“Điểm danh” 9 chuỗi lây nhiễm Covid-19 nguy hiểm nhất tại TPHCM hiện nay
Trên địa bàn thành phố tiếp tục phát hiện nhiều chuỗi lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Cơ quan chức năng đang khẩn trương thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.
Ngày 2/7, theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Trong khi các chuỗi lây nhiễm cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cộng đồng thì các chuỗi lây nhiễm mới lại tiếp tục xuất hiện.
Công nhân tại nhà máy Công ty Nidec Sankyo được lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm sau khi phát hiện tại đây có ca dương tính với SARS-CoV-2 (Ảnh: Nguyễn Quang).
Gần đây nhất, tại nhà máy Công ty Nidec Sankyo ở khu công nghệ cao, thành phố Thủ Đức, lực lượng chức năng phát hiện một trường hợp dương tính qua khám sàng lọc tại Bệnh viện Quân dân y miền Đông ngày 28/6.
Ngành y tế đã khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho 2.800 công nhân làm việc ca ngày. Những lao động làm ca đêm được yêu cầu cách ly tại nhà để cơ quan y tế tới lấy mẫu.
Chuỗi lây nhiễm tại tòa nhà trong hẻm 42 đường Ung Văn Khiêm , phường 25, quận Bình Thạnh: Một nhân viên làm tại đây có dấu hiệu ho, sốt. Quá trình làm xét nghiệm cho kết quả, người này dương tính với SARS-CoV-2 vào sáng 28/6.
Ngay sau đó, công ty đã đưa 81 nhân viên đến Bệnh viện làm xét nghiệm, xác định thêm 20 ca dương tính.
Lực lượng y tế đang nỗ lực khoanh vùng dập dịch để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Chuỗi lây nhiễm phát hiện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: N gày 30/6, TPHCM ghi nhận 25 ca mắc Covid-19 (17 bệnh nhân và 8 thân nhân), đều thuộc khu B – nơi đang điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc và HIV.
Nhận định ban đầu của Sở Y tế, nguồn lây có thể xuất phát từ bên ngoài, thông qua một người nuôi bệnh mắc Covid-19 trú tại Bình Tân (địa phương đang có nhiều ổ dịch).
Chuỗi lây nhiễm cửa hàng Satra Food, số 20-22 Châu Văn Liêm, phường 10, quận 5: Ca bệnh chỉ điểm được phát hiện qua tầm soát hôm 26/6. Từ đó, ngành y tế ghi nhận tổng cộng 10 ca dương tính, gồm 2 người nhà, 5 nhân viên cửa hàng, 3 người nhà của nhân viên cửa hàng.
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 được dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới (Ảnh: Nguyễn Quang).
Chuỗi lây nhiễm liên quan chợ đầu mối Hóc Môn: Từ trường hợp đầu tiên được phát hiện ngày 12/6 qua khám sàng lọc, đến nay, chuỗi lây này có 58 ca dương tính với SARS-CoV-2. Từ đây, ngành y ghi nhận thêm một trường hợp dương tính là tiểu thương tại chợ Tân Hương, quận Tân Phú vào ngày 25/6.
Chuỗi lây nhiễm tại Chợ Sơn Kỳ , quận Tân Phú: Được phát hiện ngày 19/6, khi có 4 tiểu thương dương tính với SARS-CoV-2 (trong đó 3 tiểu thương đến chợ đầu mối Hóc Môn lấy hàng).
Qua tầm soát diện rộng, ngành y phát hiện 91 ca dương tính, trong đó có 44 tiểu thương tại chợ, 13 người nhà, 26 người sống trong khu vực chợ, 7 người từ khu vực khác đến chợ Sơn Kỳ mua hàng.
Cuộc chiến với dịch Covid-19 còn phức tạp, cần sự đồng thuận, hợp tác của người dân.
Chuỗi liên quan chợ Bình Điền , Quận 8: Được phát hiện vào ngày 16/6, khi người làm nhân viên bốc xếp tại đây tới tầm soát tại Bệnh viện Nguyễn Trãi.
Đến nay, chuỗi lây nhiễm này ghi nhận 56 ca dương tính, bao gồm 2 người bốc xếp ở chợ cá, 8 tiểu thương, 13 người mua hàng, 32 người nhà.
Chuỗi lây nhiễm tại vựa ve chai Đề Thám , Quận 1: Được phát hiện qua tầm soát tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, ca bệnh phát hiện ngày 15/6. Bệnh nhân này là người lượm ve chai. Từ ca bệnh này, đến nay ngành y ghi nhận có 145 ca dương tính đều là những người thu lượm ve chai.
Các khu chế xuất, khu công nghiệp là những nơi cần bảo vệ trước sự tấn công của dịch Covid-19 (Ảnh: Nguyễn Quang).
Chuỗi liên quan Công ty Lạc Tỷ, phường An Lạc, quận Bình Tân: Từ 2 bệnh nhân đến khám sàng lọc tại Bệnh viện Gia An 115 ngày 21/6, đến nay, cơ quan chức năng phát hiện tổng cộng 91 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 63 nhân viên công ty, 28 người nhà.
Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27/5 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 4.345 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố. Có 16 bệnh nhân đã tử vong trong đợt dịch này.
Dự báo thời gian tới, dịch còn diễn biến phức tạp, ngành y tế thành phố kêu gọi người dân tuân thủ các quy định đã được Chính phủ, UBND TPHCM ban hành, chủ động hợp tác với cơ quan chức năng trong hoạt động phòng chống dịch để sớm đẩy lùi dịch bệnh, ổn định kinh tế, xã hội.
Phong tỏa đường Vườn Chuối, Nguyễn Thượng Hiền Q.3: Phố vắng, người thân cấp tập tìm cách tiếp tế
Hai tuyến đường đông dân cư tại Q.3 là Vườn Chuối, Nguyễn Thượng Hiền (P.4, TP.HCM) bị phong tỏa để phòng dịch Covid-19 vì trước đó qua tầm soát toàn dân phát hiện 37 trường hợp nghi nhiễm.
Mọi thứ bất ngờ khiến nhiều người dân mắc kẹt với nhiều thứ chưa kịp giải quyết: lương thực, thực phẩm, công việc... Cũng may đã có sự hướng dẫn của chính quyền.
Tại các chốt phong tỏa trên đường Vườn Chuối lực lượng chức năng trực chốt nghiêm ngặt, nhắc nhở người dân tuân thủ đúng quy định . ẢNH: CAO AN BIÊN
Nhiều người bối rối trước quy định tiếp tế nhu yếu phẩm từ ngoài vào trong. Nhưng với tinh thần 'sống chung với dịch' người dân nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và lạc quan cho 21 ngày sắp tới.
Theo ghi nhận của Thanh Niên lúc 15 giờ chiều nay 2.7, đường Vườn Chuối và đường Nguyễn Thượng Hiền (giao hai đầu với đường Nguyễn Đình Chiểu và Điện Biên Phủ) đã được phong tỏa chốt chặn 2 đầu. Lực lượng bảo vệ dân phố, công an, dân quân tự vệ bảo vệ nghiêm ngặt phía trong hàng rào.
Khu vực Vườn Chuối, Nguyễn Thượng Hiền vắng lặng ngày phong tỏa vì Covid-19
Càng về chiều, việc tiếp tế, giao hàng hóa cho người bên trong khu vực phong tỏa càng đông. Phía trước mỗi hàng rào cách ly đều có dán thông báo hướng dẫn việc tiếp tế. Cụ thể, người dân trong khu vực cách ly ở yên tại nhà. Tất cả nhu yếu phẩm của người dân trong khu vực sẽ được tập kết tại chốt Vườn Chuối - Điện Biên Phủ và Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Thượng Hiền.
Hàng hoá sẽ chuyển đến cho người dân trong các khung giờ sau 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ và 19 giờ.
Người thân và shipper chờ giao hàng cho người bên trong khu phong tỏa tại chốt Vườn Chuối - Điện Biên Phủ chiều 2.7 . ẢNH: CAO AN BIÊN
Tuy nhiên trong ngày đầu tiên, cả người bên trong, bên ngoài và shipper còn khá bỡ ngỡ khiến cán bộ trực chốt liên tục giải thích, nhắc nhở để đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp tế.
Tiếp tế ngay đầu chốt chặn
Khoảng 15 giờ, một shipper đứng phía trước chốt phong tỏa Vườn Chuối - Điện Biên Phủ bối rối không biết gửi đồ vào bên trong liền gọi điện thoại cho người nhận, nói: "Bây giờ ở chốt này tôi không có gửi hàng vào được, chị ra lấy giúp đi". Đầu dây bên kia, một người phụ nữ đáp lại: "Sao được, bây giờ ở nhà rồi chứ có được ra ngoài đâu".
Bên trong khu phong tỏa tại chốt Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Thượng Hiền. ẢNH: THANH KHƯƠNG
Sau khi nghe người phụ nữ nói, người này lập tức hỏi cán bộ trực chốt cách để gửi hàng vào trong thì được hướng dẫn đi đến chốt Vườn Chuối - Điện Biên Phủ, ghi rõ địa chỉ nhà của người nhận sẽ có cán bộ tình nguyện đến giao tận nơi. Người này nghe xong liền làm theo hướng dẫn, tuy nhiên shipper cũng tỏ ra ngao ngán: "Giao có đơn hàng mà gọi đi gọi lại hết 20.000 tiền điện thoại, chắc lỗ vốn quá".
Trong khi đó, shipper Văn Trọng Hiếu (24 tuổi) vừa đến nơi thì tỏ vẻ bất ngờ vì nơi mình đến giao hàng là khu vực phong tỏa. Anh nói trước đó, khách không hề thông báo cho mình thông tin này. Sau khi gọi cho khách cũng như làm theo đúng hướng dẫn của cán bộ trực chốt để đưa hàng vào bên trong, người này nhanh chóng ra về.
"Ban đầu giật mình một tí, nhưng tôi cũng không quá lo lắng vì mình rất kỹ trong chuyện này, khẩu trang, nước rửa tay đủ hết. Bây giờ họ ở đó gặp khó, thì mình cũng nên hỗ trợ họ. Nếu biết trước giao cho người đang bị phong tỏa, tôi cũng đi", anh Hiếu cười.
Nhiều người tỏ vẻ bối rối khi không biết phải giao hàng vào trong như thế nào khi người thân được yêu cầu ở yên tại nhà. ẢNH: CAO AN BIÊN
Chị Nguyễn Thị Hằng (44 tuổi, ngụ Q.3) ghi địa chỉ nhà em gái trong khu vực phong tỏa để lực lượng chức năng giao đến tận nơi. . ẢNH: CAO AN BIÊN
Chạy chiếc xe máy chất đầy nhu yếu phẩm đến tiếp tế cho em gái, chị Nguyễn Thị Hằng (44 tuổi, ngụ Q.3) bối rối dừng phía trước chốt Vườn Chuối - Điện Biên Phủ. Chị xuống xe hỏi lực lương chức năng: "Sao đưa vô trong đây cô?" thì liền được giải thích: "Chị ghi địa chỉ lên mấy giỏ đồ, rồi để lên bàn. Tình nguyện viên sẽ giao đến tận nhà theo khung giờ dán trên thông báo".
Người này đọc kỹ thông báo, rồi khệ nệ xách từng túi thực phẩm vào khu vực có bóng râm ghi đến địa chỉ cần giao. Hoàn thành nhiệm vụ, người này gọi điện thông báo cho em của mình.
Một số người dù đã được lực lượng chức năng thông báo ở yên trong nhà. Vì quá lo lắng, họ vẫn ra phía trước chốt trực để nhận. Các cán bộ phải liên tục giải thích: "Các anh chị cảm phiền đi vô nhà giúp em, tới giờ là hàng hóa sẽ được giao đến tận nơi chứ đừng quá lo. Ai cũng tập trung ở đây thì còn gì là giãn cách".
Nhiều người nghe xong cũng tuân thủ vào trong. Lát sau, một người phụ nữ tỏ vẻ bức xúc vì không được cán bộ cho nhận hàng, nói "Có mấy ký gạo à, đưa ra rồi rửa tay liền chứ có gì đâu mà bệnh tật ở đây". Những người xung quanh thấy vậy liền nói: "Thôi thông cảm đi chị ơi, bây giờ dịch nguy hiểm biết đâu mà lần". Người phụ nữ vẫn chần chờ phía trước khu vực phong tỏa một lúc lâu mới rời đi.
Các cán bộ hướng dẫn tận tình người dân cách giao nhận hàng hóa để đảm bảo an toàn, thực hiện đúng quy định. ẢNH: CAO AN BIÊN
Kẹt cũng chấp nhận
Khoảng 16 giờ, việc buôn bán tại các hàng quán bên ngoài khu phong tỏa vẫn diễn ra bình thường. Các quán ăn đều tuân thủ đúng quy định phòng dịch bán mang về. Đa số người dân đều tỏ ra bình tĩnh sau thông tin có 37 ca nghi nhiễm Covid-19 được phát hiện tại khu vực này.
Chị Như (19 tuổi), nhân viên của một quán nước nằm ở đối diện chốt phong tỏa đoạn giao giữa đường Nguyễn Đình Chiểu với đường Nguyễn Thượng Hiền cho biết sáng nay chị đến quán mới thấy phía bên kia dựng rào chắn, bên trong là công an, dân phòng canh gác. Mặc dù quán nước cách chốt phong tỏa chỉ vài bước chân nhưng cô gái này không tỏ ra lo lắng.
"Quán tôi chỉ bán mang về. Khách tới gọi món sau khi nhận được hóa đơn thanh toán sẽ được nhân viên hướng dẫn bỏ tiền vào trong rổ. Chúng tôi xịt khuẩn kỹ lưỡng rồi mới cầm tiền vào. Nước làm xong sẽ được đặt vào rổ và khách chỉ việc lấy mang đi", cô gái này cho biết.
Bên trong khu phong tỏa tại chốt Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Thượng Hiền. . ẢNH: THANH KHƯƠNG
Còn chú Lưu (50 tuổi), nhà cách chốt phong tỏa vài căn cho hay đã biết tin phong tỏa từ chiều hôm qua. Nhà ông bán gas, thường thì khách gọi đặt giao qua điện thoại, may mắn là mùa dịch cũng không bị ảnh hưởng nhiều. "Giờ căng dây phong tỏa hay F0 tới đâu thì hay tới đó. Bản thân cứ chuẩn bị tinh thần sẵn, "nó" tới thì đón thôi chứ đâu làm gì được", ông lạc quan nói.
Chị Lê Thị Hồng Thủy (23 tuổi) chia sẻ: "Lúc về nhà thấy chặn 2 đường, tôi vô cùng hoảng sợ. Tôi chợt nghĩ thôi không vào nhà nữa, qua đâu ở ké. Nhưng nghĩ lại cứ bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó, vì cộng đồng vì xã hội, ai ở đâu hãy ở yên đó, nên tôi vào nhà và thực hiện việc xét nghiệm".
Công ty chị Thuỷ vẫn làm việc tại văn phòng. Chị đang xin chuyển qua làm việc online, nếu không được buộc phải nghỉ. Đồ ăn ở quê gửi lên vẫn còn, chị có thể cầm cự thêm một vài ngày nữa. Hiện tại, chị chưa nghe thông báo gì về việc hỗ trợ lương thực cho khu vực cách ly. Người thân của các gia đình bên trong mua rồi chuyển vào. "Đến lúc hết đồ ăn thì tôi nhờ bạn bè gửi qua giúp chứ biết sao giờ", chị buồn nói.
Khu dân cư hai bên đường 1 bên giăng dây, 1 bên không. Người dân hầu hết ở trong nhà. .ẢNH: NVCC
Theo chị Thủy, những con hẻm nhỏ thông giữa hai tuyến đường cũng đang được lực lượng chức năng rào chắn lại. Tuy nhiên, việc này phải thực hiện chặt chẽ. Hẻm ở đây nhỏ và nhiều, xe máy chỉ qua được 1 chiếc.
ĐH Quốc gia TP.HCM đề nghị UBND TP.HCM tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM đang có kế hoạch đề nghị UBND TP.HCM xem xét hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 cho sinh viên trong thời gian tới. Cán bộ, giảng viên ĐH Quốc gia TP.HCM tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 . ẢnhT.P. Tiêm cho sinh viên có hộ khẩu thường trú hoặc đang tạm trú tại TP.HCM, Dĩ An (Bình Dương)...