Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng lỗ thêm 6 tỷ đồng trong quý 2
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (HNX: MAS) lại ghi nhận thêm quý kinh doanh không mấy hiệu quả và phải chịu lỗ gần 6 tỷ đồng do COVID-19.
Cụ thể, trong quý 2, doanh thu thuần của MAS giảm đến 80% so cùng kỳ về còn hơn 13 tỷ đồng, giá vốn hàng bán chiếm tận 16 tỷ khiến Công ty báo lỗ gộp gần 3 tỷ đồng.
Dù cho các chi phí trong kỳ có tiết giảm nhưng MAS vẫn lỗ ròng gần 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi hơn 3 tỷ đồng.
Trong quý 1 vừa rồi, MAS cũng đã lỗ hơn 1 tỷ, đây là quý đầu tiên lỗ của Công ty kể từ khi niêm yết. Nguyên nhân lỗ trong quý 1 là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ngay từ cuối tháng 1.
Các dịch vụ cung ứng cho các chặng bay quốc tế đã bị hủy, doanh thu cung cấp suất ăn hàng không và các dịch vụ đi kèm suy giảm, việc thực hiện giãn cách xã hội cũng tác động đến lĩnh vực thương mại, taxi, đào tạo của Công ty.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của MAS giảm sâu 53% còn 57 tỷ đồng và lỗ ròng gần 7 tỷ đồng. Có thể thấy năm 2020 là năm cực kỳ khó khăn với MAS khi Công ty chưa hề đối mặt với các khoản lỗ trước đó. Năm 2020, MAS đặt kế hoạch cho lỗ ròng tối đa 11,7 tỷ đồng, doanh thu thuần đặt ra ở mức 135 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6, các khoản phải thu ngắn hạn của MAS tăng 20% so với hồi đầu năm, lên hơn 18 tỷ đồng. Trong đó, phải thu CTCP Hàng Không Tre Việt ( Bamboo Airways, BAV) hơn 5 tỷ đồng, tăng 67% so hồi đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng 8%, lên gần 74 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn, ghi nhận gần 60 tỷ đồng.
ĐHCĐ FLC: Chuẩn bị khánh thành khách sạn The Coastal Hill và tổ hợp FLC Sea Tower Quy Nhơn trong nửa cuối 2020
Sáng nay (9/6), ĐHCĐ thường niên của CTCP Tập đoàn FLC (FLC - sàn HOSE) đã diễn ra thành công với nhiều nội dung quan trọng được thông qua với tỷ lệ nhất trí cao.
Video đang HOT
Ban chủ tọa Đại hội đồng cổ đông thường niên Tập đoàn FLC năm 2020
Doanh thu, lợi nhuận 2019 tăng mạnh
Báo cáo trước cổ đông, Ban lãnh đạo FLC cho biết, năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn là một điểm sáng với toàn bộ 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu, lạm phát dưới 3%, đồng thời GDP thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, du lịch tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với với khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế và 90 triệu lượt khách nội địa (tăng 16% so với năm 2018).
Những yếu tố này góp phần mang lại một năm kinh doanh tương đối tích cực cho FLC trên cả ba lĩnh vực chính.
Trong đó, mảng bất động sản ghi nhận một năm sôi động với việc khởi công liên tiếp hàng loạt dự án quy mô tại nhiều tỉnh, thành như: FLC Quảng Ngãi, các dự án khu đô thị FLC La Vista Sadec (Đồng Tháp), FLC Legacy Kontum (Kon Tum), FLC Tropical City Ha Long (Quảng Ninh... Nhưng do có nhiều dự án mới đang trong giai đoạn triển khai xây dựng nên doanh thu từ bán hàng bất động sản chỉ chiếm tỷ trọng 14% tổng doanh thu.
Chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu doanh thu toàn Tập đoàn năm 2019, hoạt động kinh doanh hàng hóa, thiết bị, vật liệu xây dựng là lĩnh vực mang lại nguồn lợi nhuận ổn định, với 10.118 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2018.
Tuy nhiên, đà tăng trưởng ấn tượng nhất lại thuộc về mảng dịch vụ, với sự góp mặt của Bamboo Airways. Kết thúc năm 2019, hãng đã thực hiện hơn 20 nghìn chuyến bay an toàn, phục vụ gần 3 triệu lượt hành khách, nắm giữ 12,3% thị phần với tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ bình quân đạt mức 94 %, cao nhất toàn ngành.
Bamboo Airways cũng trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên khai thác máy bay thân rộng và là một trong những hãng hàng không được bình chọn có dịch vụ tốt nhất Việt Nam.
Bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC báo cáo tại đại hội
Nhờ sự đóng góp của hãng hàng không này, doanh thu dịch vụ toàn Tập đoàn đạt 3.647 tỷ đồng, chiếm 23% tổng doanh thu, tăng đến 729% so với năm 2018.
Kết thúc 2019, tổng doanh thu thuần của FLC đạt 15.780 tỉ đồng, tăng 35% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 696 tỉ đồng, tăng gần 48% so với năm 2018 và đạt 122% kế hoạch đề ra.
Đẩy mạnh thi công bất động sản, chuẩn bị khánh thành hai dự án lớn nửa cuối 2020
Kết quả kinh doanh rất tích cực trong 2019, nhưng đến 2020, đặc biệt quý I và II, Tập đoàn FLC lại là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh.
"Các lệnh/khuyến cáo hạn chế đi lại, cách ly... đã tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của FLC như du lịch nghỉ dưỡng, hàng không và bất động sản, khiến doanh thu và lợi nhuận từ các ngành này bị bị sụt giảm nghiêm trọng kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát", Ban Tổng giám đốc FLC cho biết.
Dù doanh thu giảm nhưng những doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn như FLC vẫn phải đối mặt với những chi phí lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn tỷ đồng để duy trì hoạt động như thuê (hoặc mua) máy bay, tiền thuê sân đỗ, tiền lương nhân công, chi phí bảo dưỡng, bảo trì, chi phí duy trì cảnh quan, thiết bị... để đảm bảo độ sẵn sàng khai thác sau khi dịch bệnh cơ bản đi qua.
Trước diễn biến này, Đại hội cổ đông Tập đoàn FLC đã thống nhất đặt chỉ tiêu tổng doanh thu năm 2020 đạt 12.500 tỷ đồng; tình trạng lợi nhuận âm dự kiến chỉ ghi nhận trong nửa đầu năm 2020 và sẽ phục hồi tích cực trong nửa cuối năm nay, sau khi tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cơ bản được kiểm soát.
Đến nay, liên tiếp các hoạt động kích cầu dịch vụ hàng không - du lịch - nghỉ dưỡng, bất động sản đang được FLC dồn lực triển khai mạnh mẽ và bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Đối với bất động sản, ngay từ đầu tháng 6, FLC đã đồng loạt đẩy mạnh tiến độ thi công tại các công trường xây dựng trên cả nước, từ Hạ Long (Quảng Ninh), Quy Nhơn (Bình Định), Kon Tum đến Sa Đéc (Đồng Tháp)...
Trong năm 2020, Tập đoàn dự kiến giới thiệu ra thị trường gần 20 dự án trọng điểm, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nhà ở đô thị và nghỉ dưỡng. Đồng thời, chuẩn bị khánh thành hai dự án quy mô tại Bình Định trước cuối năm nay: khách sạn The Coastal Hill, một trong những khách sạn lớn nhất Việt Nam và tổ hợp thương mại, căn hộ, khách sạn 5 sao FLC Sea Tower Quy Nhơn.
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng các cổ đông bỏ phiếu tại đại hội
Đối với hàng không, Bamboo Airways hiện đang có tỷ lệ khôi phục số chuyến bay so với cùng kỳ là 64%, cao nhất toàn ngành (tính từ 19/4-18/5, ngay sau thời kỳ giãn cách). Dự kiến trong tháng 6, hãng sẽ khai thác khoảng 140 chuyến bay/ngày, phủ kín mạng bay nội địa. Tỷ lệ bay đúng giờ và an toàn của Bamboo Airways vẫn đạt lần lượt 95% và 100%, tiếp tục dẫn đầu ngành hàng không những tháng đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, nhiều giải pháp kích cầu du lịch cũng đang được FLC triển khai đồng loạt trong hệ thống quần thể nghỉ dưỡng nhằm thu hút khách nội địa, song song với việc mở rộng phát triển mảng lữ hành, tăng cường khả năng chủ động các nguồn khách.
Để đáp ứng linh hoạt trong tình hình mới, quá trình tái cấu trúc nhân sự và ngành nghề kinh doanh sẽ được FLC thực hiện quyết liệt trong năm 2020, nhằm tinh gọn hệ thống, gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như tối ưu hiệu quả dòng tiền đầu tư vào các dự án trọng điểm, tạo đà bứt tốc cho mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong giai đoạn tới.
Ông Trịnh Văn Quyết bán 28 triệu cổ phiếu ROS, thu về hơn 100 tỷ đồng Tạm tính với mức giá ngày 21/5, ông Quyết đã thu về hơn 102 tỷ đồng cho hơn 28 triệu cổ phiếu ROS đã bán. Ông Trịnh Văn Quyết - một cổ đông lớn của CTCP Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) vừa có báo cáo đã bán ra 28,2 triệu cổ phiếu ROS trong ngày 21/5. Sau giao dịch, ông Quyết giảm...