Dịch virus corona sẽ tác động thế nào tới lạm phát?
Sự lây lan của dịch virus corona có thể khiến giá dầu giảm trong thời gian tới, khiến lạm phát tăng thấp hơn trong tháng 2/2020. Với việc virus corona gây ra tác động kinh tế tiêu cực cho Việt Nam, NHNN khả năng sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thận trọng cùng với mở rộng tài khóa nhằm giảm thiểu rủi ro đối với nền kinh tế.
Công ty chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo cập nhật tình hình lạm phát tháng 1 và đưa ra dự báo trong những tháng tới.
Cụ thể, lạm phát đã đạt đỉnh 7 năm trong tháng Tết khi chỉ số lạm phát chung của Việt Nam tăng 6,43% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 5,23% cùng kỳ trong tháng 12/2019.
Mức tăng cao của chỉ số giá tiêu dùng chủ yếu do sự gia tăng của giá thực phẩm và giao thông, gắn với nhu cầu về ăn uống và đi lại gia tăng trong dịp lễ Tết. Chỉ số lạm phát lõi, sau khi loại trừ giá hàng hóa được kiểm soát và biến động của nhóm thực phẩm và giao thông, tăng 0,76% so với tháng trước và tăng 3,25% so với cùng kỳ (lần lượt cao hơn mức tăng 0,68% và 2,78% trong tháng 12/2019).
Giá thực phẩm tăng cao tiếp tục gây áp lực lên lạm phát. Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng từ mức 9,17% so với cùng kỳ trong tháng trước lên 10,93% trong tháng 01/2020, mặc dù mức tăng theo tháng có phần chững lại (tăng 2,29% trong tháng 1 so với tăng 3,42% trong tháng 12) do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi lên giá thịt lợn.
Video đang HOT
Chỉ số giá nhóm hàng giao thông cũng tăng từ mức 3,51% so với cùng kỳ trong tháng trước lên 7,49% trong tháng 01/2020. Điều này phản ánh mức tăng của giá dầu thế giới dẫn đến mức tăng cao của mặt hàng xăng dầu trong nước. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng bình quân tăng 18,7% so với cùng kỳ trong tháng 01/2020.
Giá dầu giảm do lo ngại về nhu cầu đến từ dịch bệnh corona. Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và tiêu thụ các mặt hàng dầu lớn thứ hai thế giới.
“Chúng tôi cho rằng sự lây lan của dịch virus corona (2019-nCoV) sẽ khiến giá dầu giảm trong thời gian tới. Do đó, chúng tôi kỳ vọng lạm phát giá giao thông sẽ đảo chiều, dẫn đến mức tăng thấp hơn của lạm phát chung trong tháng 2/2020″, nhóm phân tích nhận định.
Trong khi đó, giá thịt lợn kỳ vọng đã đạt đỉnh và giảm dần. Giá lợn hơi tăng cao trong Quý 4/2019 nhưng đã bắt đầu giảm từ giữa tháng 1 sau các biện pháp bình ổn giá cả của Chính phủ. Cụ thể, giá lợn hơi giảm khoảng 6-10% đầu tháng 2 so với mức đỉnh là 90.000 đồng/kg vào giữa tháng 1. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dịch tả lợn Châu Phi được kỳ vọng sẽ chấm dứt trong nửa đầu năm nay. Do đó, lạm phát giá thực phẩm sẽ hạ nhiệt từ Quý 2/2020.
Nhìn chung, lạm phát năm 2020 vẫn đang được kiểm soát. Dựa trên diễn biến gần đây của giá dầu và giá thịt lợn, VNDirect kỳ vọng lạm phát sẽ giảm trong các tháng tới. Theo đó, dự báo lạm phát bình quân ở mức 3,2% trong năm nay trên cơ sở 1) kỳ vọng giảm giá mặt hàng thực phẩm và giao thông trong thời gian tới; và 2) việc điều chỉnh phù hợp của Chính phủ đối với nhóm hàng có kiểm soát.
“Chúng tôi cho rằng dịch virus corona có thể gây ra tác động kinh tế tiêu cực cho Việt Nam. Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thận trọng cùng với mở rộng tài khóa nhằm giảm thiểu rủi ro đối với nền kinh tế”, VNDirect cho biết.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2019 tăng cao nhất trong 9 năm vì thịt lợn
Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung thịt lợn giảm làm giá thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao. Tuy nhiên, tính bình quân 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2018, là mức tăng bình quân 11 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 tăng 0,96% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 trong 9 năm trở lại đây.
Trong mức tăng 0,96% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2019 so với tháng trước có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 2,74%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,13%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,04%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.
Hai nhóm có chỉ số giá giảm là: Giao thông giảm 0,73% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 31/10/2019 và điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 15/11/2019 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 1,7%; Bưu chính viễn thông giảm 0,09%.
CPI bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CPI tháng 11/2019 tăng 3,78% so với tháng 12/2018 và tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 11/2019 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 1,94% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
T.Công
Theo Trí thức trẻ
HoREA kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ doanh nghiệp địa ốc trong dịch corona Hiệp hội đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch nCoV, về việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế... Mới đây, Hiệp hội bất...