Diêm dân Bạc Liêu phấn khởi vì năm nay muối được mùa, trúng giá
Thời tiết năm nay thuận lợi, nắng nhiều, diện tích muối cho năng suất cao, cộng thêm bán được giá nên ước tính vụ này bà con diêm dân Bạc Liêu có lãi khoảng 50 triệu đồng/ha/vụ.
Diêm dân thu hoạch muối sản xuất theo phương pháp trải bạt. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)
Nhờ thời tiết nắng nóng, khô hạn là điều kiện thuận lợi giúp cho diêm dân Bạc Liêu có một vụ mùa bội thu về năng suất, giá thành và lợi nhuận.
Theo diêm dân tỉnh này, tuy những ngày đầu vụ, giá muối thấp, những đến đầu tháng 4/2020 giá muối tăng cao gần gấp đôi, giúp diêm dân an tâm đầu tư mở rộng diện tích sản xuất.
Hiện tại, giá muối thương phẩm tại địa phương đang dao động từ 500-1.500 đồng/kg tùy loại.
Cụ thể, muối đen có giá từ 500-900 đồng/kg, muối trắng 700-1.500 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so với đầu vụ.
Anh Trần Thanh Quang ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải cho biết, thời tiết năm nay thuận lợi, nắng nhiều, diện tích muối cho năng suất cao, cộng thêm bán được giá nên ước tính vụ này bà con có lãi khoảng 50 triệu đồng/ha/vụ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, thời gian qua, nắng hạn gay gắt, độ mặn tăng rất cao khiến cho nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất ở nhiều lĩnh vực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đối với nghề làm muối thì nắng nóng kéo dài lại tạo điều kiện cho hạt muối kết tinh nhanh, từ đó nâng cao sản lượng và chất lượng hạt muối.
Vụ muối 2019-2020, diêm dân trong tỉnh sản xuất được hơn 1.500 ha; trong đó, có gần 70 ha muối trải bạt, còn lại là nền đất.
Diêm dân thu hoạch muối. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Đến nay, năng suất thu hoạch đạt hơn 65.000 tấn, với hơn 6.000 tấn là muối trắng. Với năng suất cộng với giá muối hiện tại, ước tính vụ này diêm dân cho lãi từ 45-50 triệu đồng/ha/vụ.
Theo các địa phương, dù giá muối đang tăng cao nhưng không khuyến khích bà con mở rộng diện tích, nhằm thực hiện đúng chủ trương của tỉnh, đặc biệt là dần thu hẹp diện tích sản xuất muối truyền thống, nâng diện tích sản xuất muối trải bạt, công nghiệp.
Hơn nữa, giá muối thương phẩm trên thị trường trong những năm qua không ổn định, phần lớn diêm dân chưa thể sống được bằng nghề muối.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, để giúp diêm dân trụ vững với nghề, có cuộc sống ổn định, ngành tiếp tục thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành muối Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.”
Theo đó, mục tiêu của đề án là đến năm 2020 tổng diện tích sản xuất muối của tỉnh đạt 2.500 ha.
Đến năm 2030 diện tích sản xuất muối đạt 2.400 ha, sản lượng đạt 200.000 tấn.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly cho biết, để hoàn thành mục tiêu này và giúp diêm dân làm giàu từ hạt muối, Bạc Liêu sẽ phát triển ngành muối theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng vùng muối.
Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất và chế biến để phát triển ngành muối theo hướng công nghiệp, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nhất là nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của diêm dân./.
Huỳnh Sử
Sản xuất phụ thuộc thời tiết, hạn hán ở Cà Mau đang gây hại khôn lường
Hiện toàn bộ diện tích rừng tại Cà Mau trên 43.500 ha đều bị khô hạn, trong đó, hơn 37.000 ha báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Trong thời gian qua, nhiều tuyến kênh mương tại tiểu vùng II, III Bắc Cà Mau thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời duy trì ở mức rất thấp; nhiều nơi đã khô cạn tới đáy. Với đặc trưng sản xuất nông nghiệp gắn với các kênh mương giao thông thủy, hạn kéo dài, mực nước thấp nghiêm trọng làm cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân vùng đất cuối cùng của đất nước thêm phần khốn đốn.
Khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân Cà Mau.
Một số tuyến kênh mương ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh Cà Mau mùa khô hạn trơ đáy, đất nứt nẻ dưới lòng kênh. Ghe, tàu mùa này di chuyển khó. Đã khó khăn trong sinh hoạt, người dân nơi đây vô cùng khổ sở mỗi khi vận chuyển nông sản bằng đường thủy. Ông Hứa Văn Tới, Giám đốc HTX Đồng Thuận có 17 xã viên với diện tích 50 ha chuyên trồng chuối xiêm buồn rầu cho biết hạn hán làm cho chuối giảm năng suất đáng kể, tới hơn phân nửa.
Đại diện cho các xã viên, ông Tới cho biết, người dân ở đây trồng chuối lấy ngắn nuôi dài. Nguồn lợi từ chuối bán hàng tháng để đắp đổi cho cuộc sống gia đình. Còn trồng rừng thì khoảng từ 5-6 năm mới khai thác một lần. Hiện nay hạn hán khốc liệt, thu nhập giảm mạnh, vận chuyển đi tiêu thụ khó khăn trăm bề. Thương lái không vào mua vì tắc đường thủy, mà thuê vận chuyển ra thì chi phí quá cao.
Hiện toàn bộ diện tích rừng tại Cà Mau trên 43.500 ha đều bị khô hạn, trong đó, hơn 37.000 ha báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Nắng hạn kéo dài càng gây bất lợi trong trong công tác phòng chống cháy rừng và việc vận chuyển bằng đường thủy ở khu vực này.
Tại lâm phần thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh hạ, trong tổng số khoảng gần 20 ngàn ha hiện đã có hơn 17 ngàn ha báo cháy cấp 5. Ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty nêu rõ, vấn đề đang rất khó vì vì hệ thống các tuyến kênh nhánh đã khô cạn, nếu có cháy thì việc vận chuyển máy móc sẽ rất khó khăn và không có nước để chữa cháy. Cùng với đó, việc vận chuyển gỗ rừng khai thác cũng đội giá lên cao:
"Khô hạn tập trung năm 2016 và 2020 này. Hiện nay, chi phí vận chuyển này gấp đôi. Bình thường vận chuyển 1 khối gỗ ra ngoài để đem lên xe được là 100.000 đồng. Bây giờ phải 200.000 đồng".
Ông Trần Văn Hiếu cho biết chi phí vận chuyển bằng đường thủy đội giá lên gấp đôi.
Ông Nguyễn Long Hoai nêu rõ hạn hán là vấn đề nan giải đối với Cà Mau.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau nêu rõ năm nay hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn.
Hạn nặng đã làm nhiều kênh mương bị cạn kiệt nước không chỉ làm cho môi trường bị ô nhiễm, mà còn gây ách tắc giao thông đường thuỷ. Những ghe, tàu có trọng tải lớn, khi nước xuống thấp không di chuyển được, buộc phải neo đậu nhiều giờ liền để chờ nước lên mới có thể lưu thông. Đây tiếp tục là vấn đề nan giải đối với địa phương duy nhất ở ĐBSCL chưa tiếp cận được nguồn nước ngọt từ sông Hậu.
"Vấn đề về sản xuất mặc dù có can thiệp bằng hệ thống công trình thủy lợi nhưng vẫn phải phụ thuộc thời tiết. Cà Mau là tỉnh không có nguồn nước ngọt bổ sung. Về lâu dài thì các Bộ ngành TW hỗ trợ để làm dự án đưa nước ngọt từ sông Hậu về. Tuy nhiên, chỉ ở mức tiền khả thi và khả thi thôi", ông Hoai cho biết thêm.
Cà Mau là địa phương có 3 mặt tiếp giáp biển, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ. Tình trạng hạn hán tiếp tục kéo dài khiến nhiều địa phương khu vực này bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, sản xuất, phòng cháy chữa cháy rừng; gây bất lợi cho sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Cà Mau đã Công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 và những ảnh hưởng nghiêm trọng vẫn đang tiếp diễn hàng ngày.
Hạn hán đang tàn phá nghiêm trọng; tiếp tục gây hại khôn lường trên vùng ngọt Cà Mau.../.
Thanh Tùng
Những người ngày đêm "canh lửa" ở Vườn quốc gia U Minh Hạ Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt đã khiến hàng ngàn ha rừng đang ở mức báo cháy cấp cao nhất, phóng viên Dân Việt đã có dịp đến tìm hiểu công việc các cán bộ, lực lượng đang ngày đêm "canh lửa" ở Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ (Cà Mau). Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh...