Dịch vụ sim điện thoại sinh viên: Ham rẻ dễ vớ hàng rởm
Sim điện thoại sinh viên chỉ có thời hạn sử dụng trong quãng thời gian khách hàng là sinh viên.
Dịch vụ làm, bán sim sinh viên xuất hiện khắp nơi
Có cầu ắt có cung
Sau thời gian đó, sim sẽ được chuyển về gói cước thường. Do sim sinh viên có nhiều ưu đãi nên không ít chủ thuê bao khác dù không phải là sinh viên cũng muốn được sử dụng gói cước này. Theo đó, dịch vụ bán sim sinh viên đã kích hoạt hoặc chuyển gói cước đã xuất hiện ngày càng nhiều như “nấm mọc sau mưa” với lời quảng cáo hấp dẫn “ưu đãi siêu đặc biệt, khách hàng chỉ cần bỏ ra tiền trăm nhưng lại được sở hữu một sim sinh viên tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi năm”?!
Trong vai một khách hàng có nhu cầu chuyển từ gói cước thông thường sang gói sinh viên, chúng tôi gọi điện đến số điện thoại đăng trên mạng 0934180… thì nhận được câu trả lời như đinh đóng cột: “Khách hàng không phải là sinh viên chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân, số sim sinh viên cần chuyển, 5 số điện thoại liên lạc gần đây nhất và một khoản phí gửi vào email và tài khoản của bên nhận làm dịch vụ sẽ được sử dụng gói cước sinh viên trong thời gian từ 1-2 ngày”?!
Video đang HOT
Cũng theo người này, giá dịch vụ đối với các mạng là không đồng nhất, tùy thuộc vào “độ khó” của từng nhà mạng, dao động từ 150.000-200.000 đồng, thời gian sử dụng là 4 năm. Sim sinh viên hiện được rao bán khá công khai với 2 loại chính, sim rác sắp hết hạn gói cước học sinh, sinh viên, chỉ dùng để gửi tin nhắn có giá từ 40.000-100.000 đồng/sim. Những sim sử dụng làm sim chính, số đẹp, dễ nhớ giá từ 200.000-400.000 đồng/sim.
Gọi điện đến số tổng đài của MobiFone, chúng tôi được biết, do có nhiều ưu đãi như được cộng tiền định kỳ vào tài khoản hàng tháng nên thủ tục làm sim sinh viên rất chặt chẽ. Người dùng muốn chuyển gói cước sang sim sinh viên phải có giấy tờ tùy thân và trực tiếp ra đại lý sim đăng ký. Khách hàng phải có chứng minh nhân dân photo có công chứng và phải có thẻ sinh viên còn hạn sử dụng theo quy định.
Với những sinh viên mới vào trường chưa được cấp thẻ phải có xác nhận của trường đang theo học. Do vậy, trong quá trình kiểm tra thông tin, nếu phát hiện chủ thuê bao nào không phải là sinh viên nhưng vẫn sử dụng gói cước này, nhà mạng sẽ cắt hợp đồng, chuyển sang gói cước thông thường. Thời gian qua, biện pháp này đã được thực hiện đối với một số chủ thuê bao.
Mất tiền mua… rủi ro
Một trong những nguyên nhân khiến sim sinh viên được bán tràn lan là do một số sinh viên đã sử dụng thẻ sinh viên của mình để mua sim từ các nhà mạng rồi bán lại cho các cửa hàng kinh doanh sim. Điều này có thể làm phát sinh nhiều rắc rối cho cả bên bán và bên mua sim bởi nếu người mua sim sử dụng sim đó để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người đứng tên sim sẽ gặp không ít rắc rối, liên lụy. Ngược lại, do gói cước sinh viên không thể chuyển tên chủ thuê bao nên bên mua sim từ các cửa hàng có thể bị mất sim bất cứ lúc nào, khi người đứng tên sim đó có yêu cầu đòi lại sim mình đã đứng tên.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội, hành vi mua, bán và sử dụng sim sinh viên nêu trên là trái quy định. Song, với không ít người tiêu dùng, do hoa mắt vì những ưu đãi từ gói cước sinh viên nên đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thậm chí cả việc mất sim để bỏ tiền cho bên cung cấp dịch vụ nhằm sử dụng gói cước này. Trong khi đó, trên thực tế, nhiều người đã mua phải sim đã được kích hoạt từ trước, không đúng thông tin của thuê bao sử dụng.
Khi phát hiện ra, nhà mạng sẽ khóa sim này, chuyển về gói cước thông thường. Trong trường hợp này, chỉ khách hàng là người chịu thiệt. “Để tránh “tiền mất, tật mang”, mỗi người dân cần cân nhắc kỹ trước khi mua các loại sim được bày bán trôi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó, các em sinh viên cần thận trọng khi dùng tên, tuổi và mã số sinh viên của mình đăng ký mua sim rồi bán lại cho người khác, tránh việc lộ lọt thông tin cá nhân và những phức tạp có thể nảy sinh” – luật sư Nguyễn Tiến Hòa khuyến cáo.
Theo_An ninh thủ đô
Malaysia: Nhiều mảnh vỡ tìm thấy ở Maldives không phải là của MH370
Bộ trưởng Giao thông Malaysia nhấn mạnh, bất cứ mảnh vỡ nào được cho là của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 sẽ được chuyển giao cho đội điều tra.
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Tiong Lai ngày 14/8 cho biết, hầu hết các mảnh vỡ tìm thấy tại Maldives không liên quan đến chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia.
Theo Bộ trưởng Tiong Lai, nhóm điều tra của Malaysia đã đến Maldives để tận mắt xem xét các mảnh vỡ.
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Tiong Lai. (ảnh: freemalaysiatoday.com)
Tuy nhiên, chúng không liên quan đến chuyến bay xấu số của Malaysia và không phải là mảnh vỡ của máy bay.
Ông Tiong Lai nhấn mạnh, bất cứ mảnh vỡ nào được cho là của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 sẽ được chuyển giao cho đội điều tra.
Tuần trước, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, mảnh vỡ gần đây được tìm thấy trên đảo Reunion (Pháp) nằm ở Ấn Độ Dương được xác định là một phần của máy bay./.
Hồng Anh Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Làm rõ "bệnh lạ" khiến trẻ tử vong ở Phú Thọ Bệnh về da này không phải bệnh lạ, không phải là bệnh truyền nhiễm hay do yếu tố môi trường. Tên bệnh đã có trong y văn của thế giới là bệnh khô da sắc tố. Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW tại buổi khám chữa bệnh và điều tra về...