Điểm danh mặt hàng công nghiệp xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Theo số liệu thống kê của bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2021, có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).
Trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 29,4 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,4 tỷ USD, tăng 16,5%.
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 55,4%; hàng dệt và may mặc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1%; giày dép đạt 12,1 tỷ USD, tăng 27,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 53,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 48,5%…
Riêng tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 23,15 tỷ USD, chỉ tăng 0,9% so với tháng 6/2021 và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Video đang HOT
Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 27,9% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 159,12 tỷ USD, chiếm 85,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đà tăng trưởng này đến từ hầu hết các mặt hàng chủ chốt của nhóm như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 11,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 16,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 55,4%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 53,7%…
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 55,4% trong 7 tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu hàng dệt may và giày dép tiếp tục duy trì đà phục hồi trở lại với mức tăng trưởng hơn hai con số: hàng dệt và may mặc tăng 14,1%; giày dép các loại tăng 27,7%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 86,7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 62,8% so với 7 tháng năm 2020.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của Việt Nam tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,1%/ năm.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhìn chung xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang hầu hết các thị trường đều tăng, với các thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Trong số các thị trường lớn kể trên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng, thị trường EU và Hàn Quốc tương đối ổn định. Còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông có xu hướng giảm.
Tín hiệu vui cho xuất khẩu cà phê của Gia Lai
Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2021 của tỉnh Gia Lai ước đạt 360 triệu USD tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nổi bật là mặt hàng cà phê đạt tới ngưỡng 210 triệu USD, chiếm gần 60% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.
Người dân bên cánh đồng cà phê mẫu lớn tại xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa.
Để có được tín hiệu vui này, phải kể đến sự đóng góp lớn của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) đã duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh gia tăng xuất khẩu, đưa sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 20% và tăng 24% về giá trị.
Giữa muôn vàn khó khăn của dịch COVID-19, Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội giúp cho nông sản của Gia Lai; trong đó, có cà phê gia nhập thuận lợi thị trường rộng lớn này. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của thị trường này, việc xây dựng quy trình, quy chuẩn về canh tác; chú trọng chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý,... đang là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp cà phê của Gia Lai hướng đến nhằm đạt chuẩn các tiêu chí của nhà nhập khẩu.
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp là doanh nghiệp tiên phong sản xuất cà phê chất lượng cao của Gia Lai với sản lượng xuất khẩu đạt từ 50.000-70.000 tấn/năm. Hiện, các sản phẩm của doanh nghiệp đã xuất đi hơn 40 quốc gia; trong đó, thị trường chính vẫn là châu Âu với kim ngạch chiếm khoảng 60%.
Ông Thái Như Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp chia sẻ, muốn gia nhập các thị trường khó tính, chúng ta phải có vùng nguyên liệu, kiểm soát được khâu sản xuất để tạo ra những sản phẩm phù hợp, đạt tiêu chuẩn vào châu Âu. Vì vậy, công ty đang cùng các tổ hợp tác và nông dân sản xuất cà phê chất lượng cao có chứng nhận quốc tế như: 4C, Rainforest, UTZ thực hiện chương trình này và hiện Vĩnh Hiệp là doanh nghiệp sản xuất được cà phê organic được các tổ chức Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc công nhận.
Theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, trong những tháng cuối năm 2021, tỉnh Gia Lai sẽ phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt thêm khoảng 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch cả năm lên hơn 610 triệu USD. Mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu vẫn là cà phê với trên 200.000 tấn, tưng ứng giá trị hơn 300 triệu USD.
Bà Đào Thị Thu Nguyệt, Phó Giám Đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh đã nhanh nhạy xây dựng vùng nguyên liệu hơn 34.000 ha cà phê theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, organic; có kế hoạch, tổ chức sản xuất thích ứng với dịch bệnh; chuẩn hóa số bao bì, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và vận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại.
Cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành công thương Gia Lai cũng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường và kịp thời nắm bắt các hiệp định, nhất là Hiệp định EVFTA.
Cà phê là một trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân.
Việc các nông hộ, doanh nghiệp trồng, sản xuất và chế biến cà phê tham gia ngày càng sâu vào các hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định EVFTA là tín hiệu vui. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị cà phê và ổn định xuất khẩu trong điều kiện khó khăn của dịch COVID-19.
Kết nối, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản của người dân, nhất là đối với ngành hàng trái cây. Để đảm "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh An Giang đẩy mạnh nhiều giải pháp kết nối thị trường, kịp thời hỗ trợ người dân tiêu...