Dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC (PVS): Kế hoạch LNST năm 2020 giảm hơn 20% xuống 640 tỷ đồng
Năm 2019 Dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC đạt 808 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC – mã chứng khoán PVS) công bố báo cáo thường niên năm 2019.
Thông điệp từ Tổng Giám đốc công ty cho thấy, năm 2019 dù có những tín hiệu lạc quan hơn trên thị trường và không có biến động lớn về giá dầu, tuy vậy suốt cả năm qua các công ty thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí trong khu vực vẫn khó khăn “gối đầu” những năm trước đó với hàng loạt chiến dịch khoan, kế hoạch đầu tư thuộc các dự án thăm dò, khai thác còn dừng, giãn và chưa có dấu hiệu khởi động lại. SXKD của các doanh nghiệp dầu khí vẫn chịu tác động trực tiếp bởi giá dầu thấp. Mặc dù vậy PTSC vẫn vượt qua khó khăn, về đích trước kế hoạch.
Kết quả cụ thể, số liệu trên BCTC hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán thể hiện, doanh thu thuần cả năm đạt 16.968 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 808 tỷ đồng, tăng trưởng 41% so với cùng kỳ.
Về hoạt động, PTSC hiện đang quản lý, sở hữu đội tàu dịch vụ dầu khí với tổng số 21 tàu đa dạng về công suất và chủng loại như tàu kéo, thả neo, định vị động học, tàu hỗ trợ lặn khảo sát, tàu chống cháy, tàu trực mỏ, tàu bảo vệ và tàu vận chuyển… Bên cạnh đó PTSC còn cung cấp dịch vụ kho chứa nổi, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) – là một trong những dịch vụ chiến lược mang tính ổn định, lâu dài gắn liền với hoạt động khai thác mỏ dầu. PTSC đang quản lý, vận hành và đang tiếp tục triển khai đầu tư mở rộng hệ thống căn cứ cảng dịch vụ dầu khí với tổng diện tích trên 360ha và trên 2.700m cầu cảng.
Video đang HOT
Ngoài ra lĩnh vực dịch vụ cơ khí chế tại và xây lắp công trình biển là một trong những loại hình dịch vụ quan trọng đóng góp lớn nhất vào doanh thu, lợi nhuận cho PTSC.
Trong cơ cấu doanh thu của công ty, phần lớn là doanh thu cung cấp dịch vụ, chiếm 48% tổng doanh thu. Doanh thu từ mảng hợp đồng xây dựng cũng đóng góp đến gần 46% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu bán hàng.
Riêng doanh thu từ đội tàu chuyên dụng trong năm đạt 2.248 tỷ đồng và mang lại 120 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Dịch vụ cung cấp, quản lý, vận hàng khai thác tàu chứa mang lại 3.013 tỷ đồng doanh thu và đạt 153 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Dịch vụ cơ khí dầu khí và công trình công nghiệp mang lại 8.905 tỷ đồng doanh thu và đóng góp 178 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Còn dịch vụ căn cứ cảng dầu khí mang lại 1.743 tỷ đồng doanh thu và đưa về đến 252 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, vận hàng sửa chữa bảo dưỡng các công trình dầu khí mang lại 1.521 tỷ đồng doanh thu và đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Còn lại dịch vụ khảo sát địa chất, địa chấn, công trình và khảo sát sửa chữa công trình ngầm mang lại 799 tỷ đồng doanh thu và đạt 66 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Năm 2020 nhận định còn nhiều khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 và biến động giá dầu, PTSC đặt mục tiêu đạt 15.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm 12% so với doanh thu đạt được năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận sau thuế 640 tỷ đồng, giảm 20,8% so với năm 2019.
Nguyên Phương
Đạt Phương (DPG): LNST quý 1 tăng gấp đôi cùng kỳ
DPG đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần 2.382 tỷ đồng và lãi sau thuế 229 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 3% so với năm ngoái.
Công ty cổ phần Đạt Phương (DPG - HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2019.
Theo đó, doanh thu thuần đạt 473,6 tỷ đồng tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng đột biến doanh thu là do trong quý 1/2020 Công ty tiến hành bàn giao nhà cho người mua và hạch toán doanh thu của mảng bất động sản.
Trong cơ cấu doanh thu, DPG ghi nhận doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư là 303,2 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ không hề có khoản mục này. Bên cạnh đó, mảng xây dựng ghi nhận 105,2 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ, trong khi mảng điện thương phẩm chỉ ghi nhận 64,3 tỷ đồng, giảm tới 38% so với cùng kỳ.
Chi phí giá vốn cũng tăng gấp 3 lần cùng kỳ lên mức 341,6 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp đạt gần 132 tỷ đồng, tăng 65%.
Trong quý có khoản chi phí bán hàng 11,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước không phát sinh, chi phí QLDN tăng gần 14% so với quý 1/2019. Kết quả, DPG ghi nhận mức lãi sau thuế hơn 44 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của DPG giảm 327 tỷ đồng xuống còn 4.757 tỷ đồng, trong đó tồn kho giảm từ 760 tỷ đồng về hơn 508 tỷ đồng và tương ứng người mua trả tiền trước giảm 625 tỷ đồng về 528 tỷ đồng.
Trong báo cáo tài chính, DPG ghi nhận việc bàn giao dự án và trả bớt 119 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và dài hạn, số dư nợ vay còn lại là 2.345 tỷ đồng, chiếm 49% tổng nguồn vốn, tuy nhiên lượng tiền mặt lại giảm 254 tỷ đồng so với đầu năm, hiện chỉ còn 449 tỷ đồng.
Theo tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 mới công bố, DPG đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần 2.382 tỷ đồng, tăng 21%; lãi sau thuế 229 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với năm ngoái, trong đó LNST công ty mẹ ước đạt 194 tỷ. Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 1/2020 DPG đã hoàn thành được 20% kế hoạch về doanh thu và 19% kế hoạch lợi nhuận.
Minh Quang
Ngược xu hướng chung, Ocean Hospitality (OCH) điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận 2020 lên gấp 6 lần năm trước Ocean Hospitality (OCH) vừa công bố lại các mục tiêu kinh doanh của năm 2020 trong đó doanh thu sẽ giảm nhưng lợi nhuận dự kiến tăng cao. Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (mã CK: OCH) bất ngờ công bố nghị quyết điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2020. Trước đó theo nghị quyết...