Điểm danh 10 khu nhà tái định cư trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến ở Hà Nội
UBND TP Hà Nội có văn bản hỏa tốc về chủ trương, kế hoạch trưng dụng 10 khu nhà tái định cư làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Thủ đô.
Điểm danh 10 khu nhà tái định cư trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến ở Hà Nội
Theo đó, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho thủ đô Hà Nội, an toàn và sức khỏe cho nhân dân, UBND thành phố có chủ trương, kế hoạch trưng dụng 10 tòa nhà tái định cư (bao gồm cả khuôn viên xung quanh các tòa nhà chung cư) để sử dụng làm nơi cách ly, lập bệnh viện dã chiến. Trong đó, có 6 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.
Khu nhà giãn dân phố cổ rộng khoảng 30 ha tọa lạc trên đường Lý Sơn mới thuộc phường Thượng Thanh (Long Biên), kết nối giao thông với đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía Đông Nam chân cầu Đông Trù (Hà Nội).
Dự án gồm 5 block nhà nối nhau liên tục N015 (A, B,C, D, E) trên quỹ đất khoảng 30ha, mỗi tòa 8 – 9 tầng, tổng hơn 80 căn hộ, thang máy đều đã được lắp đặt đầy đủ. Tuy đã hoàn thiện đẹp đẽ nhưng theo ghi nhận, những căn nhà ở dự án này đã “đắp chiếu” nhiều năm nay và sắp được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.
Dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng tại ô đất CT3 Khu đô thị mới Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Dự án thuộc chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng số 1 Hà Nội.
Tòa CT3 có 20 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng thương mại. Đây cũng là tòa nhà tái định cư được UBND thành phố có kế hoạch sử dụng làm nơi cách ly, lập bệnh viện dã chiến.
Toàn bộ khu nhà cùng khuôn viên xung quanh được tận dụng toàn bộ làm bệnh viện dã chiến, cách ly điều trị các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh nhẹ.
Dự án xây dựng nhà 30T1, 30T2 ô đất A14 Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy (2 tòa màu trắng góc trái bên dưới tòa Keangnam) được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, thuộc chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.
Mỗi tòa 30T1, 30T2 có 30 tầng, mỗi tầng có 14 phòng, 1 tầng hầm.
Khuôn viên xung quanh về bên trong sảnh tầng 1 của 2 tòa nhà hiện tại vẫn chưa được dọn dẹp, sẵn sàng cho việc chuyển đổi công năng sử dụng tạm thời theo kế hoạch của TP Hà Nội.
Được xây dựng hoàn thành từ năm 2017 nhưng đến nay khu tái định cư Đền Lừ III (nằm trên đường Tân Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang. 3 khối nhà này thuộc quỹ nhà tái định cư của dự án mở rộng đường Tam Trinh với khoảng 1.000 dân sẽ sinh sống.
Đã hoàn thiện nhiều năm nhưng vẫn chưa có người đến ở, gây lãng phí rất lớn. Thời gian tới, 3 tòa nhà tái định cư này sẽ được trưng dụng làm cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến.
2 tòa chung cư trên đường Khuyến Lương (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) đã được hoàn thành xây phần thô nhiều năm nay, hiện tại đang bị bỏ hoang cũng sẽ được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.
Vị trí của hai tòa nhà chung cư tái định cư này khá đẹp, gần đường vành đai 3, đối diện với nhiều dự án chung cư cao cấp như Gamuda…
Ngoài ra, còn 5 dự án nhà tái định cư khác sẽ được TP Hà Nội trưng dụng làm bệnh viện dã chiến bao gồm: Dự án xây dựng nhà ở tái định cư tại ô đất ký hiệu C13/DD1 (quận Hoàng Mai); khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng tại ô đất CT4 Khu tái định cư tập trung Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm); dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư tại khu X2 Đại Kim (quận Hoàng Mai); dự án khu nhà ở cao tầng tại lô đất 5.B3, Đông Hội (huyện Đông Anh); dự án xây dựng nhà CT1, CT2 Khu tái định cư Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ.
UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư 10 dự án nhà tái định cư chấp hành việc bàn giao quỹ nhà khi Thành phố có kế hoạch sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 22/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu các đơn vị của thành phố nâng cấp độ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và chuẩn bị phương án bố trí từ 10.000 đến 20.000 giường bệnh.
Đồng thời, ông Dũng yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo bố trí các khu cách ly trên địa bàn, bảo đảm phương án sẵn sàng cách ly cho từ 30-50 nghìn người. Địa điểm cách ly ưu tiên ở ngoại thành nơi có không gian thoáng rộng, tách biệt với dân cư; giao cho các đơn vị quân đội lên phương án sử dụng trường học, ký túc xá, khu quân sự thành cơ sở cách ly, điều trị tập trung cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ…
Bản tin Covid-19: Số F0 tại TPHCM "đi ngang", Hà Nội có 11 chùm ca bệnh
Bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch mới ở nước ta đã vượt mốc 130.000 ca. Trong khi số F0 tại TPHCM có dấu hiệu đi ngang, thì tình hình dịch tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp.
TPHCM: "Nóng" chuỗi lây ở khu phong tỏa, dừng mọi hoạt động sau 18h
Từ ngày 26/7, sau 18h, TPHCM yêu cầu người dân tuyệt đối không ra đường, tất cả hoạt động trên địa bàn tạm dừng, trừ trường hợp cấp cứu theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Trong tuần qua, số F0 mới ở TPHCM mỗi ngày vẫn ở mức cao, đỉnh điểm ngày 27/7, thành phố có thêm 6.318 ca bệnh. Tuy nhiên, những ngày gần đây chỉ số này có dấu hiệu "hạ nhiệt" và "đi ngang" ở dưới ngưỡng 5.000 ca.
UBND TPHCM nhận định tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ở mức cao. Đa số ca nhiễm mới được ghi nhận tại các khu phong tỏa cho thấy việc quản lý chưa chặt chẽ.
Từ ngày 26/7, sau 18h, TPHCM yêu cầu người dân tuyệt đối không ra đường, tất cả hoạt động trên địa bàn tạm dừng, trừ trường hợp cấp cứu theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
"Người dân còn ra đường thì dịch còn phức tạp. Tôi đề nghị mỗi người dân đặt mệnh lệnh cho mình, thực hiện nghiêm việc cách ly người với người, nhà với nhà...", ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh.
TPHCM thêm bệnh viện dã chiến, khẩn cấp lập 3 trung tâm hồi sức
Bệnh viện dã chiến số 16 tại TPHCM.
Chiều 28/7, Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7, TPHCM) chính thức đi vào hoạt động với quy mô ban đầu 700 giường điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng. Ngay trong ngày, bệnh viện đã đón những F0 đầu tiên. Bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 16 cho biết, bệnh viện này thuộc phân tầng 2 (điều trị bệnh nhân có triệu chứng) trong chiến lược "tháp 5 tầng" điều trị Covid-19 tại TPHCM với quy mô dự kiến lên tới 3.000 giường.
Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ cùng với TPHCM thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng.
Kỷ lục hơn 4.300 bệnh nhân Covid-19 xuất viện trong một ngày tại TPHCM
Các bệnh nhân Covid-19 được xuất viện tại TPHCM.
Trong ngày 27/7, TPHCM có thêm 4.353 bệnh nhân xuất viện. Đây là số lượng người mắc Covid-19 xuất viện trong một ngày cao nhất từ trước tới nay.
Để khắc phục tình trạng "nghẽn" tổng đài 115, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM đã yêu cầu mở tổng đài dã chiến tại Công viên phần mềm Quang Trung với 40 đường truyền, tổng đài dã chiến này có thể tăng đến tối đa 100 đường truyền. Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường lực lượng tình nguyện viên tham gia tiếp nhận đầy đủ tất cả cuộc gọi đến trong thời gian tới.
Hà Nội: 11 chùm ca bệnh, xuất hiện ổ dịch tại bệnh viện
Xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội.
Sau một tuần thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg, tình hình dịch ở Hà Nội vẫn "nóng". Toàn thành phố hiện ghi nhận 11 chùm ca bệnh, trong đó có 8 chùm chưa xác định được nguồn lây.
Bệnh viện Phổi Hà Nội đã phải tiến hành cách ly y tế sau khi ghi nhận chùm ca bệnh. các F0 được phát hiện có cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định việc bệnh viện bị Covid-19 tấn công là rất nguy hiểm, bởi các bệnh nhân có sẵn bệnh nền, trong trường hợp mắc Covid-19 thì nguy cơ chuyển biến nặng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu lực lượng y, bác sĩ bị lây nhiễm sẽ ảnh hưởng nguồn nhân lực chống dịch.
Ngoài ra, chuỗi lây nhiễm liên quan đến các F0 được phát hiện thông qua sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng cũng tăng nhanh về số ca bệnh.
Thủ đô áp dụng loạt biện pháp chống dịch, lên phương án cách ly F0 tại nhà
Phun khử khuẩn tại Hà Nội.
Cùng với lệnh giãn cách xã hội, Hà Nội cũng đã đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt khác để kiểm soát dịch bệnh.
Các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã thành lập các tổ công tác để xử phạt trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội.
Sáng 26/7, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) kết hợp cùng Bộ Tư lệnh Thủ đô đã tiến hành phun khử khuẩn diện rộng tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Thành phố cũng bắt đầu triển khai phát phiếu đi chợ cho người dân theo ngày chẵn - lẻ, để giảm thiểu mật độ người trong các khu chợ.
Để chủ động ứng phó với mọi diễn biến dịch, Sở Y tế đã xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn: 1.000, 5.000, 10.000, 20.000, 50.000 giường. Hệ thống điều trị cũng được chia làm 4 tầng.
CDC Hà Nội cũng đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho người tiếp xúc gần (F1) và người về từ vùng dịch để trình Sở Y tế Hà Nội xem xét.
Nhiều tỉnh thành phía Nam đề nghị kéo dài thời gian giãn cách
Dịch bệnh vẫn phức tạp ở nhiều tỉnh thành phía Nam (Ảnh minh họa).
Tại cuộc họp chiều 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, tình hình dịch ở 19 tỉnh, thành phố khu vực phía nam vẫn còn rất phức tạp. Bên cạnh TPHCM, tại Đồng Nai, Bình Phước, Long An, dịch bệnh đã lây lan rất rộng và rất sâu. Để dập dịch hoàn toàn ở khu vực này, thời gian còn phải kéo dài hơn dự kiến.
Hiện tại, các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ cũng đang chịu áp lực rất lớn từ nguy cơ dịch bệnh xâm nhập khi hàng chục nghìn công nhân, học sinh, sinh viên trở về từ vùng dịch. Vì vậy, nhiều tỉnh đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16.
"Chạy nước rút" tiêm vắc xin Covid-19
Tiêm vắc xin Covid-19.
Theo số liệu của cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, trên toàn quốc đã thực hiện hơn 5,5 triệu mũi tiêm và đã có hơn 4 triệu người đăng ký tiêm chủng.
Bộ Y tế cũng đã có quyết định phân bổ 2,9 triệu liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca (đợt 15 và 16). Vắc xin được phân bổ cho 63 tỉnh thành, 23 bệnh viện, viện và lực lượng công an, quân đội. Trong đó TPHCM và Hà Nội được phân bổ nhiều nhất với 270.000 liều mỗi thành phố.
TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19. Địa phương này đã kiến nghị Bộ Y tế đơn giản hóa quy trình tổ chức tiêm chủng và đề nghị Trung ương tăng cường vắc xin Covid-19 về địa bàn. Thành phố cũng sẽ mở rộng thời gian tiêm sau 18h để phù hợp với tình hình thực tế.
Tại Hà Nội, ngày 27/7, hàng trăm người dân gồm các tiểu thương, người trong khu vực có dịch, khu đông dân đã được tiêm chủng vắc xin Covid-19, mở đầu cho chiến dịch tiêm chủng mở rộng ở Thủ đô.
Hiện tại, Sở Y tế Hà Nội có 3 loại vắc xin. Với nguồn vắc xin về trong đợt tới, Sở sẽ triển khai tiêm chủng đạt được mục tiêu đề ra, hướng tới tháng 3/2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Hà Nội, tương ứng từ 5-6 triệu người.
Ba tình nguyện viên ấn tượng trên truyền thông Trong dịch bệnh, qua các phương tiện truyền thông, người dân biết đến nhiều gương mặt tình nguyện với những việc làm ý nghĩa. Những hình ảnh đẹp đó đã lan tỏa trong cộng đồng, tiếp lửa cho các hoạt động tình nguyện khác, góp phần hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đẩy lùi dịch bệnh. Giám đốc đi... tình nguyện Khi dịch bùng...