Điểm danh “Bầy sói” Nga mang tên lửa hành trình Kalibr-NK
Trước khi tên lửa hành trình Kalibr đạt được những thành công vang dội trên chiến trường Syria, hải quân Nga đã lên kế hoạch trang bị tên lửa này cho hàng loạt loại tàu mặt nước, từ hạng trung trở xuống.
Chiến hạm mặt nước Nga lần đầu tấn công tên lửa hành trình
Ngày 7-10-2015, Hải quân Nga đã chính thức tham gia chiến dịch tấn công Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) ở Syria.
4 chiến hạm từ hạng trung trở xuống, thuộc Hạm đội Caspian đã phóng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK từ vùng biển Caspian, bay qua lãnh thổ Iran và Iraq, vượt quãng đường hơn 1500km, tấn công vào các mục tiêu ở thủ phủ không chính thức của IS là thành phố Raqqa.
Đây là lần đầu tiên quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên các tàu nổi để tấn công các mục tiêu mặt đất trong một cuộc chiến tranh, đồng thời đây cũng là lần tấn công mục tiêu thực sự bằng tên lửa hành trình đầu tiên của các lực lượng vũ trang nước này.
Được biết, tên lửa được phóng đi từ tàu hộ vệ tên lửa Dagestan (số hiệu 693), thuộc Project 11.661, lớp Gepard 3.9 và các khinh hạm (tàu hộ tống hoặc còn được gọi là tàu hộ vệ hạng nhẹ) dự án 21.631 (lớp Buyan-M) là Grad Sviyazhsk (021), Uglich (022) và Veliki Ustyug (106).
Điều đáng nói là các chiến hạm “hạt tiêu” của Nga có lượng giãn nước cao nhất là Dagestan chỉ trên dưới 2000 tấn (3 tàu còn lại vẻn vẹn 949 tấn).
Điều này đã làm các chuyên gia quân sự Mỹ-NATO kinh ngạc, bởi từ trước đến nay họ vẫn nghĩ rằng, Moscow hoàn toàn không có khả năng này. Hơn nữa, các chiến hạm mặt nước của Nga đều có lượng giãn nước chỉ bằng 1/10 đến 1/5 các khu trục hạm và tuần dương hạm tên lửa hành trình của Mỹ.
Từ trước đến nay, ngay cả các chuyên gia quân sự cũng chỉ thường biết đến phiên bản xuất khẩu của dòng tên lửa Kalibr là Klub-S trên tàu ngầm Kilo với các tên lửa ngầm đối hạm 3M-54E và 3M-54E1 hay phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E.
Biên đội tàu hộ vệ tên lửa Nga phóng tên lửa hành trình tiêu diệt các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria
Tuy nhiên tất cả các phiên bản xuất khẩu ra nước ngoài đều bị giới hạn tầm phóng tối đa dưới 300km, do các quy định cấm trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ tên lửa. Còn các phiên bản sử dụng trong hải quân Nga đều có tầm phóng xa hơn rất nhiều nhưng chưa ai được kiểm chứng.
Video đang HOT
Sơ lược về tên lửa hành trình tấn công mặt đất thuộc hệ thống Kalibr-NK
Các tên lửa thuộc hệ thống Kalibr có một nguồn gốc phát triển chung là tên lửa hành trình chiến lược KS-122, thuộc hệ thống S-10 Granat, tầm phóng hơn 2.500 km, có khả năng mang 1 đầu đạn hạt nhân 100kt do Cục thiết kế Novator phát triển, biên chế cho Hải quân Liên Xô năm 1984.
Tuy nhiên, phiên bản kế nhiệm là các tên lửa họ Kalibr đã hoàn thiện hơn về tính năng, với 2 loại tên lửa tích hợp trên 1 tàu, vừa có khả năng tấn công mặt đất xa hàng nghìn km, vừa có thể tấn công hủy diệt các chiến hạm mặt nước cỡ lớn với tầm phóng 660km.
Hiện nay, hải quân Nga có 2 hệ thống Kalibr là Kalibr-PL và Kalibr-NK, lần lượt trang bị trên tàu ngầm và tàu nổi, với 2 phiên bản chống hạm và tấn công mặt đất mà hải quân Nga đang sử dụng, tương ứng là 3M-54/3M54T và 3M-14/3M-14T.
Các hệ thống Kalibr-NK/PL trên tàu nổi và tàu ngầm Nga đều được trang bị 2 loại tên lửa là phiên bản tấn công mặt đất, tốc độ cận âm 3M-14/3M-14T (tàu ngầm/tàu nổi), có tầm phóng từ 1500-2500 km và tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54/3M-14T (tàu ngầm/tàu nổi).
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 Dagestan phóng tên lửa hành trình Kalibr
Tên lửa 3M-54, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-27A (tên mã NATO là “Sizzler”) là tên lửa ngầm đối hạm tốc độ siêu âm, có chiều dài 8,22m, đầu đạn nặng 200kg nhưng tầm phóng tối đa lên tới 660km, đoạn cuối bay ở độ cao 4,6m so với mặt biển, với vận tốc 2,9Mach.
Tên lửa 3M-54T cũng có mã hiệu và định danh giống 3M-54. Đây là phiên bản tên lửa chống hạm phóng từ tàu mặt nước (hạm đối hạm). Ngoài sự thay đổi về chiều dài (8,9 so với 8,22m), mọi tham số khác của loại tên lửa hạm đối hạm giống hệt phiên bản ngầm đối hạm.
Tên lửa 3M-14, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-30A, là tên lửa tấn công mặt đất trên các tàu ngầm Nga. Nó có chiều dài cơ bản là 6,2m, với đầu đạn nặng 450 kg, phạm vi tấn công 1.500-2.500 km, tốc độ hành trình cận âm Mach 0,8.
Tên lửa 3M-14T cũng có định danh DOD là SS-N-30A, được triển khai cho các tàu mặt nước với hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), với lực đẩy véc-tơ tăng áp. Chiều dài cơ bản của nó là 8,9 m (29 ft), các tham số khác cũng tương tự như 3M-14.
Nga phát triển ồ ạt các tàu cỡ nhỏ mang tên lửa hành trình
Do thiếu kinh phí, Nga đang từ bỏ các thiết kế chiến hạm mặt nước hạng nặng, chuyển sang đóng các tàu hộ vệ hạng trung và cỡ nhỏ, đồng thời ồ ạt triển khai hệ thống Kalibr-NK cho các chiến hạm này, mở ra xu hướng mới trên thế giới về lực lượng tấn công tầm xa trên biển.
Hiện Nga đang có rất nhiều lớp tàu, với tổng cộng hàng chục chiếc được trang bị hệ thống Kalibr-NK. Trong đó, chiếc lớn nhất (lớp trên dưới 4500 tấn) cũng chỉ có lượng giãn nước bằng một nửa các tàu chiến mang tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, còn lại một số bằng 1/5 (lớp 2000 tấn), đa số bằng chỉ bằng 1/10 (lớp dưới 1000 tấn).
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Grad Sviyazhsk phóng tên lửa Kalibr
Đó là 1 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Project 11661K; 5 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Project 21631, lớp Buyan-M; 1 tàu hộ vệ tên lửa hạng nặng thuộc Project 11356/, lớp Đô đốc Grigorovich; 1 tàu hộ vệ hạng nặng Project 22350 lớp Đô đốc Gorshkov; 2 tàu hộ vệ Project 20385 lớp Gremyashchy.
Ngoài ra, hải quân Nga còn đang tiếp tục trang bị hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK trên các tàu hộ vệ hạng nhẹ Project 22800, lớp Karakurt (800 tấn) và các tàu hộ tống Project 22160, đóng theo phương pháp modul với 3 cấu hình khác nhau (1300, 1500, 1800 tấn);
Đến năm 2020, khi tất cả các lớp tàu này được biên chế đầy đủ với ít nhất là 4 tàu mỗi lớp (Đô đốc Gorshkov), đa số là 6 tàu, nhiều nhất là 18 tàu (Project 22800, lớp Karakurt; Byan-M từ 16-18 tàu); hải quân Nga sẽ có số lượng tàu mang tên lửa hành trình Kalibr rất lớn.
Việc Nga trang bị đại trà các hệ thống Kalibr- NK cho hàng loạt các tàu mặt nước cỡ nhỏ, khiến bất kỳ con tàu nhỏ bé nào của Nga đều có khả năng gieo “chết chóc” cho đối thủ. Rõ ràng là chiến thuật “bầy sói” của Nga sẽ khiến đối phương khó lòng kịp phản kích hay thi hành biện pháp tự vệ hiệu quả.
Đến giai đoạn 2020, cùng với việc trang bị hệ thống tên lửa này cho cả tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường, Nga sẽ xây dựng được khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình rất mạnh, có sức mạnh ngang ngửa với Mỹ, nhưng theo một đường lối phát triển khác hẳn.
Xem clip biên đội tàu mặt nước Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK vào các mục tiêu của IS ở thành phố Raqqa-Syria ngày 7-10-2015:
Theo ANTD
Nga hạ thủy hai tàu hộ vệ Project 22800 trong năm nay
Theo kế hoạch, trong năm 2016 Nga sẽ hạ thủy hai tàu hộ vệ Project 22800 thế hệ mới được trang bị siêu tên lửa Kalibr-NK.
Theo kế hoạch, trong năm 2016 Nga sẽ hạ thủy hai tàu hộ vệ Project 22800 thế hệ mới được trang bị siêu tên lửa Kalibr-NK.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời phát biểu của Đô đốc Alexander Fedotenkov - Phó tư lệnh lực lượng Hải quân Nga cho biết, trong năm 2016 Nga sẽ thạ thủy hai tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới thuộc Project 22800 của nước này.
"Trong năm 2016, theo kế hoạch các nhà máy đóng tàu của Nga sẽ hạ thủy khoảng 15 tàu chiến mới trong đó 2 tàu hộ vệ Project 22800 và một số tàu thuộc tàu hộ vệ Project 20380 và tàu tuần tra Project 22160," Đô đốc Fedotenkov cho biết.
Đô đốc Fedotenkov cũng cho biết thêm rằng, trong năm nay Hải quân Nga cũng sẽ hạ thủy tàu phá băng đầu tiên thuộc Project 23550 lớp Ice. Tuy nhiên thiết kế này gần như là một mẫu tàu vận tải đa năng khi nó vừa là một tàu phá băng, tàu cứu kéo và tàu tuần tra ven biển.
Năm 2016 Hải quân Nga sẽ tiếp tục đưa vào trang bị hàng loạt tàu chiến mới bao gồm cả các tàu ngầm thế hệ mới.
Hai tàu hộ vệ đầu tiên thuộc Project 22800 của Hải quân Nga được đặt tên Uragan và Taifun. Chúng được khởi đóng vào cuối tháng 12 năm ngoái tại nhà máy đóng tàu Pella ở St. Petersburg.
Các tàu hộ vệ Project 22800 có lượng giãn nước tối đa là 800 tấn, tốc độ di chuyển tối đa là 30 hải lý/giờ. Về hỏa lực, nó được trang bị tổ hợp tên lửa hành Kalibr NK với ống phóng thẳng đứng và tổ hợp pháo hạm hạng nặng 100mm.
Trước đó truyền thông Nga cũng đưa tin về việc nước này sẽ hạ thủy hai tàu ngầm diesel-điện tiếp theo thuộc Project 636.3 là Veliky Novgorod và Kolpino trong mùa xuân năm nay.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng hiện diện tại Singapore Sáng 23/1, tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng đã tới căn cứ hải quân Changi của Singapore, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Singapore. Lễ đón tàu và đoàn công tác đã diễn ra tại khu vực cầu cảng. Dự lễ đón có đại diện Hải quân Singapore; cơ quan Tùy viên quốc phòng Việt Nam tại Singapore. Phát biểu...