Điểm danh 9 loài động vật nhanh nhất thế giới
Trang Live Science vừa công bố danh sách 9 loài động vật nhanh nhất thế giới hiện đang còn tồn tại. Đứng đầu là chim ưng Peregrine với vận tốc tối đa 354 km/h.
Báo đốm.
9 loài động vật nhanh nhất thế giới:
1. Chim ưng Peregrine (vận tốc tối đa: 220 dặm/h tương đương 354 km/h).
2. Đại bàng vàng (vận tốc tối đa: gần 200 dặm/h tương đương 322 km/h).
3. Dơi đuôi tự do Brazil (vận tốc tối đa: 100 dặm/giờ tương đương 160 km/h).
4. Cá heo Dall (vận tốc tối đa: 34 dặm/h tương đương 54 km/h).
5. Cá kiếm (vận tốc tối đa: 22-62 dặm/h tương đương 36-100 km/h).
Video đang HOT
6. Cá cờ (vận tốc tối đa: 19-68 dặm/giờ tương đương 30-110 km/h).
7. Báo đốm (vận tốc tối đa: 70 dặm/giờ tương đương 112 km/h).
8. Linh dương sừng nhánh (vận tốc tối đa: 60 dặm/giờ tương đương 97 km/h).
9. Đà điểu (vận tốc tối đa: 43 dặm/h tương đương 70 km/h).
Điểm danh những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới
Những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới sở hữu nhiều nét đặc trưng, từ kích thước, hình dáng cho đến tập tính sinh sống.
Thế giới động vật ẩn chứa nhiều điều thú vị và thông tin về những loài động vật có trái tim kỳ lạ nhất thế giới cũng nằm trong số đó. Do có kích thước cơ thể cùng nhiều đặc điểm cấu tạo khác nhau nên trái tim của mỗi loài động sẽ hình thành kiểu dáng lẫn đặc trưng riêng biệt.
Bạch tuộc và mực
Mực và bạch tuộc là loài động vật hiếm hoi sở hữu tới ba quả tim trong một cơ thể. Để duy trì hô hấp, mực và bạch tuộc sử dụng hai quả tim ở hai bên cơ thể để bơm oxy qua mạch máu. Trong khi đó, quả tim trung tâm sẽ vận chuyển oxy đến các cơ quan còn lại.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Vấn đề sinh sản được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự ngắn ngủi trong vòng đời của loài động vật này.
Bạch tuộc và mực có đến 3 quả tim.
Loài ếch
Đa số ở các loài động vật, trái tim có nhiệm vụ lấy máu từ cơ thể đưa đến phổi để lấy oxy và cung cấp cho cơ quan khác. Hay như ở người, máu oxy và máu khử oxy được chứa trong các ngăn riêng biệt. Nhưng ở ếch, oxy không chỉ lấy từ phổi mà còn có ở da. Máu được oxy hóa tách biệt với máu đã khử oxy trong cùng một ngăn.
Kỳ lạ hơn là trái tim của loài ếch có thể đông lạnh. Tim của ếch gỗ hoàn toàn ngừng đập khi ếch bị đóng băng trong quá trình ngủ đông.
Loài gián
Trong số 4.600 loài gián có khoảng 30 loài sống trong môi trường gần con người. Khoảng bốn loài gián được biết đến là loài gây hại. Trái tim ở gián không cánh thường nhỏ hơn những con gián biết bay và trái tim của chúng đập với tốc độ tương tự trái tim của con người.
Gián có một hệ tuần hoàn mở, có nghĩa là máu của nó không chứa đầy các mạch máu. Trái tim của gián cũng không tự đập. Cơ bắp trong khoang sẽ mở rộng và co lại để giúp tim gửi hemolymph đến phần còn lại của cơ thể.
Cá voi
Trái tim của cá voi xanh giữ kỷ lục lớn nhất trong giới động vật sống ngày nay, có kích thước bằng một chiếc ô tô nhỏ và nặng khoảng 430 pound (430kg). Cũng giống như các loài động vật có vú khác, tim của cá voi có bốn ngăn. Khi lặn sâu xuống đại dương, nhịp tim của chúng chậm lại, chỉ còn 4 nhịp/phút.
Cá voi xanh vượt trội về kích thước so với một số sinh vật đã biến mất như khủng long. Một trong những chi khủng long lớn nhất trong Đại Trung Sinh là Argentinosaurus, nặng đến 90 tấn nhưng chỉ bằng với kích thước cá voi xanh trung bình.
Trái tim cá voi có trọng lượng rất lớn.
Giun đất
Giun đất là loài động vật không có trái tim. Thay vào đó, loài giun này có năm phần giả bọc quanh thực quản hỗ trợ thúc đẩy mạch máu lưu thông, nuôi sống cơ thể.
Chúng cũng không có phổi và hấp thụ oxy qua lớp da ẩm. Ngoài ra, giun đất còn có khả năng tái tạo phân đoạn bị mất. Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc vào từng loài riêng biệt.
Cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn cũng là loài động vật có trái tim độc đáo. Ngoài một tâm nhĩ và một tâm thất, chúng còn có hai cấu trúc chưa từng thấy ở người đó là xoang tĩnh mạch (là một túi nằm phía trước tâm nhĩ) và ống động mạch (là một ống nằm ngay sau tâm thất).
Do mang cá rất mỏng manh và có thể bị hỏng nếu huyết áp quá cao nên trái tim của cá ngựa vằn được cấu tạo theo hình thức đặc biệt. Bên cạnh đó, tim cá ngựa vằn có thể tái sinh. Khi chúng bị tổn thương tim, cơ thể sẽ tái tạo một quả mới để thay thế.
Clip: Bí quyết giúp báo gê-pa trở thành loài chạy nhanh nhất thế giới Với vận tốc tối đa lên tới 120km/h và có thể tăng tốc từ 0 - 95km/h trong vòng 2,92 giây, báo gê-pa chính là loài động vật có vú chạy nhanh nhất thế giới. Hãy cùng chiêm ngưỡng clip dưới đây để lý giải nguyên nhân giúp loài mèo lớn này có tốc độ đáng nể như vậy. Với một bộ xương...