Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS): Lãi sau thuế quý III giảm gần 10%, đạt hơn 114 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC, HoSE: SCS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, dù doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý III của SCSC đều sụt giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước nhưng so với quý II năm nay, các chỉ số tài chính đã có sự tăng trưởng nhẹ.
Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn: Lãi sau thuế quý III giảm gần 10%, đạt hơn 114 tỷ đồng
Doanh thu của SCSC đạt hơn 167 tỷ đồng trong quý III/2020, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2019. Dù giá vốn hàng bán chỉ giảm nhẹ 3% nhưng biên lãi gộp của SCSC vẫn duy trì ở mức 78%, không có nhiều biến động so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp quý III/2020 đạt hơn 130 tỷ đồng (giảm 12% so với quý III/2019).
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 7,8 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lãi tiền cho vay. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế quý III của SCSC đạt hơn 114 tỷ đồng, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Dù doanh thu và lợi nhuận trong quý III của SCSC đều sụt giảm quanh mức 10% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng so với quý II/2020 thì các chỉ số tài chính đã có phần nhích nhẹ, kỳ vọng cho việc lấy lại đà tăng trưởng trong quý IV.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của SCSC lần lượt đạt hơn 495 tỷ đồng và hơn 335 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 9% và hơn 8% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Như vậy, SCSC đã hoàn thành 75% kế hoạch về doanh thu và 80% kế hoạch về lợi nhuận. Nếu hoạt động kinh doanh của SCSC trong quý IV tới đây vẫn duy trì được như trong kỳ vừa qua thì công ty này có thể kỳ vọng hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.
Về cơ cấu tài sản, tổng tài sản của SCSC tại thời điểm kết quý III/2020 tăng nhẹ 6% so với đầu năm, đạt giá trị 1.141 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng hơn 24%, lên gần 517 tỷ đồng.
Trong quý III, SCSC đã thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông, ghi nhận trong báo cáo tài chính khoản mục cổ tức đã trả cho chủ sở hữu là hơn 253 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ chi trả cổ tức, tổng nợ phải trả của SCSC tại thời điểm chốt quý III giảm hơn 75% so với thời điểm chốt quý II, ghi nhận 84,5 tỷ đồng. So với đầu năm 2020, con số này đã tăng hơn 22%.
Vừa qua, HĐQT SCSC đã thông qua việc bổ nhiệm nhân sự là ông Mai Xuân Cảnh vào vị trí thành viên HĐQT thay cho ông Phạm Bích Vượng. Đồng thời, ông Mai Xuân Cảnh cũng là người đại diện cho phần vốn của Quân chủng Phòng không Không quân – Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41 tại SCSC.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn được thành lập năm 2008, chính thức giao dịch trên sàn UPCoM vào năm 2017 với giá tham chiếu là 52.000 đồng/ cổ phiếu. Năm 2018, cổ phiếu SCS hủy giao dịch trên sàn UPCoM và chuyển sang sàn HoSE với giá tham chiếu là 174.105 đồng/cổ phiếu. SCSC chủ yếu cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa quốc tế, hàng hóa nội địa, dịch vụ kho lạnh, cho thuê sân đậu.
Ba cổ đông lớn của SCSC hiện là Công ty Cổ phần Gemadept với tỷ lệ nắm giữ là 36,73%, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nắm giữ 14,94% và PYN Elite Fund nắm giữ 6,12%.
Vừa lên sàn, SaigonBank báo lãi quý 3 lao dốc, cho vay tăng trưởng âm, nợ xấu tăng
SaigonBank chỉ ghi nhận vỏn vẹn 45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2020. Tăng trưởng cho vay khách hàng âm hơn 3%, nợ xấu tăng lên 2,14%.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, SGB) công bố báo cáo hợp nhất quý 3/2020 với thu nhập lãi thuần đạt gần 135 tỷ đồng, giảm gần 36% so cùng kỳ.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng giảm 11% về còn hơn 10 tỷ đồng. Thêm vào đó, kỳ này không phát sinh thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.
Ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối mang về gần 6 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ; đồng thời hoạt động khác cũng ghi lãi 33 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ.
Sau khi trừ 111,5 tỷ chi phí hoạt động như cùng kỳ, SaigonBank lãi thuần gần 73 tỷ đồng, vẫn giảm 49% so cùng kỳ.
Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại tăng gấp đôi lên gần 21 tỷ đồng. Do đó, sau cùng SaigonBank chỉ ghi nhận vỏn vẹn 45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 65% so cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, mặc dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh gần phân nửa xuống 27 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của SaigonBank vẫn giảm 26% về còn 145,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản có của SaigonBank giảm gần 100 tỷ về mức 22.700 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 14.092 tỷ đồng, giảm hơn 3,19% so đầu kỳ. Tiền gửi của khách hàng vẫn tăng 13,24%.
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của SaigonBank tăng 6,7% lên 301 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,94% của đầu kỳ lên 2,14%.
308 triệu cổ phiếu SGB của SaigonBank vừa lên sàn UPCoM vào ngày 15/10/2020 với giá tham chiếu 25,800 đồng/cp. Tuy nhiên đến nay, cổ phiếu SGB đã lao dốc 48% xuống mức 13.400 đồng/cp trong phiên sáng 20/10.
Như vậy, SGB chính thức là ngân hàng thứ 3 giao dịch trên sàn UPCoM, sau Ngân hàng Bản Việt (09/07) và Ngân hàng Nam Á (09/10).
Phó Tổng giám đốc LienVietPostBank: LPB dự kiến chào sàn HoSE đầu tháng 11 Giá tham chiếu chào sàn HoSE xác định bằng bình quân 20 phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM. Ngân hàng chưa tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài cho phương án phát hành tăng vốn. Bên lề sự kiện ra mắt ứng dụng ngân hàng số LienViet 24h, bà Nguyễn Ánh Vân, Phó Tổng giám đốc LienVietPostBank (UPCoM: LPB) chia sẻ...