Điểm danh 13 doanh nghiệp Vinalines thực hiện thoái vốn trong năm 2020
Vinalines lên kế hoạch thoái vốn tại 13 doanh nghiệp trong và ngoài lĩnh vực hàng hải trong năm 2020.
Năm 2020, Vinalines sẽ thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp thành viên trong và ngoài lĩnh vực hàng hải – Ảnh minh họa
Đại diện Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) cho biết, theo kế hoạch được phê duyệt, trong năm 2020, Công ty mẹ – Tổng công ty sẽ tiến hành thoái vốn tại 13 doanh nghiệp (DN) thành viên.
Các DN Vinalines sẽ giảm tỷ lệ sở hữu, gồm: Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) giảm từ 51% xuống 49% (2,8 triệu cổ phần); Công ty CP Vận tải biển Vinaship từ 51% xuống 36% (3 triệu cổ phần); Công ty CP Cảng Cái Lân giảm từ 56,58% xuống 51% (hơn 2 triệu cổ phần); Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao từ 56% xuống 51%.
Cùng đó, Vinalines sẽ thoái vốn toàn bộ tại 7 DN, gồm: Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển VN (49%), Công ty CP Vận tải biển Hải Âu (26,46%), Công ty CP Hợp tác lao động với nước ngoài (24,9%), Công ty CP Đầu tư và Thương mại hàng hải (12,94%); Công ty CP Hàng hải Đông Đô (48,97%), Công ty CP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (49%) và Công ty CP Vinalines Nha Trang (98,34%).
Ngoài ra, Công ty mẹ – Vinalines cũng dự kiến thoái 300.000 cổ phần tại Công ty CP phát triển KCN Tín Nghĩa và hơn 47.800 cổ phần tại TCT Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (Petec).
“Với kế hoạch thực hiện thoái vốn trên cộng với việc thanh lý tàu và ảnh hưởng giảm thị phần dịch vụ tạm nhập tái xuất của khách hàng nên năm 2020, dự kiến doanh thu hợp nhất của Tổng công ty khoảng 10.315 tỷ đồng, giảm 14,5% so với năm 2019″, đại diện Vinalines thông tin.
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, tính từ năm 2013 (giai đoạn Vinalines bắt đầu tái cơ cấu), Tổng công ty Hàng hải VN đã thực hiện thoái vốn rất nhiều DN. Số lượng DN của Vinalines giảm từ 73 DN xuống còn 35 DN ở thời điểm hiện tại (bao gồm cả Công ty CP Cảng Quy Nhơn mới được Vinalines tiếp nhận lại từ tháng 6/2019).
Video đang HOT
Đặc biệt, vốn đầu tư tại các DN kinh doanh ngoài ngành như: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,… cũng đã được Vinalines rút toàn bộ để tập trung trong 3 ngành nghề
Việc thoái vốn tại DN thành viên kinh doanh kém hiệu quả đã góp phần đưa tổng số nợ phải trả của toàn Tổng công ty hàng hải VN giảm mạnh từ hơn 67.500 tỷ đồng (trước thời điểm tái cơ cấu) xuống còn hơn 17.000 tỷ đồng.
Theo baogiaothong.vn
Cổ phiếu mía đường tăng hơn 30% trong 1 tuần
Chỉ trong vòng 1 tuần, nhiều cổ phiếu mía đường tăng trên 30%. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường trong quý IV khởi sắc hơn nhiều so với cùng kỳ. Ngành mía đường được đánh giá vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 do ảnh hưởng từ hiệp định thương mại ATIGA, cạnh tranh với đường Thái Lan...
Trong 1 tuần vừa qua, nhóm cổ phiếu ngành mía đường bất ngờ bứt phá trong bối cảnh thị trường chung diễn biến khó lường. Cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn ( HoSE: LSS ) tăng 31,3% từ 4.410 đồng/cp lên thành 5.790 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu LSS trong 1 tháng qua. Nguồn: VNDS.
Tương tự, cổ phiếu SBT của Thành Thành Công - Biên Hòa ( HoSE: SBT ) cũng tăng từ 18.000 đồng/cp lên thành 21.200 đồng/cp, tương ứng 17,8%. Hai cổ phiếu ngành đường khác trên sàn HNX là KTS của Đường Kon Tum ( HNX: KTS ) và SLS của Mía đường Sơn La ( HNX: SLS ) cũng tăng lần lượt 33,3% và 32,2%.
Diễn biến giá cổ phiếu SBT trong 1 tháng qua. Nguồn: VNDS.
Diễn biến giá cổ phiếu nhóm ngành mía đường bứt phá sau thời gian giảm hoặc đi ngang trong bối cảnh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này có sự cải thiện đáng kể vào quý II niên độ tài chính 2019-2020. Đối với Mía đường Lam Sơn, công ty báo lãi 8,7 tỷ đồng ở quý II trong khi cùng kỳ lỗ đến gần 14 tỷ đồng. Nhờ sự khởi sắc này mà lũy kế 6 tháng lợi nhuận công ty cũng đạt 9,3 tỷ đồng so với mức lỗ 13,4 tỷ đồng của cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý vừa qua của Thành Thành Công - Biên Hòa cũng có sự cải thiện đáng kể khi lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt hơn 12 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ đến 33,7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng chỉ tiêu này đạt đến 50 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ.
Về Đường Kon Tum, lãi sau thuế quý II đạt 2,2 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 891 triệu đồng của cùng kỳ và bù đắp được hết khoản lỗ của quý I, giúp có lãi 490 triệu đồng sau 6 tháng. Còn Mía đường Sơn La, lợi nhuận quý II cũng tăng 45% so với cùng kỳ lên 21,8 tỷ đồng.
Ngành đường sẽ còn gặp nhiều khó khăn
Các doanh nghiệp đường có kết quả kinh doanh khởi sắc vào quý II vừa qua trong bối cảnh ngành này nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Bắt đầu từ năm nay, Việt Nam thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Theo đó, thuê quan nhâp khẩu đường khu vực ASEAN về 0% và xóa bỏ hạn ngạnh, nên nhiều khả năng đường ngoại sẽ có giá mềm hơn đường nội.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), ngành đường Việt Nam năm 2020 sẽ gặp những thách thức từ đường Thái Lan với với giá dự kiến 8.000-9.000 đồng/kg so với giá đường trong nước là 10.000-13.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước có nhà máy công suất dưới 3.000 tấn/ngày sẽ không đủ sức cạnh tranh với đường Thái do chi phí sản xuất cao.
Lường trước được khó khăn trong năm nay nên nhiều doanh nghiệp mía đường đưa ra kế hoạch tương đối thận trọng, trong đó, Mía đường Sơn La đặt chỉ tiêu tổng doanh thu niên độ 2019-2020 ở mức 864 tỷ đồng (giảm 3%) và lợi nhuận 25,5 tỷ đồng (giảm 60%). Nguyên nhân do công dự báo diện tích vùng múa sẽ giảm 14,6% và sản lượng giảm 16,4% khi giá thu mua vẫn thấp.
Trong khi đó, Thành Thành - Biên Hòa có phần khả quan hơn khi đặt kế hoạch niên độ 2019 - 2020 với doanh thu tăng nhẹ so với thực hiện của niên độ trước, lần lượt là 10.903 tỷ và 430 tỷ đồng nhưng giảm sâu so với kế hoạch năm ngoái.
Đường Kon Tum cũng đưa ra kế hoạch năm 2019-2020 thấp hơn kế hoạch năm trước. Chi tiết, Đường Kon Tum đặt mục tiêu sản lượng mía sản xuất 150.000 tấn, sản lượng đường tiêu thụ 15.430 tấn, đều thấp hơn kế hoạch năm ngoái (sản lượng mía 230.000 tấn và sản lượng đường 23.000 tấn). Dù vậy, kế hoạch năm nay vẫn khả quan so với kết quả thực hiện niên độ 2018-2019.
Tuy nhiên, điểm tích cực giá đường thê giới đang tăng mạnh trở lại do sản lượng giảm. Theo tổ chức đường quốc tế (ISO), giá đường thô và đường tinh luyện tại thời điểm đầu năm 2020 đạt lần lượt là 13,64 cts/lb (tăng 10,98% so với quý trước) và 16,51 cts/lb (tăng 6,31% so với quý trước), nguyên nhân chủ yếu do sản lượng vụ 2018-2019 khoảng 176 triệu tấn (giảm 1,45% so với cùng kỳ). Từ đó, ISO dự báo sản lượng toàn cầu trong vụ 2019-2020 có thể tiếp tục giảm còn 172 triệu tấn (giảm 2,3% so với cùng kỳ) do một số quốc gia giảm sản xuất đường do ảnh hưởng thời tiết khô hạn từ El Nino như Thái Lan và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Brazil - quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới đang chuyển sang sản xuất ethanol với biên gộp cao hơn nên qua đó sản lượng đường thế giới trong năm sau sẽ tiếp tục giảm. BSC đánh giá việc giá đường thế giới tăng trở lại sẽ làm giảm bớt chênh lệnh giá đường Việt Nam so với thế giới và hạn chế sự cạnh tranh về giá đối với các nước như Thái Lan và Ấn Độ.
Theo Bình An
Người đồng hành
Ông Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch VinCommerce Sau khi nhận sáp nhập hệ thống siêu thị Vinmart từ Vingroup, Chủ tịch kiêm CEO Masan Nguyễn Đăng Quang trực tiếp đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty VCM và VinCommerce. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vừa công bố nghị quyết phát hành 30 triệu trái phiếu có kỳ hạn 3 năm. Tổng khối lượng huy động...