Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới – giữ gìn an ninh, ổn định đời sống
Sau hơn 3 năm, nhiều hộ dân sinh sống tại điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có việc làm, đời sống dần ổn định.
Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp được xây dựng khang trang.
Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới thuộc Đề án do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và tỉnh Bình Phước triển khai trên địa bàn từ năm 2019. Đối tượng thụ hưởng đề án chủ yếu là dân quân thường trực, dân quân dự bị, Bộ đội Biên phòng, người đã lập gia đình nhưng có hoàn cảnh khó khăn và chưa có nhà ở ổn định tự nguyện về sinh sống tại điểm dân cư biên giới.
Tại Bình Phước, qua 3 năm tỉnh đã triển khai xây dựng 11 điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới tại các huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh và Bù Đốp, bàn giao cho các gia đình thuộc diện thụ hưởng, góp phần chăm lo đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội gắn với củng cố quốc phòng – an ninh nơi biên giới.
Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới thuộc tổ 10, ấp 3, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp, được bố trí trên khu đất bằng phẳng, cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang. Năm 2019, 35 hộ thuộc các đối tượng nằm trong dự án được chuyển về đây sinh sống. Sau hơn 3 năm, cuộc sống nhiều người dân nơi đây càng ngày ổn định hơn nơi ở trước kia. Hộ gia đình ông Dương Danh Sơn (60 tuổi) không thể nào quên những năm tháng khó khăn vì thiếu đất sản xuất và nhà ở. Trước đây, ông Sơn đã từng là công nhân của Trung đoàn 717 (Binh Đoàn 16), nhưng cuộc sống gia đình vẫn thiếu trước hụt sau. Sau khi hết tuổi lao động, các con đều lập gia đình riêng và ở địa phương khác lập nghiệp. Vợ chồng ông Sơn vẫn ở ngôi nhà trên mảnh đất canh tác cây hồ tiêu khoảng 0,5 ha.
Theo ông Dương Danh Sơn, từ năm 2019, ông được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và chính quyền địa phương cấp cho căn nhà trên mảnh đất 360 m2 và tặng kèm một số vật dụng khác như ti vi, quạt điện, nồi cơm điện… gia đình rất phấn khởi, không phải ở trong rẫy như trước nữa. Ngoài ra, gia đình ông còn được hỗ trợ 6 triệu đồng. Số tiền dù nhỏ, nhưng gia đình ông đã đầu tư mua cặp dê sinh sản về nuôi. Đến nay, đàn dê của gia đình ông đã phát triển hơn chục con. Vừa qua, ông Sơn đã bán 5 con dê để có tiền trang trải cho gia đình, còn lại 9 con tiếp tục nuôi.
Ông Dương Danh Sơn phấn khởi cho biết: “Từ khi Nhà nước có chủ trương tạo điều kiện cho người dân biên giới an cư lạc nghiệp và cấp cho mỗi hộ một căn nhà làm nền tảng vững chắc phát triển kinh tế, chúng tôi rất phấn khởi. Tại đây, mọi người vừa tăng gia sản xuất, vừa có trách nhiệm trông nom biên giới”.
Bên cạnh đó, sau khi đã có nhà ở ổn định kiên cố, ngoài đầu tư phát triển trồng cây hồ tiêu, cây ăn trái trên mảnh đất 0,5ha, gia đình ông Sơn còn mở cửa hàng tạp hóa nhỏ trước nhà để có thêm thu nhập.
Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp.
Gia đình anh Phạm Quốc Sự (39 tuổi) và chị Phan Thị Hải đã tình nguyện chuyển về sinh sống tại điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới xã Thanh Hòa để “an cư, lạc nghiệp”. Vợ chồng anh Sự, chị Hải hiện đã có 2 người con. Cuộc sống tuy còn thiếu thốn nhưng đã ổn định hơn trước. Trước khi chuyển về sinh sống tại điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới, vợ chồng anh Sự sinh sống tại thôn 4, xã Thiện Hưng. Gia đình thuộc diện hộ nghèo và không có đất sản xuất, thu nhập chủ yếu đi làm thuê. Từ khi tình nguyện về điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới, có được căn nhà và ít vốn liếng, anh chị quyết tâm vượt khó vươn lên.
Có được cuộc sống như ngày hôm nay, anh Phạm Quốc Sự phấn khởi cảm ơn chính quyền đã tạo điều kiện cho vợ chồng anh cũng như người dân đang sinh sống ở đây có cuộc sống ổn định hơn. Đồng thời, anh mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ thêm đất canh tác, nuôi thêm dê, bò để tăng thu nhập, cuộc sống bền vững hơn.
Video đang HOT
Đến nay, không chỉ hộ gia đình ông Dương Danh Sơn, anh Phạm Quốc Sự, mà còn rất nhiều hộ dân phấn khởi khi phần nào đã thoát cảnh khó khăn hơn trước kia, cùng nhau phát triển kinh tế trên vùng đất mới. Những hộ dân này còn là “tai, mắt” hỗ trợ lực lượng vũ trang, lực lượng biên phòng ở địa phương trong quá trình hoạt động chuyên môn cũng như công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.
Ông Vũ Viết Quý, Chốt trưởng Chốt dân quân xã Thanh Hòa cho biết: “Từ khi có người dân sinh sống ở đây đã góp phần giúp lực lượng vũ trang trong quá trình hoạt động tuần tra bảo vệ an ninh trật tự. Từ đó, chúng tôi có thể nắm bắt ngay những đối tượng vi phạm quy định về an ninh biên giới. Có bà con, việc giữ gìn an ninh, trật tự cũng như các vấn đề liên quan được giải quyết triệt để và nhanh chóng hơn so với trước đây.
Không chỉ điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới xã Thanh Hòa (huyện Bù Đốp), hiện nay việc xây dựng các điểm dân cư ở khu vực biên giới Bình Phước đã làm thay đổi diện mạo vùng biên. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, người dân ở các điểm dân cư này đã tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ biên giới, hỗ trợ các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, góp phần tạo nên thế trận lòng dân vững chắc, xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.
Tỉnh Bình Phước có đường biên giới dài hơn 260 km tiếp giáp với nước bạn Campuchia, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đề án điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới đã và đang góp phần gìn giữ an ninh trật tự biên giới, ổn định đời sống người dân vùng biên.
Đà Nẵng muốn các doanh nghiệp châu Âu hỗ trợ để xây dựng thành phố thông minh
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh mong muốn các cơ quan, doanh nghiệp từ các quốc gia Tây, Bắc Âu tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho thành phố cả về chuyên gia, công nghệ và nguồn lực tài chính để xây dựng thành công thành phố thông minh.
Nhiều kết quả tích cực
Phát biểu tại hội thảo quốc tế "Đô thị thông minh: Kinh nghiệm của một số nước Tây, Bắc Âu và tầm nhìn Đà Nẵng" vào sáng 20/5, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, việc triển khai xây dựng thành phố thông minh là xu hướng chung của thế giới, được Thành ủy, UBND thành phố nhận thức và quyết tâm hành động trong quá trình xây dựng phát triển bền vững thành phố.
Đặc biệt, Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2030 "Hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN".
Theo ông Minh, từ năm 2010, Đà Nẵng đã ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử và năm 2014 đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố. Cũng từ năm 2014, thành phố bắt đầu triển khai thí điểm một số ứng dụng thông minh trong các lĩnh vực: giao thông, môi trường, y tế, giáo dục, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Kế thừa hạ tầng, nền tảng và kinh nghiệm, kết quả đạt được, năm 2018 thành phố đã ban hành Kiến trúc thành phố thông minh bao gồm 6 trụ cột và 16 lĩnh vực ưu tiên; chính thức ban hành, triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xác định lộ trình cụ thể và các chương trình, dự án ưu tiên như cung cấp dịch vụ công thông minh, giao thông, an ninh trật tự, môi trường, cấp diện, cấp nước, phòng chống thiên tai...
Hội thảo quốc tế "Đô thị thông minh: Kinh nghiệm của một số nước Tây, Bắc Âu và tầm nhìn Đà Nẵng" vào sáng 20/5.
"Đến nay, thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực, chuyển quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công từ truyền thống sang dựa trên dữ liệu số và công nghệ số. Thành phố đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao trong quá trình xây dựng thành phố thông minh như Giải thưởng ASOCIO Smart City 2019 của Tổ chức công nghiệp điện toán Châu Á - Châu Đại Dương; Giải thưởng Thành phố thông minh (duy nhất) Việt Nam liên tiếp trong 2 năm 2020 và năm 2021", ông Minh thông tin.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, để triển khai thành phố thông minh thành công, Đà Nẵng đã đặt ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó tăng cường hợp tác với các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận và chuyển giao công nghệ và hỗ trợ nguồn lực tài chính.
Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã ký kết hợp tác với các tập đoàn lớn trong nước như Viettel, VNPT, FPT, Vietinbank và nhận được sự tư vấn, tài trợ từ các cơ quan, tổ chức quốc tế như: Tổ chức các thành phổ thông minh thế giới WeGO, Mạng lưới các Thành phố thông minh ASEAN; KOICA, JICA...
"Công nghệ không ngừng thay đổi, yêu cầu của người dân ngày càng cao hơn và cách tốt nhất là phải hợp tác để đáp ứng; hợp tác đó không chỉ là công nghệ mà còn là sự chia sẻ trải nghiệm của các mô hình, trao đổi kinh nghiệm tốt, thành công của các thành phố, doanh nghiệp", ông Minh nói.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng phát biểu tại hội thảo.
Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng mong muốn các cơ quan, doanh nghiệp từ các quốc gia Tây, Bắc Âu tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho thành phố cả về chuyên gia, công nghệ và nguồn lực tài chính để xây dựng thành công thành phố thông minh.
Đặc biệt, các đại sứ các quốc gia Tây, Bắc Âu hỗ trợ, kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp và các nhà đầu tư đến làm việc, kinh doanh và đầu tư tại TP. Đà Nẵng. Cùng với đó, hỗ trợ các doanh nghiệp Đà Nẵng kết nối, mở rộng thị trường, đưa các giải pháp công nghệ số của Đà Nẵng/Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho rằng, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm kinh tế và văn hóa của miền Trung, là một "thành phố đáng sống". Chính quyền và người dân thành phố mong muốn, quyết tâm xây dựng thành phố thành đô thị thông minh.
"Với nhận thức và quyết tâm đó, Đà Nẵng đã ban hành các quyết định liên quan đến việc xây dựng đô thị thông minh; đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng công nghệ thông tin; mở rộng internet băng rộng giúp người dân dễ dàng tiếp cận internet. Hiện Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng, dịch vụ và trình độ quản lý đáp ứng được các điều kiện để từng bước xây dựng đô thị thông minh", bà Nga nói.
Ông Hans-Peter Glanzer, Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam
Không phát triển đô thị thông minh theo phong trào
Tại hội thảo, TS. Trần Ngọc Linh, chuyên gia Cục phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng cho biết, đến thời điểm hiện nay, cả nước có 57 địa phương đã và đang triển khai các nội dung liên quan đến phát triển đô thị thông minh, trong số đó 44/63 tỉnh/thành phố đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh.
Theo ông Linh, trong đề án phát triển đô thị thông minh ở nước ta đã đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp cho phát triển. Trong đó có thể kể đến việc rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, định mức kinh tế kỹ thuật và ban hành các hướng dẫn về phát triển đô thị thông minh bền vững. Từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực đô thị thông minh, thúc đẩy nghiên cứu khoa hoặc cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đô thị thông minh bền vững.
Cùng với đó, hình thành kết nối liên thông, duy trì và vận hành hệ thống dữ liệu không gian đô thị số hóa và cơ sở dữ liệu đô thị quốc gia. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Phát triển hạ tầng đô thị thông minh...
Đà Nẵng đạt được một số kết quả tích cực, chuyển quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công từ truyền thống sang dựa trên dữ liệu số và công nghệ số.
"Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc, điều phối sự phát triển của các đô thị thông minh, giải quyết các vấn đề mà đô thị không thể tự giải quyết. Trong đó, Trung ương cần xây dựng các chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn chung; thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan; khuyến khích các nỗ lực hỗ trợ cho phát triển đô thị thông minh; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm các dự án, ứng dụng mới...
Đối với địa phương phải thận trọng, không phát triển đô thị thông minh theo phong trào; rà soát tổng thể tiềm lực, ưu thế từ đó xác định cụ thể ứng dụng lĩnh vực nào, kết quả theo từng giai đoạn; phát triển đô thị thông minh phải lấy người dân làm trung tâm; đảm bảo tính nhất quán theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn chung", ông Linh chia sẻ.
Ông Hans-Peter Glanzer, Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam thông tin, trên toàn cầu, các thành phố thông minh đang trở thành yếu tố tiên phong cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Và chúng ta đang nhìn thấy rất rõ, ngày càng nhiều người di chuyến đến sinh sống ở các thành phố. Ở Việt Nam cũng vậy, tỷ lệ dân số sống ở các thành phố đang tăng lên nhanh chóng. Dự kiến, hai phần ba dân số toàn cầu sẽ sống ở các thành phố vào năm 2050.
Dẫn chứng về sự phát triển của đô thị thông minh trên thế giới, ông Hans-Peter Glanzer cho rằng, Vienna, thủ đô của Áo, với gần 2.000.000 dân (dân số đã tăng hơn 30% trong 25 năm qua) đã thông qua Chiến lược khung về thành phố thông minh vào năm 2014. Chiến lược đề cập đến "Chất lượng cuộc sống cao cho mọi người ở Vienna thông qua đổi mới xã hội và kỹ thuật trong mọi lĩnh vực, đồng thời bảo tồn tối đa các nguồn tài nguyên".
Sau 3 năm, Cảng Nghi Sơn thu hút duy nhất 1 hãng tàu quốc tế Sau 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút các hãng tàu mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn, mới có duy nhất 1 hãng tàu đến khai thác. Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 đến nay hãng tàu này đã không có chuyến tàu nào cập Cảng Nghi Sơn. Cùng với hạ tầng giao thông kết...