với quai bị do có chung triệu chứng nhận biết nhưng biến chứng của bệnh lại khác nhau. Các biến chứng của bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh lâu dài.
1. Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt mang tai là một loại bệnh lành tính, không lây lan. Loại bệnh này chỉ xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng, mũi họng. Một số trường hợp hiếm gặp là do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt gây nên.
Bệnh Viêm tuyến nước bọt – Một trong những loại bệnh nhầm lẫn với quai bị nhất (Ảnh: Internet)
Triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị
Viêm tuyến nước bọt có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với quai bị có thể khiến quá trình điều trị bệnh sai cách gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân:
- Viêm tuyến nước bọt gây sốt từ 38 đến 39 độ C.
- Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh.
- Tuy nhiên, vùng da chỗ bị sưng tấy đỏ.
- Nói và nuốt đau.
- Có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên.
Video đang HOT
- Khi ấn vào vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.
Điều trị viêm tuyến nước bọt bằng cách nào?
Khi mắc phải bệnh này, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn dùng kháng sinh chống viêm, giảm phù nề, giảm đau.
Biến chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt
Nếu không được điều trị đúng cách, thì sau khoảng từ 7 đến 10 ngày dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Điển hình nhất của những biến chứng này chính là viêm mãn tính tái phát. Cứ vài tháng lại bị viêm lại, gây biến dạng khuôn mặt.
Tuy loại bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể dẫn đến biến chứng phì đại tuyến.
2. Bệnh whitmore là bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị
Whitmore là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Nó cũng có những triệu chứng ban đầu giống với quai bị. Căn bệnh này do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi lao động là dễ mắc cả.
Whitmore cũng có những dấu hiệu rất giống với bệnh quai bị (Ảnh: Internet)
Vi khuẩn gây lên căn bệnh này thường sống trong đất, đường lây nhiễm. Chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc trực tiếp. Do hít phải các hạt bụi đất có chứa vi khuẩn, và nó cũng có thể lây lan từ người sang người.
Triệu chứng dễ nhầm lẫn với quai bị
Loại bệnh này thường xuất phát từ nhiễm trùng tại phổi, với diễn biến từ nhẹ đến nặng. Khi bắt đầu mắc bệnh, bệnh nhân cũng có một số biểu hiện như:
- Sốt.
- Nhức đầu.
- Chán ăn.
- Ho.
- Đau ngực, đau nhức cơ bắp.
Biến chứng nguy hiểm
Do bệnh biểu hiện đa dạng, phức tạp và rất có thể dẫn đến tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán, điều trị kháng sinh đúng cách. Vì vậy, việc nhầm lẫn bệnh whitmore với quai bị vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh.
3. Các bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị khác
Ngoài những bệnh dễ gây nhầm lẫn với quai bị trên. Còn có một số bệnh khác cũng có những biểu hiện gần giống với quai bị như:
- Viêm hạch: Bệnh này cũng sưng vùng tuyến mang tai, nhưng khối sưng có thể di động và thường kèm theo nhiều hạch.
- Bạch hầu: Khi trẻ mắc bệnh bạch hầu cũng sẽ sưng một lúc ở hai bên hàm, cổ bạnh ra, sốt cao, người lừ đừ.
Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được một số biến chứng nguy hiểm do chủ quan. Và nắm bắt được một số bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp nhất. Từ đó, có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về loại bệnh này để có cách chữa trị, chăm sóc đúng cách cho bệnh nhanh khỏi mà không để lại di chứng gì.
Tìm hiểu thời gian ủ bệnh quai bị và khởi phát bệnh
Ngay cả khi chưa có triệu chứng điển hình, người nhiễm virus quai bị cũng có thể lây bệnh cho người khác. Vì vậy, hiểu biết về thời gian ủ bệnh và phát bệnh của quai bị là điều cực kì cần thiết.
Tất cả những đối tượng chưa có miễn dịch với quai bị đều có thể mắc căn bệnh này. Quai bị thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em độ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, không loại trừ người lớn cũng có khả năng mắc quai bị.
Để tránh lây lan thành dịch trong cộng đồng, hiểu biết về thời gian ủ bệnh quai bị cũng như thời kì phát bệnh là rất quan trọng.
1. Thời gian ủ bệnh quai bị kéo dài bao lâu?
Các bác sĩ và các nghiên cứu cho biết thời gian ủ bệnh quai bị thường kéo dài, khoảng từ 12 - 25 ngày, trung bình khoảng 18 ngày. Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của căn bệnh này chính là người.
Trong đó, nguồn lây lan, truyền nhiễm bệnh quan trọng nhất là những bệnh nhân mắc quai bị trong giai đoạn khởi phát. Các thống kê cho thấy trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng thì có khoảng từ 3-10 người mang virus lành. Những đối tượng này chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh quai bị và phát bệnh.
Điều đáng chú ý là trong thời gian ủ bệnh quai bị, người bệnh thường không có triệu chứng bệnh rõ ràng.
Các thống kê cho thấy trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng thì có khoảng từ 3-10 người mang virus lành - Ảnh Internet
2. Quá trình khởi phát bệnh quai bị diễn ra như thế nào?
Dựa vào vị trí tổn thương bệnh, quai bị có thể phân loại thành nhiều thể. Cụ thể, quai bị được phân chia thành các thể sau: Viêm tuyển nước bọt mang tai; Viêm tinh hoàn; Viêm buồng trứng; Viêm cơ tim; Viêm não; Viêm màng não.
Trong đó, hai thể phổ biến và thường gặp nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai và viêm tinh hoàn. Các thể còn lại ít gặp trên lâm sàng.
Ở mỗi thể, thời gian ủ bệnh quai bị cũng như thời gian phát bệnh quai bị là khác nhau và có những dấu hiệu tương ứng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai là thể điển hình hay gặp nhất của bệnh quai bị. Thể này chiếm khoảng 70% các thể có khu trú rõ. Theo đó, thời gian ủ bệnh quai bị ở thể này trung bình từ 18-21 ngày. Sau đó là đến giai đoạn khởi phát bệnh.
Triệu chứng của giai đoạn phát bệnh là người bệnh sẽ bị sốt 38-39 độ kèm theo các dấu hiệu cụ thể như đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Thời kỳ tiếp theo là giai đoạn toàn phát bệnh. Sau khi người bệnh sốt từ 24-48 giờ sẽ xuất hiện dấu hiệu viêm tuyến mang tai.
Bệnh nhân ban đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày tiếp theo sưng tiếp bên còn lại. Kèm theo đó là da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ vào nóng, đau, nước bọt ít và quánh.
Thời gian ủ bệnh quai bị ở thể viêm tuyến nước bọt mang tai là từ 15-21 ngày - Ảnh Internet.
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là thể thường gặp thứ hai sau thể viêm tuyến nước bọt mang tai. Đây là thể bệnh quai bị thường hay gặp ở những đối tượng là nam giới đang ở tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành. Thể bệnh viêm tinh hoàn thường bị một bên, ít gặp cả hai bên.
Các bác sĩ cho biết viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và xuất hiện sau khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thời kỳ phát bệnh thường vào ngày thứ 5 - 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc tình trạng sốt tăng lên.
Ngoài ra bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn. Kèm theo đó là dấu hiệu tinh hoàn bị đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ vào thấy chắc, da bìu có thể căng đỏ.
Điều đáng lưu ý là tình trạng này thường kéo dài khoảng 3 - 7 ngày thì giảm bớt. Sau khoảng thời gian là 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Nguy hiểm hơn nếu bị teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao. Nếu không bị teo, quá trình sinh tinh có thể dần trở về bình thường.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân trước những biến chứng nguy hiểm của quai bị thì bạn cần nắm rõ thời gian ủ bệnh để quá trình phòng tránh diễn ra hiệu quả.
Bệnh quai bị và độ tuổi mắc quai bị thường gặp nhất Quai bị hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan thành dịch trong cộng đồng. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy độ tuổi nào hay mắc quai bị nhất? Quai bị tuy không đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng...