Điểm danh loạt ‘ông lớn’ Việt lỗ nặng trăm, nghìn tỷ do dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-10, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam lỗ nặng.
Khảo sát với 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2020, Vietnam Report ghi nhận 60% đơn vị sụt giảm doanh thu 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2019. Gần 15% trong số đó có doanh thu sụt giảm mạnh.
Xét về lợi nhuận trước thuế, 54% doanh nghiệp ghi nhận mức giảm, trong đó 31% sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ nghiêm trọng.
“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả những ông lớn trên thị trường cũng bị ‘ngấm đòn’ từ tác động của đại dịch”, báo cáo nêu.
Vietnam Airlines lỗ nặng.
Còn theo báo cáo của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ lớn trong 6 tháng đầu năm và dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến lỗ năm 2020 khoảng 15.000 – 16.000 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2024 mới hết lỗ. Năm 2019, thu nhập tính thuế của Vietnam Airlines là 2.340 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 468 tỷ đồng. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 6 tháng đầu năm lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến quý III/2020 tiếp tục lỗ hơn 500 tỷ đồng, trước đó năm 2019 tập đoàn lỗ 1.595 tỷ đồng. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 6 tháng đầu năm lỗ khoảng 220 tỷ đồng… Dưới đây là một số “ông lớn” lỗ nặng do Covid-19
Vietnam Airlines dự kiến lỗ vài chục tỉ đồng/ngày đến năm 2021
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) là đơn vị chịu những “cú đánh” trực diện từ đại dịch COVID-19.
Qúy III vừa qua, Vietnam Airlines tiếp tục lỗ trước thuế thêm 3.912 tỉ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế 9 tháng lên gần 10.472 tỉ đồng. Khoản lỗ kể trên đã vượt lợi nhuận của Vietnam Airlines trong 5 năm từ 2015 đến 2019 (10.380 tỉ đồng).
Vietnam Airlines dự kiến mức lỗ hơn 10 ngàn tỉ năm 2020 sẽ kéo dài sang năm 2021 do thị trường nội địa có phục hồi nhưng giá vé vẫn quá thấp, thậm chí dưới 50% mức giá năm 2019 do các hãng đều dồn cả vào thị trường nội địa, giá cạnh tranh nhau từng đồng.
Như vậy, dự kiến từ nay đến cuối năm 2021, Vietnam Airlines sẽ lỗ xấp xỉ 30 tỉ đồng/ngày. Cùng với khoản thua lỗ h àng chục ngàn tỉ đồng, Vietnam Airlines cũng đối mặt với áp lực rất lớn về thanh khoản.
Video đang HOT
Tại ngày 30.9, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đã tăng gấp đôi so với đầu năm, ở mức 11.684 tỉ đồng. Tiền gửi ngắn hạn giảm mạnh từ 3.579 tỉ về 656 tỉ đồng.
Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh của Vietnam Airlines rơi vào trạng thái âm gần 6.270 tỉ đồng, trong khi năm trước dương gần 7.874 tỉ đồng.
Vietjet lỗ ròng hơn 900 tỉ đồng
Theo báo cáo tài chínhquý III.2020 hợp nhất của Công ty Cổ phần Hàng khôngVietjet (VJC) vừa công bố, Vietjet đạt doanh thu 2.809 tỉ đồng, giảm gần 80% so với cùng kỳ năm 2019 và lỗ 971 tỉ đồng.
Trong đó, hoạt động chính của Vietjet là dịch vụ vận tải hàng không ghi nhận 2.802 tỉ đồng doanh thu và lỗ ròng 926 tỉ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vietjetghi nhận doanh thu 13.780 tỉ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của hãng âm gần 925 tỉ đồng.
Trong kỳ, Vietjet cũng đã mở mới thêm 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách, đưa tổng đường bay nội địa lên 52 đường bay.
PV OIL lỗ ròng trở lại, dòng tiền kinh doanh âm nặng
Sau quý II có chút khởi sắc, sang quý III, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) lại lỗ ròng 24 tỉ đồng. Tính chung 9 tháng, doanh thu thuần của PVOil giảm 31%, đạt 40.919 tỉ đồng. Lỗ ròng của cổ đông công ty mẹ là 265 tỉ đồng.
Khoản lỗ 9 tháng đầu năm đã nâng số lỗ lũy kế của PVOil lên 1.059 tỉ đồng. Tại ngày 30.9, tổng tài sản của PV Oil giảm hơn 6.050 tỉ đồng so với đầu năm, ở mức 20.429 tỉ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 529 tỉ đồng sau 9 tháng đầu năm 2020 (cùng kỳ âm gần 683 tỉ đồng). Tiền và tương đương tiền cuối kỳ giảm 22%, ở mức 1.651 tỉ đồng.
Bán lẻ Việt Nam thời hậu Covid: Bùng nổ M&A, đẩy mạnh mô hình siêu thị mini để tối ưu chi phí
Số lượng siêu thị mini tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020, đặc biệt ở các khu vực cấp 2 và 3. Tiềm năng mở rộng các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn rất lớn, khi kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ, các cửa hàng tiện lợi chưa đến 10% thị trường, theo Vietnam Report.
" Bán lẻ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực", báo cáo mới đây của Vietnam Report đưa ra nhận định.
Trong quý II năm 2020, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong ngành bán lẻ đã tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù doanh thu mua sắm trực tiếp giảm, nhưng ngành bán lẻ Việt Nam vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng.
Vietnam Report cho rằng sau đại dịch, ngành bán lẻ sẽ dịch chuyển theo 5 xu hướng chủ đạo.
Xu hướng đẩy mạnh bán hàng đa kênh (Omnichannel), tích hợp chặt chẽ từ trực tuyến đến trực tiếp
Kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy trong bối cảnh mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến nơi đông người để phòng chống dịch bệnh, người tiêu dùng đã chuyển đổi kênh mua sắm trên cả 2 nhóm sản phẩm nhu cầu thiết yếu và nhóm hàng không thiết yếu.
Khảo sát hành vi người tiêu dùng, tháng 8/2020. Nguồn: VNR.
Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt hành vi người tiêu dùng, khai thác sâu các kênh trực tuyến, các app bán hàng, tận dụng các kênh giao hàng và thúc đẩy tích hợp đa kênh. Nhờ sự chuyển đổi kịp thời đã giúp cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ như Lottemart tăng trưởng doanh số qua kênh online từ 100% đến 200%, đặc biệt ở thị trường Hà Nội và TPHCM.
Theo đó, có 66,7% doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report nhận định đại dịch Covid-19 tạo một cú hích khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, và đây cũng chính là tác động lâu dài của dịch bệnh với ngành bán lẻ.
M&A tiếp tục bùng nổ
Năm 2019, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến kỷ lục số vụ mua bán, sáp nhập (M&A), dòng vốn được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp trong nước, với các thương vụ nổi bật như Saigon Co.op tiếp nhận 18 siêu thị Auchan, Vingroup chuyển nhượng toàn bộ mảng bán lẻ tại Vincommerce cho Tập đoàn Masan. Điều này cho thấy doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã có sự bứt phá, ngày càng trưởng thành hơn, và đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Hiệp định EVFTA tạo ra thách thức đối với ngành bán lẻ trong nước, theo đánh giá của Bộ Công thương hơn 60% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh kém, có nhu cầu vốn lớn và nhiều doanh nghiệp sẵn sàng liên kết với các đối tác cùng ngành nghề để tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ quản lý tiên tiến từ các nước EU.
Các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế về tài chính, hệ thống và kinh nghiệm thương trường dễ giành được thị phần thông qua các thương vụ M&A, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công tại thị trường Việt Nam, điển hình như trường hợp của Tập đoàn bán lẻ Auchan rút lui khỏi thị trường Việt Nam năm 2019 do những hạn chế về sự am hiểu văn hóa người tiêu dùng, tiếp cận nguồn hàng, mạng lưới chi nhánh v.v. Hoạt động M&A giúp cả hai bên tham gia đều có lợi, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhanh chóng sở hữu thị phần, chuỗi cung ứng bán lẻ và lượng khách hàng hiện có của các doanh nghiệp trong nước. Điều này hứa hẹn M&A trong lĩnh vực bán lẻ sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.
Công nghệ không chạm và tính linh hoạt trong thanh toán sẽ tiếp tục được chú trọng
Công nghệ không chạm đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động marketing, thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sử dụng mã QR, hay tích hợp với dịch vụ công nghệ thực tế ảo cho phép người tiêu dùng thử sản phẩm tại nhà, đặc biệt dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, công nghệ không chạm lại càng được chú trọng hơn.
Mặc dù tiền mặt sẽ không bao giờ mất đi hoàn toàn, nhưng nó sẽ giảm dần mức độ phổ biến khi khách hàng tìm kiếm những cách thức mua hàng thuận tiện và linh hoạt hơn. Kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng gần đây của Vietnam Report chỉ ra 60,6% người được hỏi lựa chọn sử dụng tiền mặt trong thanh toán giảm đi, 59,6% người tăng các hình thức thanh toán qua Internet Banking và 57,7% người tăng thanh toán qua ví điện tử. Các nhà bán lẻ cần chủ động tiếp cận nhu cầu của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán dựa trên ứng dụng nhằm tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và phù hợp với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Khảo sát hành vi người tiêu dùng, tháng 8/2020. Nguồn: VNR.
Tăng cường ứng dụng công nghệ mới như Dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI)
Phân tích dữ liệu lớn ngày càng đóng vai trò cốt lõi trong việc nghiên cứu sở thích và hành vi của khách hàng để tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Kết quả khảo sát của Vietnam Report về hành vi người tiêu dùng trước khi mua một sản phẩm chỉ ra có 56,9% người được hỏi tự chủ động nghiên cứu; 20,6% nghe tư vấn từ người thân, bạn bè; 13,7% từ thông điệp và chương trình khuyến mãi, sự tương tác trên quảng cáo trực tuyến và 5,9% khi nghe ai đó giới thiệu trên mạng xã hội.
Các nhà hoạch định chiến lược cần xem xét người tiêu dùng đang tiêu tiền thông qua những danh mục và những kênh nào? Những lợi thế cạnh tranh nào đã thay đổi và lĩnh vực nào thành công? Qua việc xác định các cơ hội phát triển trong thời kỳ bình thường mới, những lĩnh vực nào có thể được tăng tốc, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ giúp các nhà bán lẻ thiết kế lại trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng, phù hợp với việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Xu hướng phát triển mô hình siêu thị mini của ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam
Theo đánh giá của các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report, siêu thị mini chính là xu hướng phát triển của ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam trong bối cảnh thị trường bán lẻ đang chịu cạnh tranh từ thương mại điện tử, các trung tâm thương mại truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn.
Kết quả khảo sát người tiêu dùng gần đây của Vietnam Report cho thấy 48% người được hỏi lựa chọn một cửa hàng hay siêu thị vì vị trí thuận lợi, và các siêu thị mini đáp ứng được nhu cầu này cho người mua, lại tối ưu hóa chi phí với quy mô khoảng 50 - 200 m2, được quản lý từ 2 đến 3 nhân viên. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, mô hình siêu thị mini lại càng thể hiện ưu điểm hạn chế tập trung đông người như các siêu thị lớn, người tiêu dùng giảm dần thói quen mua sắm ở chợ truyền thống và chọn đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini có tăng lên.
Số lượng siêu thị mini tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020, đặc biệt ở các khu vực cấp 2 và 3 nhưng tiềm năng mở rộng các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn rất lớn, khi kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ, các cửa hàng tiện lợi chưa đến 10% thị trường. Các mô hình siêu thị mini tiếp tục là xu thế của thị trường và các nhà bán lẻ cần nắm bắt để tiếp tục đổi mới hình thức cửa hàng, tạo ra trải nghiệm phù hợp cho khách hàng cùng với kênh trực tuyến của doanh nghiệp.
OCB được vinh danh trong bảng Fast 500 và tốp 10 ngân hàng uy tín Theo Vietnam Report, uy tín của các ngân hàng được đánh giá lượng hóa một cách khách quan và độc lập, căn cứ theo kết quả năng lực và hiệu quả tài chính. Giao dịch tại OCB. (Ảnh: Vietnam ) Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)...