Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) lên kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại 2 công ty liên kết
HĐQT CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy ( HHS – sàn HOSE) vừa thông qua các nội dung về cơ cấu khoản đầu tư của Công ty tại 2 công ty liên kết.
Cụ thể, Dịch vụ Hoàng Huy sẽ thoái toàn bộ 28,8 triệu cổ phần Công ty đang sở hữu tại CTCP Đầu tư Dịch vụ Thành Nam. Giá chuyển nhượng không thấp hơn giá trị sổ sách của công ty tại báo cáo tài chính gần nhất.
Đồng thời, HHS sẽ thoái toàn bộ 13,58 triệu cổ phần Công ty đang sở hữu tại CTCP Phát triển Dịch vụ Trường Giang.
Đối tượng nhận chuyển nhượng là các đối tác có năng lực tài chính, có văn hóa kinh doanh phù hợp với 2 công ty trên, đồng thời có thiện chí hợp tác cùng đầu tư, hỗ trợ đơn vị phát triển trong dài hạn. Thời gian thực hiện trong năm 2020.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020, tính tại thời điểm 30/6/2020, giá trị hợp lý của khoản đầu tư tại CTCP Đầu tư dịch vụ Thành Nam là hơn 293 tỷ đồng và tại CTCP Phát triển dịch vụ Trường Giang là 137,96 tỷ đồng.
Như vậy, với việc thoái vốn khỏi 2 công ty liên kết trên, Dịch vụ Hoàng Huy sẽ còn duy nhất 1 công ty liên kết là CTCP Tập đoàn bất động sản CRV với giá trị gốc 1.223,67 tỷ đồng và giá trị hợp lý là 1.308,81 tỷ đồng.
Đặc biệt, cũng trong quý II/2020, Dịch vụ Hoàng Huy đã ghi nhận lãi phát sinh từ công ty liên kết lên tới 85,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt 0,6 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần cùng kỳ, từ 41,7 tỷ đồng lên 126 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng từ 33,3 tỷ đồng lên 116,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên thị trường, đóng cửa phiên 13/10, cổ phiếu HHS tăng 1,2% lên mức 5.240 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 3,39 triệu đơn vị.
"Sóng" thoái vốn thường ngắn
Nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh nhờ yếu tố thoái vốn nhà nước, nhưng "sóng" này thường ngắn, nhà đầu tư ít kinh nghiệm đối mặt với rủi ro cao.
Sóng vẫn tiềm ẩn
Giá cổ phiếu tăng nhờ yếu thoái vốn nhà nước là có cơ sở vì nhiều doanh nghiệp thoái vốn trước đây đã có bước chuyển biến tốt về giá (VNM, FPT, VCG, DIG...) và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt.
Thời gian qua, nhất là trong tháng 8, một loạt cổ phiếu nằm trong danh sách thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ghi nhận tăng giá mạnh như VOC của Vocarimex, VNP của Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam, VEC của Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam, SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP, đặc biệt là mã AFX của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang.
Trước đó, cổ phiếu SAB của Sabeco tăng gần 50% trong tháng 7 sau khi có thông tin Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 36% vốn.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận định, trong thời gian tới, không chỉ sóng thoái vốn, mà khả năng sóng chuyển sàn (ACB, VIB, SHB, LPB...) và hoạt động chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp nhà nước cũng như hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) cũng sẽ diễn ra sôi động.
Trong khi đó, từ nay cuối năm, theo Quyết định 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, có 93 doanh nghiệp nằm trong trong danh mục này.
Số vốn IPO và phát hành riêng lẻ trong giai đoạn 2020 - 2021 được dự báo có thể lên tới 25 tỷ USD.
Bước qua rủi ro
Theo ông Bùi Văn Huy, nhà đầu tư cần chọn lựa những doanh nghiệp tiềm năng, có yếu tố cơ bản tốt để từ nền tảng sẵn có sẽ tiếp tục phát triển sau khi Nhà nước thoái vốn.
Nhà đầu tư cũng nên phân tích về cổ đông nhận thoái vốn trong những thương vụ lớn có thể đem lại giá trị cộng hưởng gì cho doanh nghiệp. Phần giá trị cộng hưởng này là một trong những yếu tố khiến giá cổ phiếu tăng.
Đồng thời, xác định tính khả thi của thương vụ thoái vốn và mức giá thoái vốn - một mức giá quan trọng để giá thị trường có thể vận động. Bên cạnh đó, tình hình thị trường chung có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thành công của các thương vụ và diễn biến giá cổ phiếu sau đó.
Năm 2020 có nhiều sóng, nhưng độ dài của các sóng khá ngắn, nên khi sóng thoái vốn thể hiện rõ thì cổ phiếu đang ở giai đoạn cao cào, khiến nhà đầu tư chậm chân gặp rủi ro cao.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cho rằng, thời gian các sóng ngắn nên dễ gây "chóng mặt" với những nhà đầu tư ít kinh nghiệm thực chiến.
Nhà đầu tư cần quan sát tín hiệu từ dòng tiền, bất cứ thông tin hỗ trợ nào cũng phải kích hoạt được dòng tiền thì giá cổ phiếu mới có thể tăng.
Nếu quá quan tâm đến thông tin hay các yếu tố khác mà thiếu dấu hiệu dòng tiền được kích hoạt thì nhà đầu tư vẫn có thể đối mặt với thua lỗ.
Trường hợp nương theo cổ phiếu thoái vốn nhưng vẫn theo hướng đầu tư giá trị, theo các chuyên gia, nhà đầu tư có thể chờ đợi các đợt điều chỉnh để tham gia ở vùng giá tốt hơn.
Lưu ý, khả năng sóng chung của thị trường vào cuối năm sẽ không mạnh như quý II và III, bởi khối ngoại vẫn có động thái bán ròng và các nhà đầu tư mới (F0) bắt đầu có dấu hiệu đuối sức.
Theo ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sacombank, không phải cổ phiếu nào có thông tin thoái vốn nhà nước cũng tạo sóng, thậm chí không ít doanh nghiệp trong lộ trình thoái vốn đã phải hoãn đi hoãn lại do chưa thể tìm được đối tác và giá cổ phiếu có diễn biến giảm.
"Nhà đầu tư không nên mua đuổi các cổ phiếu tăng nóng do những yếu tố nhất thời như vậy nhằm tránh rủi ro. Không loại trừ khả năng cổ phiếu bị lợi dụng yếu tố thoái vốn để đầu cơ trục lợi", ông Linh nói.
NDN báo lãi quý III tăng hơn 11 lần, đưa hơn 100 tỷ đồng vào sàn chứng khoán Kết quả kinh doanh quý III/2020 của CTCP Nhà Đà Nắng (NDN) tăng đột biến nhờ chuyển nhượng dự án. Ngoài ra, NDN cũng trở lại đầu tư hơn 100 tỷ vào cổ phiếu. Ảnh minh họa. Theo BCTC quý III công ty mẹ, NDN ghi nhận Doanh thu thuần tăng tới 117 lần lên 479,76 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó...