Điểm danh 7 nhóm người không nên phẫu thuật cận thị
Phẫu thuật cận thị được sử dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phẫu thuật cận thị khi áp dụng không đúng đối tượng có thể gây nhiều hệ lụy khác nhau kể đến như thị lực không cải thiện, tăng nguy cơ biến chứng,…
Phẫu thuật cận thị đang ngày càng trở thành phương pháp được lựa chọn phổ biến bởi hiệu quả, thời gian hiệu lực sau điều trị kéo dài và mức độ an toàn ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp cận thị nào cũng có thể được chỉ định phẫu thuật. Ở một số đối tượng đặc biệt, phẫu thuật cận thị được xem là không thích hợp, hiệu quả kém hoặc thậm chí là tăng khả năng gây biến chứng sau phẫu thuật rất cao.
7 Nhóm đối tượng không nên phẫu thuật cận thị:
1. Không nên phẫu thuật khi độ cận chưa ổn định
Không ít người bệnh do gặp phải những phiền phức do cận thị gây nên trong cuộc sống và công việc, học tập,… nên đã tìm đến các cơ sở nhãn khoa với mong muốn được phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, chính việc phẫu thuật cận thị diễn ra quá sớm khi mà mức độ cận thị còn chưa ổn định, độ cận còn tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn thì nguy cơ tái cận sau khi phẫu thuật là rất cao. Mà hơn nữa, khi đã can thiệp phẫu thuật cận thị một lần thì khả năng để phẫu thuật lại lần thứ 2 sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều.
Do đó, người cận thị được khuyên rằng chỉ nên phẫu thuật cận thị khi mà mức độ cận đã ổn định ở mức tăng nhỏ hơn 0,75 diop/năm. Những người cận thị có mức tăng độ cao hơn tiêu chuẩn này thì chưa nên phẫu thuật ngay mà nên chờ đến khi cận thị ổn định thì mới tiến hành phẫu thuật.
Nếu bạn chưa hiểu rõ về Độ cận thị là gì? Độ cận như thế nào là nặng, như thế nào là nhẹ? Thì nên đọc bài viết này.
2. Không nên phẫu thuật cận thị nếu vạt giác mạc quá mỏng
Phẫu thuật cận thị thực chất chính là bác sĩ sẽ dùng các phương tiện đặc biệt (dao vi phẫu, tia laser) để điều chỉnh lại bề dày giác mạc giúp giác mạc có độ khúc xạ như mong muốn làm ảnh rơi đúng trên võng mạc.
Chính vì thế, đối với các trường hợp giác mạc của người bệnh quá mỏng thì việc tiếp tục làm mỏng đi giác mạc trong phẫu thuật nhằm điều trị cận thị sẽ gây nhiều nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như chói sáng, vạt giác mạc lành kém,… Độ mỏng tối thiểu của giác mạc để có thể tiến hành phẫu thuật cận thị an toàn được quy định là 460nm. Những bệnh nhân có giác mạc mỏng hơn 460nm bị chống chỉ định với phẫu thuật cận thị.
Khi có vạt giác mạc quá mỏng không nên phẫu thuật cận thị (Ảnh: Internet)
3. Người có độ cận quá cao không nên phẫu thuật cận thị
Video đang HOT
Trong cuộc phẫu thuật cận thị, số lượng mô của giác mạc bị lấy đi sẽ phụ thuộc vào mức độ cận của bệnh nhân. Bệnh nhân bị cận càng cao thì số lượng mô giác mạc bị lấy đi sẽ càng nhiều và giác mạc sẽ trở nên càng mỏng manh.
Khi lấy đi quá nhiều mô đến khiến cho giác mạc mỏng dưới mức độ an toàn cần có thì có thì cuộc phẫu thuật chẳng những không đem lại hiệu quả cao mà nó còn làm gia tăng nhiều biến chứng khác nhau sau phẫu thuật (nhìn chói sáng,…).
Vì thế, bệnh nhân không nên tiến hành phẫu thuật khi có độ cận quá cao (lớn hơn 10 diop) để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn. Hiện nay, có rất nhiều Các phương pháp phẫu thuật cận thị cho từng nhóm người. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Không nên phẫu thuật cận thị khi có độ cận quá cao (Ảnh: Internet)
4. Người mắc một số bệnh lý mãn tính
Những đối tượng bệnh nhân cận thị mắc các bệnh lý mãn tính toàn thân như cao huyết áp, đái tháo đường cũng là những đối tượng không nên thực hiện phẫu thuật cận thị.
Những bệnh lý mãn tính toàn thân mà bệnh nhân đang mắc phải như tăng huyết áp, đái tháo đường gây khó khăn hơn cho cuộc phẫu thuật, làm tăng nguy cơ biến chứng gây mê và sau mổ (đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ và chậm lành vết thương),…
Do đó, những người mắc các bệnh lý toàn thân mãn tính chỉ nên phẫu thuật cận thị khi nằm trong các trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật ngay để đảm bảo thị lực cho mắt và cận có sự thăm khám, đánh giá đầy đủ các nguy cơ từ bác sĩ trước cuộc phẫu thuật nhằm đưa ra phương pháp xử lý thích hợp.
5. Bệnh nhân đang có các bệnh lý cấp tính tại mắt
Những bệnh lý cấp tính đang xảy ra tại mắt như chấn thương mắt, viêm loét giác mạc, viêm màng bổ đào,… đều là những chống chỉ định của phẫu thuật cận thị.
Những bệnh lý cấp tính tại mắt làm thay đổi tính chất của giác mạc và các cấu trúc liên quan đến giác mạc. Điều này làm tăng các nguy cơ sau phẫu thuật chẳng hạn như hiệu quả phẫu thuật không mong muốn, nhiễm trùng hậu phẫu, xuất huyết,…
Nên đối với các trường hợp có các bệnh lý cấp tính tại mắt đang diễn ra thì người bệnh cần tiến hành điều trị ổn trước khi tiến hành phẫu thuật cận thị.
6. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn thai nghén có thể làm cận thị diễn tiến bất thường, và có thể khiến phẫu thuật cận thị không đạt hiệu quả như mong muốn hay thậm chí là khiến bệnh nhân bị giảm thị lực nhiều hơn trước kia.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt trước, sau phẫu thuật cùng với đó là quá trình gây mê, gây tê khi phẫu thuật,… cũng có thể gây nên các tác động tiêu cực lên thai nhi hoặc em bé thông qua sữa mẹ. Vì vậy, việc phẫu thuật cận thị ở những đối tượng đang mang thai hoặc đang cho con bú (dưới 6 tháng) là không được khuyến cáo.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên phẫu thuật cận thị (Ảnh: Internet)
7. Người có tuổi quá lớn hoặc quá nhỏ
Lứa tuổi thích hợp nhất để tiến hành phẫu thuật cận thị được khuyến cáo là những đối tượng từ 18 đến 45 tuổi. Còn những người ở lứa quá trẻ (dưới 18 tuổi) hoặc quá lớn (trên 45 tuổi) thì không nên phẫu thuật cận thị.
Điều này là bởi nếu phẫu thuật khi còn quá trẻ hoặc quá cao tuổi thì mức độ cận trở nên kém ổn định hơn do mắt đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của cơ thể hoặc đang lão hóa nhanh cùng với sự tăng dần của tuổi cao. Điều này làm gia tăng nguy cơ tái cận, cải thiện thị lực kém sau phẫu thuật,…
Chỉ phẫu thuật cận thị khi đã đủ độ tuổi thích hợp (Ảnh: Internet)
Qua đây có thể khẳng định, không phải với bất kỳ ai thì phẫu thuật cận thị cũng đều là phương pháp thích hợp để sử dụng. Do đó, hãy luôn tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi phẫu thuật cận thị để đảm bảo hiệu quả điều trị và sự an toàn tốt nhất cho đôi mắt của bạn.
Sau phẫu thuật cận thị bao lâu thì được đeo lens, trang điểm?
Sau phẫu thuật cận thị, nhiều người bệnh thắc mắc rằng có thể đeo lens và trang điểm được hay không? Đeo lens hay trang điểm có thể gây nguy hiểm gì cho mắt và cần bao lâu để có thể đeo lens, trang điểm trở lại?
1. Sau phẫu thuật cận thị bao lâu thì được đeo lens, trang điểm?
Sau phẫu thuật cận thị thì vấn đề chăm sóc đúng cách đóng vai trò rất quan trọng đối với sự bình phục của bệnh nhân. Trong đó, một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có thể trang điểm và đeo lens sau phẫu thuật cận thị hay không? Và sẽ cần bao nhiêu lâu trước khi có thể trang điểm và đeo lens trở lại để không gây nguy hiểm cho mắt?
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng việc phẫu thuật cận thị chính là chúng ta đang điều chỉnh độ dày mỏng của giác mạc nhằm giúp khôi phục lại thị lực của mắt. Chính vì thế, sau khi phẫu thuật thì giác mạc của người bệnh sẽ có những tổn thương nhất định trên đó và thường sẽ trở nên dẹt hơn so với bình thường bởi giác mạc đã bị làm mỏng đi trong quá trình phẫu thuật.
Do đó, trong khoảng thời gian đầu sau khi phẫu thuật khi mà các tổn thương trên giác mạc còn mới thì bệnh nhân được khuyên chưa nên đeo lens hay trang điểm ngay lập tức mà cần phải có thời gian để mắt có thể bình phục.
Nhưng nguy cơ chính khi đeo lens hoặc trang điểm quá sớm sau phẫu thuật cận thị có thể kể đến như trầy xước mắt, bội nhiễm tác nhân gây bệnh ở mắt, nhiễm nấm, gây kích ứng mắt, lens gây xô lệch vạt giác mạc,...
Vậy có thể thấy rằng, đeo lens hoặc trang điểm sau phẫu thuật cận thị là hoàn toàn có thể, nhưng người bệnh sẽ cần phải chờ đợi cho đến khi đạt được mốc thời gian an toàn.
Cần chờ đủ thời gian trước khi đeo lens sau phẫu thuật cận thị (Ảnh: Internet)
Do có nhiều phương pháp phẫu thuật cận thị khác nhau đang được áp dụng trên thực tế hiện nay, mỗi phương pháp có kỹ thuật thực hiện khác nhau, mức độ gây tổn thương cũng như nguy cơ biến chứng khác nhau,...
Vì thế, khó có thể đưa ra một khoảng thời gian an toàn chung cho tất cả bệnh nhân trước khi có thể trang điểm và đeo lens trở lại sau khi phẫu thuật cận thị mà khoảng thời gian an toàn tối thiểu này sẽ phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật mà bệnh nhân được áp dụng.
Đối với bệnh nhân được phẫu thuật cận thị bằng phương pháp Relex Smile, thời gian để bệnh nhân có thể trang điểm được khuyến cáo sớm nhất là 1 tuần sau phẫu thuật và cần 1 tháng trước khi bệnh nhân có thể đeo lens trở lại. Còn đối với bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp Lasik do mức độ tổn thương giác mạc rộng lớn hơn nên bệnh nhân chỉ nên trang điểm sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng sau mới nên đeo lens để tránh gây nguy hiểm cho mắt.
2. Những lưu ý cần nhớ khi đeo lens và trang điểm sau phẫu thuật cận thị
Mặc dù đeo lens hoặc trang điểm sau phẫu thuật cận thị là điều hoàn toàn có thể. Nhưng đeo lens hay trang điểm không đúng cách lại có khả năng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Vì vậy , một số lưu ý sau đây sẽ giúp việc đeo lens và trang điểm sau phẫu thuật cận thị trở nên an toàn hơn.
- Lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ: Quá trình bình phục của các bệnh nhân khác nhau có sự khác nhau tương đối, do đó khoảng thời gian an toàn để bệnh nhân có thể trang điểm và đeo lens trở lại cũng có sự thay đổi, không cố định và phải phụ thuộc tình trạng bình phục cụ thể của mắt.
Do đó trước khi muốn trang điểm hay đeo lens trở lại thì người bệnh nên đến thăm khám tại cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá mức độ bình phục của mắt, trạng thái của bệnh nhân,... từ đó đưa ra kết luận rằng bệnh nhân đã đủ an toàn và điều kiện để có thể đeo lens hay trang điểm trở lại chưa.
- Thao tác cần nhẹ nhàng cẩn thận: Thao tác đeo lens hay trang điểm sau phẫu thuật cận thì cần diễn ra nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh lens gây trầy xước mắt, hay mỹ phẩm rơi vào mắt gây tổn thương mắt,...
Trang điểm đúng cách sau phẫu thuật cận thị giúp phòng tránh các tổn thương cho mắt
- Đảm bảo vệ sinh tốt: Khi đeo lens hay trang điểm sau phẫu thuật cận thị, người bệnh cần đảm bảo vệ sinh tốt để tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Trước khi đeo len, trang điểm người bệnh nên rửa tay, ngâm rửa lens bằng dung dịch chuyên dụng, nên thay hộp mỹ phẩm cũ bằng mỹ phẩm mới và dụng cụ trang điểm cần phải được vệ sinh kỹ lưỡng, không sử dụng chung dụng cụ, mỹ phẩm hoặc lens với người khác để tránh lây các bệnh về mắt.
- Không lạm dụng lens hay trang điểm: Trang điểm và đeo lens sau phẫu thuật là có thể, tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng, sử dụng với tần suất quá cao vì mắt rất dễ tổn thương. Chẳng hạn như không nên trang điểm quá đậm gần sát mắt, đeo len trong thời gian quá dài (nhiều hơn 8h mỗi ngày),... để đảm bảo an toàn cho mắt.
Qua đây có thể thấy rằng, sau phẫu thuật cận thị thì người bệnh có thể trang điểm và đeo lens được. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mắt và quá trình bình phục diễn ra thuận lợi thì người bệnh nên chờ đủ thời gian cần thiết và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất.
Khi nào cần điều trị cận thị? Điều trị cận thị bằng biện pháp nào? Cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị chẩn đoán cận thị, điều đó chứng tỏ căn bệnh này vô cùng phổ biến. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết khi nào cần điều trị cận thị. Nếu được chẩn đoán mắc tật khúc xạ cận thị, bạn có thể nhìn gần và gặp khó khăn với việc nhìn mọi thứ ở...