Dịch vụ chuyển mạch tài chính tăng thêm áp lực cạnh tranh khi mở cửa thị trường
Một trong những điểm mới của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đó là lần đầu Chính phủ đã cho phép mở cửa thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử cạnh tranh.
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 149/QĐ-CP (gọi tắt là Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia). Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.
Một trong những điểm mới của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đó là, lần đầu Chính phủ đã cho phép mở cửa thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử cạnh tranh.
Một trong những điểm mới của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đó là, lần đầu Chính phủ đã cho phép mở cửa thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử cạnh tranh. (Ảnh minh họa: Internet)
Cụ thể, một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Chiến lược đề ra đó là “Hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện”.
Trong đó, đặt ra những nhiệm vụ rất cụ thể là: “Nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp”.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, việc nhà nước cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp được phép tham gia cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử sẽ hướng tới thị trường cạnh tranh, chất lượng dịch vụ nâng lên, phí giao dịch ngày càng giảm. Không lâu nữa sẽ có thêm các doanh nghiệp lớn như các công ty Fintech có tiềm lực, doanh nghiệp viễn thông, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc có thêm những doanh nghiệp mới tham gia thị trường sẽ tạo nên một sân chơi cạnh tranh khiến mặt bằng phí rẻ hơn, tiện ích đa dạng hơn, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa không dùng tiền mặt.
“Lần đầu tiên, Chính phủ cho phép mở cửa trong lĩnh vực cung cấp hạ tầng thanh toán. Quyết định này sẽ là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế không tiền mặt tại Việt Nam”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Trước đó, tại Hội thảo lấy ý kiến thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và VCCI tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo Vụ Thanh toán NHNN cho biết, việc thiết lập và điều chỉnh hạn mức bù trừ điện tử, ký quỹ để thiết lập hạn mức, xử lý giao dịch qua thanh toán hệ thống bù trừ điện tử, quy định về quyết toán và các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo thanh khoản trong hệ thống bù trừ điện tử là một quy định hết sức quan trọng.
Theo đó, hệ thống bù trừ điện tử là hạ tầng để các tổ chức trung gian thanh toán, ngân hàng kết nối vào trong cùng một hệ thống. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống bù trừ điện tử, nếu một ví điện tử phát triển dịch vụ với bao nhiêu ngân hàng thì phải đi làm việc để kết nối với từng ngân hàng một.
Video đang HOT
Ví dụ, ví điện tử kết nối với 15 ngân hàng thì phải đàm phán để kết nối riêng với 15 ngân hàng, ngược lại một ngân hàng kết nối với bao nhiêu ví điện tử cũng vậy. Điều này gây khó khăn cho các ví điện tử khi triển khai dịch vụ. Nếu có một cổng bù trừ điện tử là dịch vụ công của nhà nước thì ví điện tử chỉ cần kết nối vào cổng bù trừ điện tử là có thể kết nối với các ngân hàng đã kết nối vào cổng đó. Cổng bù trừ điện tử giống như một trung tâm dịch vụ chuyển mạch, các nước có một cổng duy nhất để các ví điện tử và ngân hàng kết nối với nhau.
“Không có nước nào mà ví điện tử và ngân hàng kết nối với nhau như mạng nhện, việc Việt Nam xây dựng cổng bù trừ điện tử là để xóa bỏ những mạng nhện này”, lãnh đạo Vụ Thanh toán phát biểu.
Theo báo cáo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, trên thế giới việc triển khai hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ (hệ thống ACH) đã trở thành một phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng thanh toán của bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam việc triển khai hệ thống ACH đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Nghiên cứu thông lệ quốc tế cho thấy, các giao dịch thanh toán qua hệ thống tự động ACH thường là các giao dịch nhỏ lẻ, giá trị thấp, có khối lượng lớn được xử lý 24/7/365, phương thức xử lý về cơ bản được thực hiện tương tự như dịch vụ bù trừ điện tử, chuyển mạch tài chính.
Hiện tại chỉ có Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam ( NAPAS) là công ty duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, làm trung gian kết nối các ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp, tổ chức tài chính được cấp phép thì thị trường sẽ có thêm nhiều đối thủ nặng ký.
Công ty CP Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) với Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink để xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Đến thời điểm này, NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam.
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
- Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030;
- Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành;
- Ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và đại lý ngân hàng; ngoại trừ điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội); 25% – 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng;
- Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% -25% hàng năm; Ít nhất 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng…
Anh Đức
Theo ictnews.vietnamnet.vn
Sẽ có thêm doanh nghiệp được tham gia dịch vụ chuyển mạch
Tới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ cấp phép thêm cho một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển mạch, bù trừ điện tử, nhằm tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống máy ATM hiện được lắp đặt chủ yếu ở khu vực thành phố, thiếu vắng ở nông thôn. Ảnh: Đức Thanh
Cho phép thêm tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính
Trong Quyết định 149/QĐ-TTg về Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 vừa được Thủ tướng ban hành, điểm đáng chú ý là sẽ cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện được cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân, doanh nghiệp.
Việc có thêm tân binh tham gia thị trường sẽ tạo nên một sân chơi cạnh tranh, khiến mặt bằng phí rẻ hơn, tiện ích đa dạng hơn, từ đó, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa không dùng tiền mặt. Thực tế cho thấy, thị trường mỗi khi có sự cạnh tranh, người tiêu dùng đều hưởng lợi.
Còn nhớ cách đây khoảng 15 năm, thẻ ATM của ngân hàng nào chỉ được sử dụng ở ATM của ngân hàng đó, gây bất tiện và tốn kém cho người dùng. Đến năm 2004, liên minh thẻ đầu tiên BanknetVN ra đời với 8 thành viên sáng lập. Ba năm sau, một liên minh thẻ khác - Smartlink - ra đời. Cả hai liên minh thẻ này đều làm nhiệm vụ chuyển mạch kết nối dùng chung, kết nối các ngân hàng thành viên.
Đến năm 2014, hai liên minh thẻ này sáp nhập, hệ thống chuyển mạch thẻ của cả quốc gia được thống nhất và sau đó đổi tên thành Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS). Từ đây, NAPAS trở thành doanh nghiệp độc quyền cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính trên thị trường cho các ngân hàng.
Sau khi ra đời, NAPAS đã thúc đẩy hệ thống thanh toán quốc gia tăng mạnh. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng số lượng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS tăng gấp 21,5 lần. Hệ thống NAPAS đang xử lý 2,3 triệu giao dịch/ngày, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015. Cơ cấu giao dịch cũng có sự dịch chuyển từ chuyển mạch ATM sang chuyển mạch thanh toán liên ngân hàng, chứng tỏ người dân đang có xu hướng dịch chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Mặc dù vậy, theo phân tích của lãnh đạo Viettel, hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam hiện mới đáp ứng được một phần nhu cầu thanh toán bán lẻ của người dân khu vực thành thị, còn với khu vực nông thôn thì hầu như chưa có gì.
VNPT và Viettel đều hoàn toàn đủ lực xây dựng hệ thống bù trừ tài chính, chuyển mạch điện tử phục vụ thị trường trong nước, với lợi thế hạ tầng viễn thông, công nghệ sẵn có.
Xét trên toàn thị trường, dù thanh toán trực tuyến tăng nhanh, song tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc IDG Việt Nam và ASEAN cho biết, tỷ lệ thanh toán tiền mặt ở Việt Nam lên tới gần 80%, tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt chỉ hơn 20%. Trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán thẻ vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, hình thức thanh toán qua QR Code, ví điện tử còn thấp trong khi đây đang là xu hướng mới.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, hiện hạ tầng thanh toán nước ta phân bố chưa đồng bộ, hệ thống máy ATM, POS được lắp đặt chủ yếu ở khu vực thành phố, tập trung ở các siêu thị, thiếu vắng ở nông thôn. Hệ thống chuyển mạch chỉ mới kết nối được mạng lưới ATM, POS..., chưa liên thông được các phương tiện thanh toán mới. Các loại phí chuyển mạch còn cao, kết nối dịch vụ công còn yếu, doanh thu NAPAS thu về từ dịch vụ rút tiền từ thẻ ATM còn lớn...
Cơ hội giảm phí, tăng tiện ích
Một doanh nghiệp cho rằng, trên thực tế, không có vùng cấm cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử. Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt và thông tư hướng dẫn quy định, doanh nghiệp đủ điều kiện (có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện về nhân sự, hạ tầng công nghệ...) có thể nộp đơn đề nghị NHNN cấp phép hoạt động dịch vụ này.
NHNN đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 101. Theo đó, để được tham gia lĩnh vực chuyển mạch, bù trừ điện tử, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng, phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan...
Được biết, VNPT, Viettel và một doanh nghiệp khác đang kiến nghị được NHNN tham gia lĩnh vực này.
Trên thế giới, mô hình chuyển mạch cũng rất khác nhau: có nước chỉ có một doanh nghiệp chuyển mạch quốc gia, song cũng có nước có trên 10 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển mạch.
Không nên lập quá nhiều doanh nghiệp chuyển mạch
Cấp thêm giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển mạch, bù trừ điện tử nằm trong cam kết mở cửa của Việt Nam. Tuy nhiên, việc cấp thêm giấy phép cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển mạch (dù trong hay ngoài nước) đều phải trên cơ sở đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh toán và không nên lập quá nhiều doanh nghiệp chuyển mạch để tránh lãnh phí.
-TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng
Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp công nghệ cho biết, có một hệ thống chuyển mạch đủ tốt, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, kết nối được đa kênh là tốt nhất, song thực tế, Việt Nam chưa có hệ thống chuyển mạch đủ tốt. "Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đưa tài chính toàn diện phủ sóng đến tận vùng sâu, vùng xa, phải thông qua mạng lưới hệ thống ngân hàng đại lý, fintech, mobile money, ví điện tử, các kênh thanh toán hiện đại khác, chứ không chỉ ngân hàng. Với các kênh thanh toán mới này, các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ sẽ có lợi thế chuyển mạch hơn NAPAS", vị này cho biết.
Cách mạng 4.0 khiến các loại hình thanh toán mới xuất hiện ngày càng nhiều hơn, thói quen người tiêu dùng vì thế thay đổi nhanh chóng, song cũng đòi hỏi cao hơn, đặc biệt về tốc độ giao dịch và phí. Nếu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển mạch vẫn chậm đổi mới, thanh toán không dùng tiền mặt khó có sự đột phá.
Một chuyên gia tài chính cho rằng, NHNN nên sớm cấp phép cho các doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường chuyển mạch, bù trừ điện tử để thúc đẩy các loại hình thanh toán mới, đẩy nhanh tài chính toàn diện, giảm phí cho người dùng. Còn NAPAS, bên cạnh tiếp tục thế mạnh hiện tại, cần tập trung kết nối thông suốt dịch vụ công cấp độ 4 (thanh toán) và kết nối quốc tế.
"Theo tôi, nếu chỉ dựa vào hệ thống chuyển mạch và hệ thống ngân hàng truyền thống thì rất khó để giảm phí, tăng tốc độ xử lý giao dịch, đẩy nhanh phổ cập tài chính toàn diện đến tận vùng sâu, vùng xa. Nếu lo ngại về tính an ninh, an toàn, cơ quan quản lý nên cho các doanh nghiệp chuyển mạch mới hoạt động trong môi trường sandbox để kiểm soát", chuyên gia này nói.
Thùy Liên
Theo Baodautu.vn
Miễn, giảm phí dịch vụ từ 25/2: NAPAS có thể giảm ít nhất 15% doanh thu Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, từ ngày 25/02, NAPAS sẽ triển khai chương trình miễn, giảm phí dịch vụ cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, NAPAS sẽ miễn phí chuyển mạch đối với các giao dịch thanh toán trực truyến (online) gồm các giao dịch thanh toán dịch vụ công thực hiện trên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'
Trắc nghiệm
00:38:51 08/04/2025
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"
Tin nổi bật
00:15:16 08/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc
Thế giới
00:13:09 08/04/2025
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật
00:00:00 08/04/2025
Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê
Netizen
23:42:03 07/04/2025
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót
Phim châu á
23:15:47 07/04/2025
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc
Góc tâm tình
23:13:04 07/04/2025
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán
Tv show
23:08:23 07/04/2025
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể
Sức khỏe
23:07:14 07/04/2025
Tự Long xúc động nhớ về tình bạn bên Xuân Bắc, Lý Hùng U60 vẫn xăm lông mày
Sao việt
22:59:07 07/04/2025