Điểm đặc biệt ở hệ miễn dịch giúp trẻ nhiễm Covid-19 ít trở nặng
Virus SARS-CoV-2 bị tiêu diệt ngay khi xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ trong khi người lớn sau 2 ngày mới phản ứng với virus.
18 tháng sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, một số bệnh viện ở Mỹ mới có những bệnh nhi tử vong do virus SARS-CoV-2.
Trước khi biến thể Delta lan tràn vào mùa hè 2021, gần như tất cả trẻ em không chịu tác động của Covid-19 vì những lý do mà các nhà khoa học chưa hoàn toàn hiểu được.
Điều gì bảo vệ hầu hết trẻ em khỏi bị bệnh nặng?
“Đây là một câu hỏi cấp bách và phức tạp. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để trả lời vấn đề này”, Tiến sĩ Bill Kapogiannis, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Điều tra về hệ miễn dịch
Dù số lượng nhập viện gia tăng, trẻ vẫn ít có nguy cơ bị bệnh nặng hơn nhiều so với người lớn tuổi hơn. Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, dưới 1% trẻ em mắc Covid-19 phải nhập viện và khoảng 0,01% tử vong – tỷ lệ không thay đổi trong những tháng gần đây. Hầu hết trẻ em chỉ có các triệu chứng nhẹ như sụt sịt.
Tiến sĩ Lael Yonker, Phó giáo sư nhi khoa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cho biết, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch bẩm sinh của trẻ em thường ngăn chặn sự lây nhiễm Covid-19 từ sớm, hạn chế số lượng virus nhân lên.
Vợ chồng Tiến sĩ Betsy và Kevan Herold phát hiện ra rằng trẻ em có khả năng miễn dịch niêm mạc đặc biệt mạnh mẽ. Những nhân tố chủ chốt trong hệ thống này không nằm trong máu mà ở các màng nhầy của mũi, cổ họng và các bộ phận khác thường xuyên tiếp xúc với virus.
Những lớp màng này hoạt động giống như tường đá nhiều lớp bảo vệ thành phố khỏi kẻ xâm lược.
Trong một nghiên cứu công bố vào tháng 8, Roland Eils và các đồng nghiệp tại Viện Y tế Berlin (Đức) phát hiện đường hô hấp trên của trẻ em được “kích hoạt trước” để chống lại virus SARS-CoV-2.
Điều đó cho phép trẻ em ngay lập tức kích hoạt hệ miễn dịch bẩm sinh, giải phóng các protein interferon tiêu diệt virus vừa xâm nhập.
Trong khi đó, người lớn mất khoảng 2 ngày để phản ứng với virus. Khi đó, virus có thể đã tăng lên theo cấp số nhân và cuộc chiến trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Ở một số bệnh nhân, tình trạng viêm nhiễm không kiểm soát được có thể dẫn đến cục máu đông và hội chứng suy hô hấp cấp tính. Cả hai đều là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở Covid-19.
Trẻ em thường tránh được các nguy cơ trên do thường loại bỏ virus SARS-CoV-2 nhanh chóng.
Ngoài ra, những trẻ khỏe mạnh có lượng lớn tế bào lympho bẩm sinh, giúp hệ miễn dịch không hoạt động quá mức và phục hồi các tổn thương ở phổi.
Trẻ em được sinh ra với rất nhiều tế bào trên, nhưng số lượng của chúng giảm dần theo tuổi tác. Nam giới cũng có ít tế bào lympho hơn phụ nữ, điều này có thể giải thích tại sao nam giới có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao hơn.
Bé trai 19 tháng tuổi tử vong do uống dầu thắp đèn
Bé trai được đưa đến bệnh viện trong tình trạng tím tái, khó thở. Do bị tổn thương phổi quá nặng, bệnh nhi tử vong sau đó.
Ngày 26/7, Bác sĩ Tăng Xuân Hải - Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh nhi N.A.K. (19 tháng tuổi, trú huyện Diễn Châu, Nghệ An) tử vong sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện.
Loại dầu thắp đèn thờ không màu, không mùi khiến trẻ nhầm tưởng là nước. Khi uống vào sẽ bị ngộ độc, có trường hợp dẫn tới tử vong (Ảnh minh họa).
Trước đó, vào ngày 24/7, bệnh nhi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tím tái, khó thở. Khai thác từ người nhà được biết bé đã uống chất lỏng được sử dụng làm dầu thắp đèn.
"Toàn bộ phổi của bệnh nhân bị tổn thương nặng, không thể thực hiện chức năng hô hấp, không phục hồi sau các biện pháp cấp cứu, điều trị dù các bác sĩ đã rất nỗ lực", bác sĩ Tăng Xuân Hải thông tin.
Theo bác sĩ Tăng Xuân Hải, thời gian vừa qua tình trạng bệnh nhi nhập viện cấp cứu do ngộ độc chất lỏng không phải là hiếm.
"Theo người nhà bệnh nhân cung cấp thì loại dầu này sử dụng để thắp đèn bàn thờ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây là loại chất lỏng, không có mùi, không màu trẻ không thể phân biệt được, dễ nhầm tưởng là nước. Do vậy, người lớn cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng và bảo quản, tuyệt đối để tránh xa tầm tay của trẻ, tránh hậu quả đáng tiếc", bác sĩ Tăng Xuân Hải khuyến cáo.
Bé sơ sinh tổn thương gan do sốt xuất huyết Bé gái 28 ngày tuổi, ngụ Cà Mau, sau ba ngày sốt, nôn ói, ọc sữa, tiêu phân sệt có lẫn ít máu thì xuất hiện nhiều chấm xuất huyết da. Bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán bé sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm gấp vài chục lần bình thường, men gan tăng, rối loạn đông máu. Siêu âm thấy tràn...