Dịch vụ cho thuê quý ông làm người hầu hạ
Dịch vụ độc đáo này đang được rất nhiều người quan tâm.
Với khẩu hiệu “Một người đàn ông, nhưng mọi thứ tốt hơn”, dịch vụ có tên Manservants vừa được thành lập ở San Francisco nước Mỹ bởi hai nhà sáng lập Josephine Wai Lin và Dala Khajak.
Theo quảng bá, dịch vụ cho thuê đàn ông làm “người hầu” sẽ mang đến cho các quý bà, quý cô và các quý ông đồng tính một người đàn ông điển trai, có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn như pha đồ uống, xoa bóp, trò chuyện, lái xe, cùng đi xem phim….
Những “người hầu” trong dịch vụ Manservants đều được cam kết là đẹp trai như tài tử và ăn mặc lịch lãm, thời trang, hành động lịch thiệp, làm việc như vệ sỹ, sẵn sàng bảo vệ chủ nhân trước mọi tình huống.
Thậm chí “người hầu” sẽ được đặt tên mới tùy ý của người dung dịch vụ, ví dụ như Brad Pitt, Justin Bieber hay Orlando Bloom…Chưa hết, người dùng dịch vụ có thể yêu cầu “người hầu” mặc bất kỳ trang phục nào mà họ yêu thích.
Điều duy nhất bị cấm trong hợp đồng là: “Sẽ không có ảnh khỏa thân hay bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào,” ông Dala Khajak cho biết.
Giá dịch vụ này tăng theo khả năng và nhu cầu người cho thuê. Trung bình một giờ là 80 đô Mỹ và 300 đô một ngày.
Video đang HOT
Một số hình ảnh của dịch vụ độc đáo gây chú ý:
Người thuê dịch vụ có thể làm bất kỳ điều gì thích trừ việc giao dịch tình dục
Những người hầu đều là những đàn ông điển trai và lịch thiệp
Họ sẽ giúp mua vui lành mạnh trong thời gian cam kết
Theo Vietbao
Năm hệ thống vũ khí của Ấn Độ mà Trung Quốc e ngại
Mới đây, tạp chí "National Interest" có trụ sở ở Washington đã đăng bài viết của Kyle Mizokami - chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực quốc phòng ở San Francisco (Mỹ) - về 5 hệ thống vũ khí hiện đại của quân đội Ấn Độ có thể là mối đe dọa đối với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trên chiến trường.
Tàu sân bay IND Vikramaditya.
Một là, tàu sân bay IND Vikramaditya mua của cường quốc vũ khí Nga. Hàng không mẫu hạm Vikramaditya được đưa vào phục vụ hải quân Ấn Độ từ năm 2013 và hiện là hàng không mẫu hạm mới nhất và hùng mạnh nhất của hải quân Ấn Độ. Theo ước tính, tàu sân bay IND Vikramaditya mang theo khoảng 30 máy bay chiến đấu loại MiG-29K và 12 máy bay trực thăng phục vụ các hoạt động chiến đấu.
Hàng không mẫu hạm này sẽ giúp hải quân Ấn Độ gia tăng phạm vi hoạt động của hạm đội tàu chiến. Kyle Mizokami nhận định: "Nếu Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra giao tranh, cuộc chiến thực sự sẽ là cuộc chiến trên biển. Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ của nước ngoài, 2/3 trong số đó phải đi qua Ấn Độ Dương". Theo "Wantchinatimes", hải quân Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm tác chiến với tàu sân bay hơn Trung Quốc vì họ bắt đầu vận hành chiếc tàu sân bay đầu tiên từ năm 1961.
Hai là, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, được gọi là FGFA. Đây là loại chiến đấu cơ với thiết kế dành riêng cho lực lượng không quân Ấn Độ, dựa trên chương trình máy bay chiến đấu PAK-FA của Nga. FGFA cho phép không quân Ấn Độ cạnh tranh với chiến đấu cơ F-22 của Mỹ và máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm của Trung Quốc là J-20. Nó sẽ cho phép Ấn Độ trở thành đối thủ cân tài cân sức với không lực Trung Quốc trong tương lai.
Ba là, tên lửa chống hạm Brahmos. Với tốc độ siêu thanh lên tới mức Mach 3, tên lửa Brahmos là mối đe dọa đáng kể đối với PLA. Chuyên gia Kyle Mizokami nhấn mạnh rằng loại tên lửa chống hạm này có tốc độ quá nhanh, khó có thể đối phó. Theo chuyên gia này, nếu tên lửa Brahmos được sử dụng thì hệ thống phòng không Trung Quốc, cả trên mặt đất và trên biển, chỉ có vài giây để phản ứng.
Bốn là, tàu khu trục lớp Kolkata. Ông Kyle Mizokami nói rằng tàu khu trục lớp Kolakta cung cấp khả năng phòng không cho các tàu như tàu sân bay IND Vikramaditya. Theo chuyên gia này, Trung Quốc cần phải nhận thức được điều quan trọng là tàu khu trục lớp Kolkata của Ấn Độ được trang bị tới 16 tên lửa Brahmos.
Năm là, tàu ngầm lớp Arihant mang tên lửa đạn đạo. Theo chuyên gia Kyle Mizokami, loại tàu ngầm hạt nhân này không chỉ là mối đe dọa đối với các tàu chiến của PLA đang hoạt động ở các vùng biển xa đất liền mà nó còn là mối đe dọa đối với các mục tiêu ở trên đất liền của Trung Quốc. Với tầm bắn 3.500km, loại tàu ngầm được trang bị tới 12 tên lửa K-15 này có thể tấn công tới tận thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc khi được phóng từ các vùng biển của Ấn Độ.
Theo Lao động
Hành trình 6 tháng bè tre Việt Nam vượt Thái Bình Dương Hơn 20 năm trước, một chiếc bè tre của Việt Nam được đóng tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã cùng các nhà thám hiểm nước ngoài vượt 5.500 dặm qua Thái Bình Dương. Hành trình kéo dài hơn 6 tháng trên biển cho thấy sức mạnh vươn ra biển lớn của ngư dân Việt Nam. Người Việt Nam duy nhất cùng tham gia...