Dịch vụ lạ và khối tài sản khổng lồ của đại gia Cao Toàn Mỹ
Là một trong những cổ đông sáng lập của VNG, ông Cao Toàn Mỹ từng sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty game online này. Vào thời điểm 2008, VNG có thể được định giá 100-200 triệu USD, đồng nghĩa với việc ông Mỹ thu về 5-10 triệu USD, tương đương cả trăm tỷ đồng khi thoái toàn bộ cổ phần của mình.
Thu cả trăm tỷ nhờ kinh doanh game online?
Cao Toàn Mỹ, đại gia vướng vào “hợp đồng tình ái” 16,5 tỷ đồng với Hoa hậu Việt Nam tại Nga Trương Hồ Phương Nga, được biết đến là một trong những thành viên sáng lập một công ty game ở Việt Nam, hiện hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet, xuất bản phần mềm, quảng cáo thương mại và kinh doanh trò chơi điện tử.
Trước khi nắm giữ vị trí Tổng giám đốc của CTCP Mạng tin học ảo Vina – Vina Cyber (công ty có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, do ông Cao Toàn Mỹ sở hữu 95,25% vốn), ông Mỹ từng là 1 trong 4 cổ đông sáng lập của Vinagame – nay là CTCP VNG, công ty game online lớn nhất Việt Nam.
Ông Cao Toàn Mỹ từng sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty VNG
Cụ thể, VNG được thành lập năm 2004. Khi đó, ông Cao Toàn Mỹ cùng các ông Lê Hồng Minh, Trịnh Bảo và Nguyễn Thanh Bình góp 4,5 tỷ đồng. Trong đó, ông Mỹ góp 750 triệu đồng, tương đương 16,7% cổ phần và ông Lê Hồng Minh góp 2,62 tỷ đồng, tương đương 58%.
Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực game online, lại sớm huy động được vốn từ những quỹ đầu tư lớn như IDG Venture nên VNG đã tăng trưởng rất nhanh chóng, lợi nhuận lên đến vài trăm tỷ mỗi năm. Vào năm đỉnh cao 2012, lợi nhuận của VNG thậm chí còn đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Qua các đợt tăng vốn chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, giá trị của VNG đã tăng lên nhanh chóng nhưng tỷ lệ sở hữu của những thành viên sáng lập đã giảm đi đáng kể. Với ông Cao Toàn Mỹ, tỷ lệ sở hữu có thể xuống còn khoảng 4-5%.
Tuy nhiên, ông Mỹ cùng 2 thành viên sáng lập khác đã rời khỏi VNG từ khá sớm, vào khoảng đầu năm 2008.
Video đang HOT
Theo một số chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực công nghệ, vào thời điểm 2008, VNG hoàn toàn có thể được định giá từ 100-200 triệu USD; đồng nghĩa với việc ông Mỹ có thể thu về từ 5-10 triệu USD, tương đương cả trăm tỷ đồng khi thoái toàn bộ cổ phần của mình.
Thời đỉnh cao, VNG từng được định giá lên tới cả tỷ USD. Theo các giao dịch gần nhất, giá trị của công ty này hiện vào khoảng 700-800 triệu USD. Nếu ông Mỹ bán cổ phần muộn hơn thì số tiền thu về sẽ cao hơn nhiều.
Bỏ game, đại gia làm dịch vụ “lạ”
Sau khi rời khỏi VNG, ông Mỹ kinh doanh nhiều lĩnh vực như quản lý, cung ứng lao động; công nghệ thông tin; dịch vụ kết bạn qua Internet; vận tải hành khách đường bộ; mua bán bất động sản; dịch vụ tuyển chọn người mẫu, diễn viên,…
Công ty VinaCyber do ông Mỹ làm Tổng Giám đốc thành lập từ 9/2006, trụ sở đặt tại TP.HCM, cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm như Hẹn ăn trưa, Hẹn hò tốc độ nhằm kết nối các bạn nam nữ độc thân.
Chẳng hạn, với mạng xã hội ảo hẹn ăn trưa, đối tượng mà VinaCyber hướng tới là nhân viên công sở trẻ, giúp họ kết bạn online và cả gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, website này không còn hoạt động.
Dịch vụ hẹn hò tốc độ được xây dựng trên một chuỗi các cuộc hẹn cá nhân nhỏ. Một sự kiện hẹn hò tốc độ thường kéo dài từ 2-3 giờ đồng hồ. Phần quan trong nhất của sự kiện là hẹn hò, mỗi cá nhân sẽ có từ 10 đến 15 cuộc hẹn với người khác giới với khoảng thời gian từ 3-6 phút cho mỗi cuộc hẹn.
Trong mỗi cuộc hẹn, người tham gia chỉ có 3 phút để thể hiện mình với người đối diện. Trong khoảng thời gian này người tham gia sẽ phải tìm cách gây ấn tượng và chọn cho mình đối tượng phù hợp
Theo VinaCyber, đối tượng tham dự Hẹn hò tốc độ chiếm trên 50% là “dân văn phòng” – những người có công ăn việc làm ổn định nhưng cuộc sống luôn bận rộn, môi trường làm việc đồng giới.
Loại hình hẹn hò này khá phổ biến của giới trẻ Anh, Mỹ, Úc. Tại Việt Nam, “Hẹn hò tốc độ” đã được manh nha từ một số cuộc sinh hoạt, giao lưu nhưng VinaCyber JSC là đơn vị đầu tiên tổ chức loại hình hẹn hò này theo kiểu dịch vụ.
Hẹn hò tốc độ ở Việt Nam được tổ chức tại các quán cà phê có không gian lãng mạn, yên tĩnh còn các nước khác có thể là quán cà phê, nhà hàng hoặc thậm chí là Câu lạc bộ đêm.
Ngoài 2 dịch vụ trên, công ty ông Mỹ còn lập website tuyển dụng trong lĩnh vực thời trang, điện ảnh, âm nhạc người mẫu. Website này cho phép mỗi đơn vị tuyển dụng được sử dụng một mini-website để quản lý những thông tin tuyển dụng, đăng tải hình ảnh về công ty, quản lý những ứng viên theo nhóm. Tuy nhiên, hiện địa chỉ này đã không còn hoạt động.
Theo Vietnamnet (Tổng hợp)
Ông Cao Toàn Mỹ đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần của công ty sở hữu Zalo?
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty CP VNG (VNG Corp) có 4 cổ đông sáng lập là: ông Lê Hồng Minh, ông Nguyễn Thanh Bình, ông Trịnh Bảo và ông Cao Toàn Mỹ - người đang nắm giữ 75.000 cổ phần tương ứng tỷ lệ vốn 0,3% của VNG.
Trước đó báo chí đưa tin VNG đang có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ với giá 542.000 đồng/cp, như vậy lượng cổ phiếu ông Cao Toàn Mỹ đang sở hữu nếu tính ra có giá trị khoảng 40,65 tỷ đồng.
Hiện nay, ông Cao Toàn Mỹ đang là "người bị hại" trong vụ kiện cáo liên quan đến vụ lừa đảo 16,5 tỷ đồng với hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007, bà Trương Hồ Phương Nga.
Do lời khai của nạn nhân và các bị cáo mâu thuẫn nên hôm 21/9, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ.
Hoạt động kinh doanh chính của VNG Corp là: Nghiên cứu và phát triển phần mềm, điều hành và phân phối các trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử... Công ty được chấp thuận việc đăng ký công ty đại chúng theo Công văn số 80/CQĐD-NV do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành ngày 29/1/ 2011.
VNG Corp được thành lập vào ngày 9/9/2004 với tên gọi VinaGame. Tháng 7 năm 2004 công ty ký hợp đồng với Kingsoft để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 200.000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm.
Năm 2008, công ty đổi thương hiệu thành VNG Corporation. Giữa năm 2009, sản phẩm mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng vào cuối năm.
Năm 2012 và 2013, VNG đưa ra sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Ngày 20/9/2016 vừa qua, ứng dụng Zalo vừa chạm mốc 60 triệu người dùng toàn cầu.
Năm 2014, VNG phải bán 123mua.vn cho Sen Đỏ - thành viên của Tập đoàn FPT với cái giá "rẻ như cho". Bên cạnh đó, VNG cũng bị lỗ từ 123phim.vn....
Tuy nhiên, vào quý I/2016, VNG quay trở lại lĩnh vực thương mại điện tử với khoản đầu tư hơn 384 tỷ đồng để có 38% vốn tại CTCP Tiki - đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Tiki.vn đang rất sôi động và được tín nhiệm.
Ngoài việc là cổ đông sáng lập VNG Corp, ông Cao Toàn Mỹ hiện cũng là giám đốc Công ty cổ phần tin học không gian ảo Vina (Vina Cyber JSC) với vốn điều lệ 9,5 tỷ đồng thành lập năm 2006 và đặt văn phòng tại quận 7 TPHCM.
Từ khi thành lập, công ty này đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ Internet mang tính tiên phong tại thị trường Việt Nam như dịch vụ hẹn ăn trưa, hẹn hò tốc độ, đấu giá qua tin nhắn SMS, lập website tuyển dụng người mẫu...
Cụ thể, công ty này từng lập nên mạng xã hội hẹn ăn trưa, được lập ra nhằm giúp giới công sở trẻ kết bạn qua các buổi ăn trưa, gặp gỡ sau giờ làm việc.
Tháng 8/2007, doanh nghiệp này cũng đã cho ra mắt dịch vụ "Hẹn tốc độ"nhằm kết nối các đôi nam nữ độc thân, theo đó dịch vụ được xây dựng trên một chuỗi các cuộc hẹn cá nhân nhỏ.
Các dịch vụ của công ty VinaCyber từng thu hút hàng chục nghìn thành viên tham gia và theo cách đánh giá như hiện nay, có thể coi đây là những start-up công nghệ khá điển hình.
Theo Soha News
Sự nghiệp đại gia dính 'hợp đồng tình cảm' với hoa hậu Phương Nga Đại gia Cao Toàn Mỹ, người đang vướng vào vụ lùm xùm liên quan đến bản "hợp đồng tình cảm tình dục" 16,5 tỷ đồng với hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007 là Giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Không gian ảo Vina Cyber - doanh nghiệp vốn được biết đến với nhiều dịch vụ "lạ" như hẹn hò...