Dịch virus Corona làm giá thanh long Việt Nam 10 phần “teo” mất 9
Những ngày đầu năm, do ảnh hưởng của dịch vi-rút Corona, người trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Long An đang “đứng ngồi không yên” khi mức giá thanh long tuột dốc không phanh, thương lái ngưng thu mua.
Ảnh hưởng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona
Đến nay, toàn tỉnh Long An có 11.836ha thanh long, đạt 110% kế hoạch (10.800ha), bằng 105% so cùng kỳ năm 2019, trong đó, diện tích cho trái khoảng 10.281ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Tân Trụ. Hiện tình hình tiêu thụ thanh long gặp nhiều khó khăn, phần lớn các cơ sở thu gom, kho thanh long trên địa bàn tỉnh không thu mua thanh long hoặc thu mua với giá thấp.
Nông dân gặp khó khi thanh long rớt giá.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, nguyên nhân thanh long giảm giá: Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc nên phía Trung Quốc đã thông báo lùi thời gian mở cửa các chợ, cửa khẩu ở các tỉnh phía Bắc; người dân Trung Quốc lo ngại dịch viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi-rút Corona gây ra nên rất hạn chế đi mua sắm đã làm cho việc tiêu thụ thanh long bị giảm; một số đối tác Trung Quốc thu mua thanh long nhiều bán ra chậm nên không nhận hàng, làm tồn đọng thanh long trong kho;…
Các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long thường không ký hợp đồng mua bán với các đối tác Trung Quốc nên khi đầu ra không ổn định bị thiệt hại.
Theo Giám đốc Sở Công Thương – Lê Minh Đức, do tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc nên một số khách hàng Trung Quốc đã hủy đơn hàng mua thanh long ruột đỏ của Hiệp hội Thanh long Long An. Hiện thanh long đang vào đợt thu hoạch, khoảng 20.000 tấn, cộng với lượng tồn kho không mua vào, giá thanh long thấp (các kho phát giá 4.000-5.000 đồng/kg), nhà vườn gặp khó khăn.
Video đang HOT
Hiện Trung Quốc đóng giao dịch tại các cửa khẩu biên giới nên tình hình tiêu thụ thanh long của Long An và các tỉnh rất khó khăn. Nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ thanh long của tỉnh, Sở Công Thương Long An kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ thanh long của tỉnh Long An nói riêng và các tỉnh có thanh long nói chung.
Nông dân gặp khó
Theo ghi nhận của phóng viên tại huyện Châu Thành, Tân Trụ vào những ngày sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, giá thanh long ruột đỏ giảm thê thảm vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona gây ra.
Theo đó, giá thanh long ruột đỏ đang từ 30.000-35.000 đồng/kg giảm mạnh chỉ còn 3.000-5.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều kho đóng cửa, thương lái không thu mua thanh long như các năm trước.
Vườn thanh long ruột đỏ khoảng 5 tấn của ông Nguyễn Văn Be, ngụ xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, sắp thu hoạch. Thương lái đã đặt cọc mua toàn bộ số thanh long này với giá 30.000 đồng/kg từ trước tết. Tuy nhiên, vào sáng mùng 6 tết, thông tin việc đóng cửa khẩu xuất hàng hóa qua Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thanh long, nhất là thanh long ruột đỏ.
Ông Be cho biết, thương lái chấp nhận bỏ cọc hoặc thương lượng mua với giá khoảng 5.000-10.000 đồng/kg.
Đây cũng là tình trạng chung đang diễn ra tại các hộ trồng thanh long trên địa bàn tỉnh những ngày đầu xuân. Theo đó, đối với các nhà vườn mà thương lái đã đặt mua trước tết thì sẽ hỗ trợ thu mua cho nông dân với giá 5.000 đồng/kg (giảm 25.000 đồng/kg so với giá mà các bên đã thỏa thuận trước tết) nhằm hỗ trợ một phần tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điện xông thanh long.
Nếu người dân không đồng ý, thương lái chấp nhận mất tiền cọc và từ chối thu mua. Còn đối với các vườn thanh long đang chín nhưng chưa đặt cọc thì không có thương lái nào chào mua.
Anh Mai Văn Một, ngụ xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, chia sẻ: “Thanh long ruột đỏ thì hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thanh long cũng đã nhiều lần rớt giá, nhưng đây là lần đầu tiên thanh long rớt giá và không được thu mua vào dịp Tết Nguyên đán. Hiện 3.000m2 thanh long của tôi chuẩn bị thu hoạch, ước lượng khoảng trên 3 tấn nhưng không có thương lái nào thu mua. Ở địa phương cũng có rất nhiều người trồng thanh long gặp hoàn cảnh giống tôi”.
“Vẫn biết điệp khúc “được mùa, mất giá” thường diễn ra với nông sản nói chung và thanh long nói riêng và làm ăn với các thương lái Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay hầu hết thanh long (nhất là thanh long ruột đỏ) đều xuất sang thị trường Trung Quốc.
Với tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona như hiện nay, người trồng thanh long không khỏi âu lo. Thậm chí, cho dù dịch bệnh sớm được kiểm soát, cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc được thông quan thì nỗi lo “mất giá” vẫn canh cánh với người dân trồng thanh long.
Vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona cũng là cái cớ để thương lái bắt tay “ép giá” các nhà vườn trồng thanh long” – anh Một nói thêm./
Theo Lê Đức (Báo Long An)
Bệnh viện dã chiến của Hà Nội khi nào được 'kích hoạt'?
Khi ở cấp độ có 1.000 người bị lây nhiễm virus corona trong cộng đồng thì bệnh viện dã chiến sẽ được huy động.
Trao đổi với báo chí về việc chuẩn bị bệnh viện dã chiến để sẵn sàng ứng phó khi dịch virus corona bùng phát, Chủ nhiệm Quân y Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đại tá Nguyễn Viết Thắng cho biết, khi cấp độ 1.000 người bị lây nhiễm trong cộng đồng thì sẽ huy động bệnh viện dã chiến.
Chủ nhiệm Quân y Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đại tá Nguyễn Viết Thắng
Ông thông tin, bệnh viện dã chiến của TP Hà Nội trong phòng chống dịch đã được tổ chức từ năm 2005 để diễn tập đáp ứng phòng chống dịch cúm ở người được tổ chức ở Kiến Hưng (Hà Đông).
"Bệnh viện dã chiến được tổ chức từ các khoa khám bệnh, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, khoa nội, khoa dược của các bệnh viện khu vực, bệnh viện dã chiến, đội điều trị số 2... thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch", Đại tá Thắng cho biết.
Ông cho biết, quy mô bệnh viện gồm 120 cán bộ công nhân viên với 150 giường bệnh. Tuỳ vào địa điểm tổ chức để làm sao cho phù hợp, có thể tận dụng trường học hoặc nhà bạt đóng ở ngoài để tổ chức triển khai.
Nói về kế hoạch triển khai, Đại tá Nguyễn Viết Thắng cho hay, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã quán triệt hết các văn bản của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, UBND TP, Tổng cục Hậu cần...
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cũng đã thành lập ban chỉ đạo do Phó Tư lệnh làm trưởng ban với 13 thành viên và xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, kế hoạch tiếp nhận 950 công dân từ Trung Quốc và các khu vực có dịch về Việt Nam.
Đồng thời tổ chức 3 đoàn kiểm tra, giám sát để chọn địa điểm, tiếp nhận và cách ly theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
950 người là người Việt Nam đang sống, lao động, học tập công tác ở vùng có dịch virus corona quay trở về.
Đại tá Nguyễn Viết Thắng cho biết đã đảm bảo các điều kiện để tiếp nhận cách ly 950 người từ vùng dịch về. Họ sẽ được cách ly ở 2 địa điểm tại Sơn Tây và Xuân Mai.
Hương Quỳnh
Theo Vietnamnet
Thời virus corona, dừng đàm phán xuất khẩu chính ngạch sầu riêng Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, bệnh viêm phổi cấp do biến chủng virus corona đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, việc đàm phán ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, khoai lang, thạch đen, yến cũng phải tạm dừng. Tại Hội nghị thúc đẩy thương...