Điểm bắn pháo hoa duy nhất vào đêm giao thừa ở Hà Nội khiến nhiều du khách mong chờ
Trải qua một năm nhiều biến cố bởi dịch bệnh, dịp cuối năm người dân Hà Nội đều mong chờ màn ngắm pháo hoa trong thời khắc giao thừa thiêng liêng.
Khác với mọi năm, năm nay Thành phố Hà Nội chỉ tổ chức một điểm bắn pháo hoa duy nhất để đảm bảo an toàn phòng dịch theo yêu cầu chung của thực tiễn.
Điểm bắn pháo hoa Hà Nội trong đêm giao thừa Tết Nhâm Dần 2022 diễn ra ở đâu
Đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 1 điểm. Đây là thông tin tại Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 31-12-2021 của UBND thành phố Hà Nội về tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại Thủ đô Hà Nội.
Với mục đích tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân Thủ đô nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc; thi đua lao động, sản xuất lập thành tích chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2022) và các ngày lễ lớn của dân tộc năm 2022.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa tại một điểm duy nhất.
Theo đó, thành phố tổ chức 1 điểm bắn, 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp tại đảo Dừa, Công viên Thống Nhất (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng). Thời điểm bắn từ 0h đến 0h15 ngày 1-2-2022 (tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022). Nguồn kinh phí bắn pháo hoa từ nguồn kinh phí xã hội hóa của các doanh nghiệp.
UBND thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và quận Hai Bà Trưng; yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo mọi mặt tổ chức bắn pháo hoa đúng kịch bản, thời gian quy định; đồng thời, tổ chức chỉ huy chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, phương tiện, trang bị trước, trong và sau khi bắn.
Du khách mong chờ chiêm ngưỡng điểm bắn pháo hoa Hà Nội
Video đang HOT
Trước thông tin Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại một điểm duy nhất dịp Tết Âm lịch năm nay. Anh Nguyễn Ngọc Lâm ( Khâm Thiên, Đống Đa) chia sẻ: “Như mọi năm, tôi thường cùng bạn bè đi chơi và cùng nhau xem bắn pháo hoa tại bờ hồ trong thời khắc chuyển giao của năm mới.
Với điều kiện dịch bệnh như hiện nay, tôi đã lo lắng Hà Nội sẽ không thể tổ chức các sự kiện đón chào năm mới. Thông tin về điểm bắn pháo hoa duy nhất ở Hà Nội là một tín hiệu vui và rất đang mong chờ. Hy vọng rằng trong thời gian tới tình hình dịch bệnh sẽ sớm được kiếm soát và các kế hoạch đón chào năm mới sẽ tiếp tục được diễn ra để người dân Hà Nội có thể bước qua một năm đầy khó khăn do dịch bệnh”.
Du khách mong chờ chiêm ngưỡng điểm bắn pháo hoa Hà Nội.
Cũng trong tâm thế mong chờ mà bắn pháo hoa, chị Nguyễn Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mình cũng rất thích ngắm pháo hoa dịp Tết hằng năm. Do đó thông tin về các điểm bắn pháo hoa là điều mình rất quan tâm.
Tuy nhiên do năm nay Hà Nội chỉ tổ chức một điểm bắn pháo hoa và để đảm bảo an toàn trong mùa dịch nên mình quyết định ở nhà theo dõi bắn pháo hoa và đón giao thừa qua các thiết bị truyền thông đại chúng”.
Phong tục khó tin mà có thật đêm giao thừa: Đánh nhau, uống tro giấy, ném đồ...
Có tìm hiểu về những phong tục của các nước trên thế giới trong đêm giao thừa mới thấy được sự phong phú trong đời sống văn hóa con người.
Mỗi nước trên thế giới đều có những cách đón năm mới theo các phong tục truyền thống độc đáo riêng biệt. Mỗi phong tục truyền thống trong dịp này đều có ý nghĩa riêng, mong muốn đem lại may mắn phúc lộc cho một năm mới an khang thịnh vượng.
Đập xoong, nồi
Khi đồng hồ điểm nửa đêm trên khắp thế giới, nhiều người đổ ra đường để chúc mừng năm mới bằng cách đập xoong nồi. Truyền thống được thực hiện trên khắp thế giới, từ Vương quốc Anh đến Úc, mặc dù người ta tin rằng truyền thống bắt nguồn từ Ireland. Hành động này được cho là để xua đuổi tà ma và tiêu cực, mở đường cho một năm hạnh phúc và tích cực phía trước.
Xách vali rỗng đi khắp xóm
Đêm giao thừa, người dân Ecuador chạy quanh khu nhà với một chiếc vali rỗng để cầu may mắn cho việc đi lại của họ trong năm mới. Theo ấn phẩm của Ecuador, Gringo Tree, việc xách vali đi ra và đi vào cửa chính 12 lần cũng được chấp nhận tương tự nếu bạn không muốn chạy.
Ném đồ nội thất ra ngoài cửa sổ
Ở Nam Phi, cụ thể là Johannesburg, mọi người thường ném đồ nội thất cũ ra ngoài cửa sổ vào đêm giao thừa để chào đón một khởi đầu mới. Cảnh tượng đồ đạc bay tứ phía vào đêm giao thừa ở Hillbrow, Johannesburg không phải chuyện lạ. Mọi người thường tích trữ tủ lạnh cũ, sofa... trong những tuần trước giao thừa. Vứt đồ đạc cũ ra khỏi cửa sổ là hành động tượng trưng cho việc loại bỏ những điều cũ cũ và khởi đầu lại.
Uống tro của tờ giấy điều ước
Theo truyền thống bắt nguồn từ nước Nga, một số gia đình viết lời chúc năm mới trên một tờ giấy, sau đó đốt và bỏ tro vào ly đồ uống của họ. Sau đó, theo phong tục, uống tro khi đồng hồ điểm hồi chuông thứ 12, điều ước sẽ trở thành hiện thực trong năm mới. Phong tục này cũng diễn ra phổ biến ở Armenia.
Mặc đồ chip màu sặc sỡ
Nếu bạn ở Mỹ Latinh, hãy chắc chắn rằng bạn có một vài chiếc quần lót đầy màu sắc để diện trong năm mới. Ở các quốc gia như Bolivia, Brazil, Colombia và Mexico, những người dự tiệc cuối năm thường mặc đồ chip sặc sỡ để mang lại sự may mắn. Màu đỏ cho tình yêu và màu vàng cho thành công. Bạn sẽ mặc màu gì?
Ăn đúng 12 quả nho
Trước khi sang năm mới, người Tây Ban Nha sẽ ăn lần lượt 12 quả nho cho đến giao thừa. Theo quan niệm của người bản địa, mỗi quả nho đại diện cho sự may mắn trong mỗi tháng của năm mới. Tại các thành phố lớn, mọi người thường tụ tập tại các quảng trường để cùng nhau ăn nho và chờ đón năm mới.
Nói chuyện với vật nuôi
Tại Romania, những người nông dân ăn mừng năm mới bằng cách trò chuyện với các vật nuôi trong trang trại của họ. Ít nhất thì họ cũng cố gắng. Nếu họ thành công trong việc lôi kéo được chúng, thì điều đó báo hiệu một năm thịnh vượng.
Đón giao thừa ở nghĩa trang
Ở Chile có phong tục đón năm mới bên lăng mộ người thân vào đêm giao thừa. Với quan niệm hết sức nhân văn, họ mong muốn sưởi ấm những ngôi mộ lạnh lẽo của những người thân yêu đã qua đời vào thời khắc chuyển giao năm mới.
Tại vùng Talca của Chile, toàn bộ gia đình người dân ở đây tụ tập trong các nghĩa trang vào thời khắc đất trời chuyển giao năm cũ và mới với hy vọng gia đình đông đủ, con cháu sum vầy.
Đánh nhau để xóa bỏ hiềm khích ở Peru
Để chuẩn bị đón chào năm mới, người dân ở Peru thường tổ chức "Lễ hội đánh nhau" vào cuối tháng 12. Đây là một phong tục đã có từ lâu ở quốc gia này và là dịp để nhiều người giải tỏa bức xúc mà họ phải kìm nén với hàng xóm trong suốt năm qua.
Phong tục này thường xuất hiện tại làng Chumbilbilca, theo đó người dân sẽ chào đón năm mới bằng cách mắng chửi và đánh nhau dưới sự chứng kiến của chính quyền để đảm bảo không có ai bị thương khi một ai đó có hành động quá khích.
Ghi dấu khoảnh khắc với dịch vụ "bắn pháo hoa riêng" tại InterContinental Danang Sun Peninsula Resort Mở cửa đón khách trở lại từ đầu tháng 10/2021, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort cuốn hút du khách bởi loạt ưu đãi hấp dẫn, cùng những trải nghiệm riêng tư, mới mẻ dành cho du khách trong nhịp sống bình thường mới. Tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, khu nghỉ dưỡng nổi tiếng do Tập đoàn Sun Group...